Đại gia bùng nghìn tỷ: Nhiều bị cáo khóc nức nở trước tòa
Nghe bị cáo Vũ Văn Quang tỏ ra ăn năn và xin HĐXX tuyên án nhẹ, nguyên Giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt ( sở giao dịch Hậu Giang) đã bật khóc.
Trong phần tranh luận tại phiên xử vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam, hai luật sư Trần Vĩnh Khang và Nguyễn Khánh Trang (Đoàn Luật sư tỉnh Sóc Trăng) đã nêu ra những chứng cứ bác lại cáo buộc của cơ quan công tố đối với bị cáo Lâm Minh Mẫn (nguyên Kế toán trưởng) và Trịnh Thị Hồng Phượng (Phó giám đốc Công ty Phương Nam). Trước đó, trong phần luận tội, đại diện VKSND đề nghị tuyên 2 bị cáo này mỗi người từ 15 đến 17 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cơ quan công tố, Mẫn và Phượng là đồng phạm giúp sức cho cha con ông Lâm Ngọc Khuân (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Phương Nam) và Lâm Ngọc Hân. Hai cha con này được cho là bỏ trốn, lừa đảo chiếm đoạt của 5 ngân hàng gần 785 tỷ đồng.
Theo báo VietNamNet, luật sư Khang lập luận, Mẫn không phải là đồng phạm giúp sức cho ông Khuân vì không có sự câu kết chặt chẽ. Qua xét hỏi công khai thấy rằng, nguyên kế toán trưởng đã không bàn bạc với Khuân và Hân về việc lập báo cáo tài chính, hàng tồn kho, dùng một tài sản để thế chấp cho nhiều ngân hàng.
“Tất cả những việc đó đều do ông Khuân, bà Hân quyết định, bị cáo Mẫn là người bị ép buộc. Đối với số tiền trên 784 tỷ đồng, tôi cho rằng đây chỉ là nợ phải trả của Phương Nam, 5 ngân hàng chưa thu hồi được nợ chứ không phải là số tiền chiếm đoạt”, luật sư Khang nêu quan điểm.
Luật sư Nguyễn Khánh Trang đề nghị đổi tội danh cho bị cáo Phượng.
Luật sư Nguyễn Khánh Trang cho rằng, VKS truy tố bị cáo Phượng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chưa đủ căn cứ. Cụ thể, bị cáo Phượng là người làm công ăn lương, không có sự thỏa thuận trước với ông Khuân để đưa hàng hóa tồn kho đem thế chấp cho ngân hàng.
Tuy bị cáo Phượng ký 2 báo cáo tài chính năm 2009, nhưng thực tế chỉ ký một bản gửi cho Ngân hàng Nông nghiệp (Sóc Trăng) và 1 bản cho Ngân hàng An Bình (Bạc Liêu). Bị cáo Phượng không có ý thức gian dối để thực hiện hành vi lừa đảo, việc ký 2 bản báo cáo tài chính là do ủy quyền của GĐ Lâm Ngọc Hân (con ông Khuân – PV).
“Số tiền bị cáo Phượng ký vay là dùng để trả chi phí doanh nghiệp, công nhân, lãi ngân hàng. Trước và sau khi ký bị cáo không có ý thức chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Bị cáo dùng tiền vay sử dụng đúng pháp luật, không gian dối, tư túi riêng. Tôi cho rằng, bị cáo trong vụ án này cũng bị lừa…” – Luật sư Trang nói
Luật sư Trang đề nghị HĐXX đổi tội danh cho bị cáo Phượng từ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sang tội “Vô ý gây thiệt hại tài sản cho người khác”.
Bị cáo Trịnh Thị Thị Hồng Phượng xin lỗi các bị hại liên quan trước tòa.
Cựu giám đốc ngân hàng bật khóc
Video đang HOT
Khi được HĐXX cho phép bổ sung phần bào chữa trước tòa, bị cáo Phượng đã không kìm được cảm xúc, khóc nức nở trước vành móng ngựa.
Phượng cũng nói rằng mình chỉ là người làm công ăn lương, không lấy tiền vay tư túi cá nhân. Lúc giám đốc đi công tác không có ở công ty, bị cáo được ủy quyền ký một số hồ sơ có liên quan đến ngân hàng. Bị cáo ký trong ủy quyền, không biết ký những văn bản đó đã gây thiệt hại cho các ngân hàng. Bị cáo không thỏa thuận, cấu kết với ông Lâm Ngọc Khuân để lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Sai lầm của bị cáo chỉ là lỗi vô ý. Bị cáo Phượng cũng nói lời xin lỗi các bị hại cũng như các ngân hàng liên quan. Phượng cho rằng mình chỉ là nạn nhân của ông Khuân.
