‘Đại gia’ chi 20,5 tỷ mua gỗ cây sưa ở Hà Nội: “Gỗ bị bắt giữ, tiền thì phong tỏa”
Theo ông Thái, số gỗ của cây sưa từng được trả 100 tỷ mà ông mua năm 2010 là hợp pháp nhưng khi vừa ra khỏi địa phận xã Hòa Chính đã bị Công an huyện Chương Mỹ bắt giữ.
7 năm chưa lấy lại được tiền
Ngày 16/10/2010, đại diện nhân dân thôn Phụ Chính (Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội) đã ký hợp đồng bán 2,506m3 gỗ của cây sưa từng được rao bán 100 tỷ đồng cho ông Dương Văn Thái làm nghề sản xuất đồ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, Bắc Ninh với giá 20,55 tỷ đồng.
Đến ngày 25/10/2010, khi ông Thái thuê xe chở số gỗ sưa trên về Bắc Ninh thì bị công an huyện Chương Mỹ kiểm tra, tạm giữ. Đến nay, số tiền 20,55 tỷ đồng của ông Thái mua gỗ trả cho người dân vẫn đang bị phong tỏa.
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Văn Thái cho hay, việc mua bán gỗ sưa ở thôn Phụ Chính được thông báo rộng rãi trên loa phát thanh của xã và một số người bạn làm gỗ khi đó đã thông báo cho ông biết để đến mua.
Ông Thái cũng cho hay, khối lượng gỗ sưa được mua chính thức của cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính là 2,506m3 tương đương với 1,2 tấn gỗ tươi có giá 20,55 tỷ đồng.
Ngay sau khi ký hợp đồng mua bán với đại diện người dân, ông đã đặt cọc trước 1 tỷ đồng, số tiền còn lại được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng.
Ông khẳng định, số gỗ được mua năm 2010 là hoàn toàn hợp pháp, có đầy đủ các loại hợp đồng, giấy tờ mua bán với người dân, xác nhận của chính quyền địa phương nhưng khi vừa ra khỏi địa phận xã Hòa Chính thì đã bị Công an huyện Chương Mỹ bắt giữ.
Suốt 7 năm qua, gia đình nhiều lần làm đơn gửi các cơ quan chức năng để đòi lại số gỗ trên, sau đó là để nghị trả lại số tiền mua gỗ nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
“Tôi không mua gỗ chui, việc mua bán có biên bản, hợp đồng hợp pháp nhưng 7 năm qua, gỗ bị bắt giữ thì đã được bán đấu giá xong còn số tiền tôi vay mượn để mua gỗ vẫn bị phong tỏa, không lấy được.
Tôi mong các cơ quan chức năng sớm giải quyết để lấy lại được tiền hợp pháp đó”.
Ông Thái cho biết thêm, để mua được 2,506m3 gỗ sưa, ông đã phải vay mượn và huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả nguồn từ bạn bè là một người Trung Quốc có tên Cheng Feng Wei.
Video đang HOT
Theo đó, ông Cheng Feng Wei cho ông Thái vay số tiền 19,55 tỷ đồng để mua gỗ và số tiền này, vào ngày 21/10/2010, đã được chuyển cho đại diện người dân thôn Phụ Chính tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) – Chi nhánh Hà Tây.
Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội sau đó xác định, việc vay này là hợp pháp và số tiền của ông Cheng Feng Wei minh bạch, không có vấn đề gì.
Chia sẻ thêm, ông Thái cho rằng, thời điểm đó, ông mua số gỗ sưa về với mục đích để chế tác sản xuất, sau đó lại xuất đi chứ không phải buôn lậu gỗ.
“Mong muốn lớn nhất của gia đình là sớm giải quyết xong vụ việc và lấy lại được số tiền đã bỏ ra mua gỗ sưa đó”, ông Thái bày tỏ.
Cây sưa ở làng Phụ Chính đang “chết dần, chết mòn”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Văn Xuyện, Phó thôn Phụ Chính cũng xác nhận, việc số tiền mua gỗ sưa của ông Thái đang bị phong tỏa.
Và dù huyện đã bán đấu giá xong 2,506m3 gỗ sưa bị bắt trên từ năm 2015 thu về hơn 31 tỷ, hiện đang để ở ngân sách xã nhưng do còn có nhiều vấn đề khúc mắc xung quanh nên sau 7 năm ông Thái vẫn chưa lấy được tiền.
“Gia đình ông Thái cũng đã nhiều lần về đây làm việc và người dân cũng muốn giải quyết xong vấn đề đó, đồng thời, muốn trả lại số tiền gốc mà họ đã bỏ ra mua sưa nhưng cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa có hướng xử lý thấu đáo nên vẫn tắc lại.
Vừa rồi, phía Phòng Thanh tra Pháp luật của cục Cảnh sát Hình sự (C45 – Bộ Công an) đã về thu thập thông tin và làm việc nên chúng tôi cũng mong sẽ sớm giải quyết xong”, ông Xuyện bày tỏ.
Những khúc mắc chưa được tháo gỡ
Trước đó, ông Nguyễn Văn Chính, Chủ tịch UBND xã Hòa Chính (Chương Mỹ) thừa nhận, việc xử lý cây sưa từng được trả giá 100 tỷ ở làng Phụ Chính đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
Ông Chính cho biết, năm 2010, địa phương đã bán một nhánh của cây sưa với giá 20,5 tỷ đồng cho ông Thái ở Bắc Ninh, nhưng sau đó, số gỗ sưa này đã bị Công an huyện Chương Mỹ thu giữ.
Việc này đã nảy sinh nhiều khúc mắc giữa chính quyền địa phương với người dân, giữa người dân với người mua. Cho đến nay những khúc mắc này vẫn chưa được tháo gỡ.
