“Đại gia chân đất” và công cuộc xây dựng điểm sáng vùng biên
Chương trình phối hợp giữa Hội ND và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh hơn 20 năm qua đã góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an ninh, quốc phòng tại các điểm sáng vùng biên.
Chương trình phối hợp “Xây dựng điểm sáng kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác Hội ở các xã biên giới, hải đảo” được Hội ND và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh phối hợp thực hiện từ năm 1996.
Đảm bảo an ninh biên giới
Quân y BĐBP tỉnh Quảng Ninh khám chữa bệnh miễn phí cho bà con vùng biên giới xã Bắc Sơn, Móng Cái. Ảnh: N.Q
Trong hơn 20 năm qua, cán bộ, hội viên, ND tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp cho lực lượng biên phòng và cơ quan chức năng 7.531 tin, trong đó có 2.340 nguồn tin quan trọng giúp lực lượng chức năng phá được nhiều vụ án lớn…
Ở bản biên giới Pắc Pộc, xã Hoành Mô (Bình Liêu) không ai không biết “đại gia chân đất” Trần A Choóng. Chỉ với 4ha rừng hồi, quế, kết hợp chăn nuôi, mỗi năm mang về cho người đàn ông dân tộc Tày này tổng doanh thu hơn 600 triệu đồng. Trần A Choóng còn là hội viên nông dân tích cực tham gia lực lượng tuần tra bảo vệ biên giới, thường xuyên phối hợp BĐBP cửa khẩu Hoành Mô (Bình Liêu) bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự xóm…
Trần A Choóng là 1 trong số trên 100.000 lượt hội viên hưởng ứng tham gia tự quản đường biên, mốc giới do Hội ND và BĐBP tỉnh Quảng Ninh phối hợp vận động.
Thượng tá Lê Xuân Men – Phó Chủ nhiệm Chính trị – Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Những năm qua, Chương trình phối hợp giữa Hội ND và BĐBP tỉnh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh”.
Video đang HOT
Thượng tá Lê Xuân Men cung cấp, trong 20 năm thực hiện chương trình phối hợp, hội viên, nông dân, ngư dân đã cung cấp cho các đồn biên phòng hơn 1.000 tin quan trọng phục vụ cho công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; giúp Bộ đội Biên phòng phát hiện, xua đuổi 1.000 lượt tàu nước ngoài vi phạm chủ quyền.
Bộ đội giúp nông dân làm giàu
Anh Nguyễn Văn Cảnh (quê Hải Dương) ra Móng Cái lập nghiệp từ năm 2000. Ban đầu, anh Cảnh làm cửu vạn, xe ôm nhưng cuộc sống vẫn hết sức khó khăn. Đầu năm 2001, biết Lâm trường 42 (Quân khu 3) triển khai dự án di dân ra biên giới, anh Cảnh và vợ làm đơn tình nguyện ra vùng núi Bắc Sơn lập nghiệp. Giờ đây, vợ chồng Cảnh đã sở hữu 10ha rừng trồng tre măng Bát Độ, kết hợp làm trang trại nuôi lợn rừng và lợn Móng Cái. Riêng trang trại lợn, mỗi năm anh Cảnh thu về khoảng 400 triệu đồng…
“Có được sự thành công như hôm nay, gia đình tôi không bao giờ quên được sự động viên, khích lệ của Đồn Biên phòng Bắc Sơn trong những năm đầu lập nghiệp. Hội ND và BĐBP còn giúp nguồn vốn vay ưu đãi từ nhiều kênh, trong đó có Quỹ HTND…” – anh Cảnh thổ lộ.
Tại huyện Hải Hà, Hội ND và BĐBP đã tín chấp vốn vay các ngân hàng và trực tiếp hỗ trợ trên 1.000 hộ ND ở 2 xã biên giới và 8 xã ven biển, với số tiền trên 21 tỷ đồng. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả đã ra đời như trồng rừng kết hợp chăn nuôi lợn thịt; trồng rừng và chế biến chè; hỗ trợ 349 con bò giống cho 349 hộ nghèo ở 2 xã Quảng Sơn, Quảng Đức…
Ông Vũ Thành Long – Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: “Sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội ND và BĐBP trong hơn 20 năm qua đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội và giảm nghèo khu vực biên giới, hải đảo; khơi dậy và duy trì tốt tình cảm và trách nhiệm của mỗi cán bộ, hội viên nông dân các dân tộc trong tham gia xây dựng nông thôn mới và bảo vệ biên giới của Tổ quốc…”.
Theo Danviet
Quay tàu lại cứu 14 người chìm giữa biển trong đêm tối
Chiều 9-2, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang đã tổ chức cuộc họp ngắn để thông tin diễn biến vụ tai nạn chìm canô chở 14 người trên vùng biển quần đảo Nam Du.