“Bị cáo nghĩ việc tận tâm, tận lực với công ty mà bị đề nghị xử mức án cao như vậy thì quá oan ức… Bị cáo xin HĐXX và ủy viên công tố xem xét sửa đổi tội danh” – bị cáo Phượng nói.
Theo báo Tri Thức trực tuyến, trong phiên tòa buổi chiều, sau khi nghe luật sư bào chữa cho mình, bị cáo Vũ Văn Quang (nguyên Phó trưởng Phòng Tín dụng Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng) đã xin HĐXX tuyên án nhẹ để bị cáo sớm trở về với gia đình. Bị cáo 37 tuổi này tỏ ra ăn năn hối cãi, thừa nhận sai sót khi thẩm định tài sản của Công ty Phương Nam thế chấp.
Khi nghe bị cáo Quang xin HĐXX tuyên án nhẹ, ông Sở (áo màu sậm) đã bật khóc.
Khi nghe Quang sụt sùi trước vành móng ngựa, ông Đỗ Hùng Sở (nguyên Giám đốc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – sở giao dịch Hậu Giang) đã bật khóc. Trước đó, ông Sở cũng từng rơi nước mắt khi khai với HĐXX về chuyện bị ông Khuân lừa đảo.
BTV (tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Xử vụ đại gia nợ 1.600 tỷ: Bị cáo quỳ lạy trước tòa!
Ngày 29/7, sau hai ngày tham gia bào chữa cho 27 bị cáo liên quan đến vụ đại gia Phương Nam nợ 1.600 tỷ rồi bỏ trốn, các luật sư đều có chung quan điểm, đề nghị HĐXX thay đổi tội danh cho các thân chủ.
Trước đó, VKS cáo buộc 25 cán bộ của 5 ngân hàng phạm tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", nhưng các luật sư (LS) đề nghị HĐXX, VKS đổi tội danh sang "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Riêng 2 cán bộ công ty Phương Nam bị quy kết phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", LS bào chữa cũng đề nghị đổi tội danh thành "Vô ý gây thiệt hại tài sản cho người khác".
Bị cáo Kim Hoàng Tân trình bày trước vành móng ngựa và cúi lạy trước phiên tòa - Ảnh: Quốc Huy
Một vấn đề được nhìn nhận, trong cáo trạng chưa đề cập đến số tiền lãi thu được của 5 ngân hàng để đối chiếu số vốn cho vay lời hay lỗ?
"Xin nhận của bị cáo một lạy"
Sáng 29/7, LS Nguyễn Văn Định bào chữa cho bị cáo Kim Hoàng Minh Tân (nguyên Trưởng phòng quản lý tín dụng ABbank Bạc Liêu) cho rằng: không thống nhất, không đồng tình về việc VKS truy tố bị cáo Tân vi phạm quy định cho vay...Không đồng tình với nội dung kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với các khoản vay của công ty Phương Nam, thẩm định cuối cùng thuộc về khối quản trị tín dụng Hội sở và thẩm quyền phê duyệt cuối cùng thuộc Hội đồng tín dụng.
Vậy nhưng, kết luận giám định cho rằng, ABbank Bạc Liêu cho công ty Phương Nam vay khi công tác thẩm định chưa tuân thủ quy định là không chính xác...
LS Định cũng đề nghị HĐXX xem xét tuyên bị cáo Tân không phạm tội "Vi phạm quy định trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng" như cáo trạng VKS nêu.
Được nói lời biện hộ trước tòa, bị cáo Kim Hoàng Minh Tân nói: "Bị cáo là người không vi phạm quy định trong hoạt động cho vay. Bị cáo xin đa tạ, cảm ơn HĐXX sẽ công tâm xét xử. Ngoài ra bị cáo cảm ơn các luật sư 2 ngày qua đã tận tâm bào chữa, xin nhận một lạy của bị cáo".
Vừa dứt lời, bị cáo Tân đang đứng trước vành móng ngựa, quay đầu lại, chùng người, cúi sấp đầu trước mặt lạy các luật sư và nhiều người tham dự phiên tòa.