Về việc, cây sưa đang “chết dần, chết mòn” nhưng chưa thể bán, ông Chính cho rằng:
“Không phải chính quyền xã không quan tâm mà do một số cụ cao niên trong làng cho rằng nếu bán thì họ phải được quản lý tiền nhưng theo quy định thì số tiền này phải được chuyển vào ngân sách.
Chúng tôi đã giải thích, số tiền này khi chuyển vào ngân sách sẽ chi trả cho cộng đồng dân cư thôn nhưng nhiều người vẫn không đồng tình. Vì thế, cây sưa vẫn chưa được bán và đang chết dần”.
(Theo Soha News)
Vụ đấu giá cây sưa 200 tuổi: Chia 24,5 tỷ đồng thế nào?
Chủ tịch UBND xã Hà Mãn (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) cho biết, đơn vị đã thống nhất sẽ chia cho mỗi khẩu 10 triệu đồng, con gái đi lấy chồng xa 5 triệu đồng.
Liên quan đến kế hoạch chi tiêu số tiền từ việc bán cây sưa 200 tuổi ở đình làng Đông Cốc (xã Hà Mãn, Thuận Thành, Bắc Ninh), ông Nguyễn Văn Hiến, Chủ tịch xã cho biết, tổng số tiền đấu giá cây sưa 200 tuổi là 24,5 tỷ đồng. Sau đó, ông Nguyễn Văn Hùy (người trúng đấu giá) đã hỗ trợ thêm 1,5 tỷ đồng cho nhân dân sản xuất.
Cây sưa 200 tuổi được chặt hạ ở làng Đông Cốc (xã Hà Mãn, Thuận Thành, Bắc Ninh)
Trước đó, ông Hùy đã chuyển toàn bộ số tiền 24,5 tỷ đồng cho công ty đấu giá (công ty CP Đấu giá Việt Nam - PV) sau khi đấu giá thành công cây sưa 200 tuổi.
Đồng thời, trước Tết Nguyên Đán 2017, bên công ty đấu giá có chuyển 15,5 tỷ đồng về cho xã Hà Mãn và thêm 500 triệu đồng sau Tết Nguyên đán. Như vậy, Công ty đấu giá đã chuyển cho xã Hà Mãn tổng số tiền là 16 tỷ đồng. Số tiền này được đưa cho nhân dân giữ và sẽ chia cho từng khẩu trong thôn Đông Cốc.
Ông Hiến cho biết thêm, trước Tết Nguyên đán, nhân dân trong xã đã bầu lên ban cộng đồng dân cư để thực hiện việc chia tiền. Theo đó, tiền được chia cho từng nhân khẩu trong thôn Đông Cốc, mỗi nhân khẩu là 10 triệu đồng. Ngoài ra, những người con của quê hương như con gái trong thôn đã đi lấy chồng hay người chuyển đi thì được số tiền là 5 triệu đồng.
Đơn vị chặt cây sưa phải dùng cẩu cẩu gỗ qua cổng đình
"Theo ban cộng đồng, có tổng 1500 khẩu được 10 triệu/khẩu, những người con gái đi lấy chồng hay người chuyển đi thì được số tiền là 5 triệu/người. Như vậy, tổng số tiền cũng xấp xỉ 17 tỷ đồng", ông Hiến nói.
Vị Chủ tịch UBND xã Hà Mãn, số tiền 8,5 tỷ còn lại sẽ được dùng để tu bổ đình chùa, khu di tích và các công trình phúc lợi trong thôn.
Ông Hùy, người trúng giá đấu thầu cây sưa cho hay, chất lượng gỗ như ông nhận định ban đầu, không bị thối, hà
Tiền bán sưa sẽ được chia cho mỗi khẩu 10 triệu, con gái đi lấy chồng xa được 5 triệu
"Hiện, Công ty này vẫn giữ tiền và yêu cầu sau khi khai thác sưa trả người đấu giá xong, họ sẽ trả hết tiền trong vòng 5 ngày. Tuy nhiên, do người dân đề nghị chuyển tiền xong mới cho khai thác nên ông Hùy đã ứng trước số tiền này. Hiện tại số tiền này được gửi ngân hàng, do ban Cộng đồng dân cư đứng tên", ông Hiến nói.
Theo ông Hiến, sau khi số tiền được trả lại cho người dân thì việc khai thác sưa đã rất thuận lợi. Xã không cầm tiền mà chỉ giám sát, quản lý việc chia tiền để tránh khiếu kiện
Trước đó, ông Nguyễn Văn Hùy - người trúng đấu giá (Từ Sơn, Bắc Ninh) cho biết, ngoài số tiền đã đấu giá là 24,5 tỷ đồng thì ông hỗ trợ nhân dân thêm 1,5 tỷ đồng, nâng tổng giá trị cây sưa lên 26 tỷ đồng.
Ông Hùy cho biết thêm, qua khai thác thì nhận thấy chất lượng gỗ của cây sưa 200 tuổi không có vấn đề gì, không thối, hà. Trước mắt, ông sẽ đưa cây sưa về kho, xưởng sau đó tùy thuộc vào khách đặt hàng ông sẽ làm theo nhu cầu của khách.
Theo Công Phương (Vietnammoi/PL.XH)
Cây sưa đỏ hơn 100 tỷ đồng đang chết dần Vài năm trước, cây sưa đỏ có hai nhánh lớn ở thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính (Hà Nội) được định giá khoảng hơn 100 tỷ đồng, nay một bên thân cây đã chết dần, ảnh hưởng đến nhánh còn lại. Cây sưa đỏ được trồng trong khuôn viên chùa Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cao khoảng 8...