Bà Tô Ánh Hoa được một sĩ quan biên phòng tỉnh Kiên Giang dìu lên bờ đưa vào cấp cứu - Ảnh: K.Nam
Theo đó, nhóm du khách 11 người cùng 1 "hướng dẫn viên" đón tàu từ TP Rạch Giá ra tham quan đảo Hòn Ngang thuộc xã Nam Du (huyện đảo Kiên Hải).
Thời gian đoàn lưu lại đảo dự kiến ban đầu là 2 ngày 1 đêm. Nhưng đến chiều 8-2, một thành viên trong đoàn là bà Tô Thúy Hoa (55 tuổi) va quẹt với xe chở nước của dân địa phương, bị gãy giập đốt ngón tay.
Bác sĩ địa phương khuyên nên vào Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang càng sớm càng tốt để tránh bị hoại tử. Nghe vậy, người hướng dẫn nhóm du khách vội tìm thuê canô để vào bờ.
Khoảng 18h30 ngày 8-2, chiếc canô không số của ông Lê Hoàng Điệp (ngụ P.An Hòa, Rạch Giá) rời bến chở nhóm du khách về đất liền với giá 8 triệu đồng.
Lúc này trên canô có 14 người gồm: nhóm du khách 11 người và 1 hướng dẫn viên, 1 chủ canô và 1 người lái canô tên Cao Xuân Bảo (ngụ Châu Thành, Kiên Giang).
Đồn biên phòng Nam Du xác minh ban đầu cho thấy canô có công suất 115 CV, sức chở tối đa chỉ khoảng 6 người, được đưa từ Rạch Giá ra đảo Nam Du hoạt động từ mùng 4 Tết Đinh Dậu và chưa làm thủ tục đăng ký theo quy định.
Còn chủ tàu cá vớt 14 người bị chìm là ông Huỳnh Văn Lâm (ngụ ấp Hòn Mấu, xã Nam Du). Ông Lâm kể: khoảng 20h20 ngày 8-2, trên đường đưa tàu vào bờ, lúc còn cách đảo Lại Sơn khoảng 17km, ông phát hiện có ánh sáng lờ mờ sát mặt biển nhưng không nghĩ là tai nạn, vẫn cho tàu chạy vào bờ.
Khi tàu chỉ còn vài chục mét là tới bờ, ông Lâm vẫn băn khoăn về ánh sáng lờ mờ sát mặt biển, khác hẳn với ánh sáng của đèn câu thường thấy trên biển.
Linh tính có chuyện chẳng lành, ông quyết định cho tàu quay trở lại chỗ phát ra nguồn sáng, nhờ đó phát hiện 14 người đang cố bám vào 1 chiếc canô bằng composite bị lật úp.
Trong số 14 người này có 2 người đàn ông không mặc áo phao. "Lúc được vớt lên, hầu hết họ đều đuối sức, mấy người phụ nữ gào khóc, quỳ sụp xuống vái lạy 4 phương cảm ơn Trời, Phật cho mình sống sót. Tui nhìn thấy chiếc canô nhỏ xíu đi biển ban đêm mà nổi da gà" - ông Lâm nói.
Ông cũng tìm cách kéo chiếc canô bị nạn vào bờ, nhưng cột dây vào mấy chỗ để kéo thì phần nhựa đều bị vỡ bong ra, có thể do vỏ tàu quá cũ.
Sau khi nhận tin báo từ ông Lâm, đồn biên phòng Nam Du đã đưa phương tiện đón toàn bộ số khách trên canô về đảo Hòn Lớn thuộc xã đảo An Sơn vào lúc 1h30 sáng 9-2.
Đến 13h15 cùng ngày, nhóm khách được đưa về đất liền an toàn bằng tàu khách cao tốc.
Sẽ khen thưởng thuyền trưởng tàu cá cứu người
Đại tá Đặng Văn Thống, chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang, cho biết hành động quay tàu cứu người gặp nạn giữa biển của thuyền trưởng tàu đánh lưới ghẹ là rất đáng biểu dương.
Hiện Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã chỉ đạo đồn biên phòng Nam Du đề xuất để kịp thời khen thưởng cho thuyền trưởng tàu cá.
Theo Tuổi Trẻ
Trục xuất tàu nước ngoài chở xăng lậu ra khỏi vùng biển Việt Nam Sau một thời gian bị tạm giữ để điều tra, tàu vận tải Danai 8 (quốc tịch Thái Lan) cùng 14 thuyền viên trên tàu vừa bị trục xuất khỏi vùng biển Việt Nam. Theo đó, ngày 12/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành những thủ tục cần thiết và tiến hành trục xuất tàu vận...