Ông Ngô Ngọc Tuấn - GĐ chi nhánh Ngân hàng Vietcombank Sóc Trăng nêu quan điểm trước tòa
Riêng bị cáo Nguyễn Văn Sơn - nguyên GĐ ABbank Bạc Liêu đứng trước vành móng ngựa, xin phép tự bào chữa cho mình.
Ông Sơn cho rằng, bản thân không vụ lợi gì trong việc giải ngân cho khách hàng trong các hợp đồng cho vay. Mong HĐXX và ủy viên công tố xem xét lại quá trình vay vốn hạn chế của bị cáo để hiểu rõ bản chất. Mong xét, giảm, miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo cũng như các bị cáo khác.
Theo bị cáo Sơn, bản thân mình chỉ là nạn nhân của "cơn bão" khủng hoảng tài chính.
"Bị cáo là người con sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng. Ngay từ nhỏ đã được cha mẹ răn dạy: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Nếu có sai thì sửa sai, phải nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh" bị cáo Sơn nói
"Chưa đến mức xử hình sự..." (?)
Ông Ngô Ngọc Tuấn - GĐ Chi nhánh Ngân hàng Vietcombank (VCB) Sóc Trăng là người đến tham dự đầy đủ tại phiên tòa đã có lời phản biện.
Ông Tuấn cho rằng, số tiền hàng kho tôm đông lạnh đang tranh chấp ở 5 ngân hàng: LPB Hậu Giang, VDB Sóc Trăng, VCB Sóc Trăng, Sacombank Sóc Trăng và ABbank Bạc Liêu đã bán thanh lý còn trên 40 tỷ đồng. VCB đề nghị HĐXX giao lại cho VCB được nhận khoản tiền trên thu hồi nợ của công ty Phương Nam.
Đại diện VKS bác bỏ ý kiến luật sư đổi tội danh cho các bị cáo
Trong toàn bộ quá trình quan hệ tín dụng, Phương Nam vay vốn tại VCB với tư cách pháp nhân có giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, hợp đồng bảo đảm và các văn bản, thoả thuận liên quan khác đều được ký kết bởi đại diện có thẩm quyền của công ty Phương Nam với VCB.
Theo ông Tuấn, 3 cán bộ của VCB phải hầu tòa, sai phạm chủ yếu trong khâu kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn.
Vị này lập luận, Ngân hàng Nhà nước đã xác định các bị cáo có sai sót trong khâu kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn nhưng không phải là nguyên nhân gây mất vốn, mà chủ yếu do "sai phạm của công ty Phương Nam".
"Trong quá trình cấp tín dụng đối với công ty Phương Nam, các bị cáo không có yếu tố tư lợi. Khi phát sinh rủi ro tín dụng, các bị cáo đều tích cực tham gia thu hồi nợ. Công ty Phương Nam mang lại lợi nhuận cho VCB trong quá trình giao dịch khoảng 87 tỷ đồng, trong khi công ty Phương Nam đang nợ 77 tỷ đồng. Nghĩa là số tiền lợi nhuận cao hơn với số dư nợ của VCB" ông Tuấn khẳng định trước tòa.
Từ đó, đại diện VCB kiến nghị HĐXX xem xét và có phán quyết phù hợp với nhận định của Ngân hàng Nhà nước về các hành vi của các bị cáo trong quá trình cấp tín dụng cho công ty Phương Nam. Vi phạm của các bị cáo mới chỉ dừng ở mức sai sót trong tác nghiệp, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Viện kiểm sát bác bỏ ý kiến luật sư Chiều cùng ngày, đại diện VKS đã bác bỏ toàn bộ những ý kiến của luật sư bào chữa cho các bị cáo trước tòa, không đồng tình đổi tội danh cho 27 bị cáo. VKS giữ nguyên ý kiến mà cáo trạng đã truy tố.
Quốc Huy
Theo_VietNamNet
"Cháu ông chú ở Viettel" khóc nức nở tại tòa Hiếu phát tán nội dung khuyến mại thẻ điện thoại gấp 10 lần để chiếm đoạt số tiền hơn 150 triệu đồng, đồng thời truyền "bí kíp" cho người bạn gần nhà. Hết lớp 9, Phạm Quang Hiếu (ở quận Kiến An, Hải Phòng) bỏ học. Trong thời gian chờ gọi nhập ngũ, Hiếu sa vào con đường phạm pháp. Theo cáo buộc,...