Đại gia ăn bát phở 750.000 đồng nói gì?
Kể cũng kỳ khôi, một bát phở giá 750.000 đồng đã gây xôn xao dư luận, kẻ cho là nói xạo, người cho là một chiêu tiếp thị độc, có người còn khẳng định đây là sự cợt nhạo giới bình dân… tóm lại là rất nhiều ý kiến trái chiều!
Để rộng đường dư luận, xin đăng toàn văn bức thư của một vị đại gia về bát phở giá 750.000 đồng như một lời khẳng định hơn là trần tình.
Dưới đây là toàn văn bức thư: Giãi bày của đại gia ăn bát phở 750.000 đồng
Kính gửi các quý ông quý bà
Trước tiên tôi phải nói là tôi nghĩ tôi không có nghĩa vụ phải giải thích về việc tôi bỏ ra 750.000 đồng để ăn một bát phở. Nhưng kể từ khi báo chí viết bài về bát phở này, tôi thấy mọi người xung quanh mình bàn tán xôn xao. Có người trước đó biết tôi thi thoảng vẫn ăn sáng với phở bò Kobe nhưng họ không nói gì. Song từ khi biết giá của nó thì có vẻ ánh mắt họ nhìn tôi khác đi. Có lẽ họ nghĩ tôi giàu hơn mức họ tưởng.
Tôi toàn thấy những người không ăn phở bàn tán, bình luận và phân tích giá bát phở ở đầy đủ các góc độ: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, vv… nhưng tôi chưa thấy người ăn bát phở nói gì nên tôi có vài lời.
Thực ra, giá một bát phở 750.000 đồng thì có gì quá to tát đến mức gây bàn tán xôn xao đâu nhỉ? Món đồ hàng hiệu cơ mà! Có thể có nhiều động cơ trong việc chi tiêu này (như mọi người đã mổ xẻ: thích oai, thích thể hiện đẳng cấp, vv…) nhưng vấn đề nằm ở chỗ họ chi trả được bằng tiền của mình mà không phải băn khoăn gì nhiều.
Còn tiền ở đâu ra để ăn bát phở đó thì có nhất thiết phải là chuyện quan trọng không? Tôi thấy có nhiều người làm công chức Nhà nước đi ăn phở đó thật. Họ là lãnh đạo các cơ quan, công ty lớn, vv… Nhưng cũng không quá quan trọng việc một bát phở có giá bằng một tháng lương. Có nhiều người làm công chức, không làm lãnh đạo nhưng vẫn giàu cơ mà. Nếu gia đình họ giàu sẵn rồi thì sao?
Còn với các doanh nhân thì chuyện đó lại càng không quan trọng. Nhiều doanh nhân giàu có đã nếm trải những bát phở dưới 1 USD ở thời kỳ khó khăn và điều đó nhất thiết không phải rào cản để họ tiếp cận những dịch vụ đắt tiền khi họ trở nên giàu có. Việc này không nói lên được chuyện khi họ giàu sang là quên lúc nghèo hèn để vung tiền phung phí.
Việc ăn uống như thế này ngoài thỏa mãn nhu cầu ăn uống vật chất có thể thỏa mãn được cả tinh thần của người ăn. Khi tinh thần đã thoải mái thì có thể sẽ làm việc những việc to tát hơn nhiều. Biết đâu trong những khi ăn bát phở dưới 1 USD đó, họ nảy ra một ý tưởng gì để làm giàu như ngày nay.
Video đang HOT
Bát phở có giá 750.000 đồng
Cũng như vậy, biết đâu khi ăn một bát phở 750.000 đồng, họ lại có thể nghĩ ra hoặc tìm kiếm được một điều gì đó mới mẻ, độc đáo. Mọi thứ khác biệt (như bát phở có giá khủng thế này) đều có thể tạo nên ý tưởng.
Khi có tiền, người giàu có quyền sử dụng đồng tiền của mình, miễn sao là sử dụng một cách hợp lý. Tôi cũng nghe nhiều ý kiến nói rằng: sao những người ăn phở 750.000 đồng/bát không nghĩ đến những người nghèo và làm từ thiện. Họ cho rằng tiêu tiền như thế là vô lý, là không đúng chỗ đúng cách, v..v… Nhưng tôi không nghĩ vậy. Làm từ thiện để làm gì ngoài mục đích chung cuối cùng là để cộng đồng, xã hội tốt đẹp lên? Vậy thì ăn một bát phở đắt đỏ có làm cộng đồng, xã hội tốt đẹp lên không nhỉ?
Mỗi người sẽ có một câu trả lời cho câu hỏi này. Với cá nhân mình, tôi nghĩ việc ăn bát phở 750.000 đồngbằng tiền của mình không ảnh hưởng đến ai và có thể làm cho nhiều người khác giàu thêm lên (ví dụ chủ quán phở, người phục vụ, người nuôi bò, người nhập khẩu thịt bò, vv…
Có thể những người làm thuê này cũng chỉ có thu nhập trung bình). Tạo ra việc làm và làm nhiều người quanh mình giàu thêm có tốt không? Có ai đo được tác động của việc này so với việc làm từ thiện trực tiếp với người nghèo không?
Nói thế không có nghĩa làm từ thiện trực tiếp với người nghèo là không cần thiết và tạo điều kiện để gia tăng cách biệt giàu nghèo trong xã hội. Người kiếm ra tiền chân chính luôn tìm được cách chi tiêu để đồng tiền của mình phát huy hiệu quả tốt nhất. Người giàu thật sự (tôi không nói đến người tập làm giàu) luôn làm từ thiện dưới nhiều hình thức bởi trách nhiệm xã hội của người giàu lớn hơn, thậm chí họ còn liên kết với nhau để thực hiện việc này. Khi làm, họ có nhất thiết phải nói họ đã làm không?
Tôi không biết mình giàu đến đâu so với mọi người xung quanh nhưng thi thoảng tôi vẫn ăn phở 750.000 đồng, thậm chí ngày nghỉ đưa cả gia đình đi. Tôi không ăn thường xuyên không phải vì tôi chỉ đủ tiền cho vài lần ăn trước đó mà vì tôi có nhiều lựa chọn khác để thay đổi. Những lựa chọn này cũng đắt đỏ ngang họặc kém chút ít so với bát phở 750.000 đồng này. Những lựa chọn này khiến tôi cảm thấy thoải mái vì tiền của tôi đang được dùng để phục vụ tốt nhất cho tôi.
Xét cho cùng, có thể người ăn bát phở này là một người bình thường nhưng tò mò muốn thử cảm giác lạ. Đừng gán ghép cho bát phở và người ăn phở những gì không thuộc về nó. Việc phán xét một điều gì đó (theo hướng tiêu cực) chỉ qua việc ăn một bát phở có nên không? Tất nhiên việc đó là khó tránh khỏi vì giá bát phở này đúng là có thể “gây sốc” cho nhiều người.
Dù những người giàu ăn bát phở này không có nhiều thời gian để xem phản ứng của người xung quanh về việc ăn uống của họ nhưng cũng không nên làm thái quá để khiến người ăn bát phở cảm thấy mình đang làm việc có lỗi. Giàu chính đáng có phải cái tội đâu?
VGT(Theo Phụ nữ & Đời sống)
Thuê đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp
Muốn thể hiện đẳng cấp với bạn bè, nhiều thanh niên Hà Nội không ngần ngại bỏ ra vài ba trăm ngàn/ngày để được khoác trên mình những bộ cánh hàng hiệu sang trọng, hoặc là một chiếc xe tay ga đắt tiền như SH, Dylan hay xế xịn, ô tô tự lái.
Giới trẻ nghiện...
Nếu trước đây chỉ có những dịch vụ dành cho cưới hỏi, xe 4 bánh... mới được dùng để thuê mướn thì nay từ các món đồ nhỏ như quần áo, điện thoại đến xe ga, xế hộp tất tần tật đều có thể đem cho thuê. Chỉ có điều, những mặt hàng này đều không phải là đồ bình thường, nó là những thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Gucci, LV, Mochino, Lasscoti, Burberry, Chanel... mà chỉ có giới đại gia mới đủ tầm chưng diện.
Muốn thể hiện đẳng cấp với bạn bè, nhiều thanh niên Hà Nội không ngần ngại bỏ ra vài ba trăm ngàn/ngày để được khoác trên mình những bộ cánh hàng hiệu sang trọng
Nhưng giờ từ một cô sinh viên vừa ra trường, hay một nhân viên bình thường cũng có thể chọn cho mình một bộ cánh khiến họ xinh đẹp và sang trọng hơn. Chỉ phải bỏ ra 200.000/ngày là P, một nhân viên marketing, đã dễ dàng được khoác một chiếc áo của hãng thời trang Chanel nổi tiếng. Với mức lương như hiện tại thì có mơ cũng không bao giờ P dám sờ vào. P cho biết, mình là một tín đồ nghiền hàng hiệu nên nhiều khi cô phải đặt hàng và chờ đợi cả tháng mới thuê được chiếc áo mình ưng ý.
Còn chị L.A thì cho biết: "Khi diện chiếc áo trên người tôi thấy mình rất tự tin. Không phải bỏ ra tiền triệu mà vẫn được mọi người chú ý vì dáng vẻ bề ngoài, và những món phụ kiện độc đáo và đắt tiền thì ai lại không muốn", chị L.A hãnh diện nói.
Không chỉ có phái nữ mới bị mê hoặc bởi đồ hiệu, mà ngay cả nhiều quý ông cũng đang bị thu hút bởi dịch vụ này. Tại TP HCM, nhiều cậu quý tử choai choai đang chăm chú ngắm nghía những chú "dế" xịn trong một cửa hàng điện thoại trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3. Hàng loạt những mẫu mã, kiểu dáng đủ thương hiệu như Nokia, Sam sung hay Sony Ericsson... đều được bày trong tủ. Bạn chỉ cần bỏ ra từ 20.000 - 200.000 đồng/ngày là có thể sở hữu một chú "dế" Nokia 8800 sành điệu.
Tuy nhiên, đối với một số công tử thì dịch vụ này lại được cho là một thú chơi vui vui. Theo họ, nếu bỏ ra cả tiền triệu sắm một chiếc áo nhưng chỉ mặc một lần rồi bỏ đi thì cũng thật lãng phí, thế nên thuê đồ cũng là cách để họ tìm cảm giác lạ đồng thời cũng là để tiết kiệm chi phí cho mình.
Bên cạnh những mặt hàng như quần áo, giày dép... luôn được giới trẻ săn lùng thì những chiếc xe tay ga đắt tiền, hay ô tô sang trọng cũng thu hút được nhiều người đến thuê. Tùy thuộc vào từng loại xe mà chủ hàng hét giá. Với những xe tay ga như SH, Dylan, LX... thì giá cho thuê luôn dao động từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày.
Riêng với ô tô, nếu muốn có được chiếc xế ưng ý chơi Tết, ít nhất bạn cũng phải đặt trước từ vài tháng. Từ đầu tháng 12, mức giá cho thuê ô tô đều đã được tăng giá. So với năm ngoái, mức giá năm nay tăng khoảng từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày tùy vào từng loại xe.
Đối với các loại xe bốn chỗ bình dân như Matiz, Vios hay Innova... mức giá cho thuê dao động từ 400.000 - 900.000 đồng/ngày. Còn những ai muốn chọn được cho mình một chú xế hộp sang trọng như Camry, hay Mercedes,... thì mức giá thấp nhất cũng phải từ 1,5 triệu đến 2-3 triệu/ngày.
Nguy cơ mắc bệnh...
Bên cạnh những mặt hàng như quần áo, giày dép... luôn được giới trẻ săn lùng thì những chiếc xe tay ga đắt tiền, hay ô tô sang trọng cũng thu hút được nhiều người đến thuê
Càng gần Tết, nhu cầu thuê đồ hiệu càng cao. Tại các cửa hàng trên phố Nghĩa Tân, Chùa Bộc, hay một số cửa hàng trên đường Giải Phóng, từng nhóm thanh niên đang loay hoay lựa đồ. Để chọn được cho mình một món đồ đúng ý, các cô cậu tuổi teen không ngần ngại thay, thử, ngắm nghía nhiều lần.
Các thương hiệu thời trang nổi tiếng, hay những phụ kiện như đồng hồ, giày, túi... có giá từ 1.000 USD đến vài nghìn đô/chiếc luôn là lựa chọn hàng đầu của giới trẻ. Khách đến thuê không phải làm thủ tục rườm rà phức tạp, chỉ cần đặt cọc tiền, đưa chứng minh thư là ai cũng có thể chọn cho mình một món đồ ưng ý. Nhiều chủ hàng cho biết, khách đến với họ đa số là khách quen.
Trong buôn bán, tất nhiên cũng có nhiều may rủi nhưng cửa hàng nào cũng có những ký hiệu riêng để quản lý hàng của mình. Nếu trong trường hợp ai đó lỡ tay làm hỏng, hay có ý tráo, đổi thì nhẹ cũng bị bạt tai, nặng thì phải đền gấp đôi, gấp ba giá trị thực của sản phẩm mình thuê. Để làm được việc này, bắt buộc ông chủ phải là những người rất sành và có nghề trong việc làm ăn.
Đối với quần áo, chỉ cần cho thuê vài lần nếu thấy cũ, sờn hoặc bẩn thì ngay lập tức bị đem bán thanh lý. Một bà chủ trên đường Nguyễn Trãi tâm sự, giờ dân chơi họ sành điệu lắm, chỉ thấy vết bẩn nhỏ trên đồ là họ không thuê nữa. Thế nên nhiều khi không may làm hỏng hay bị bẩn thì thanh lý còn không thu đủ vốn, chị này cho biết.
Khách hàng nghiền đồ hiệu thì muôn vẻ, trẻ có, già có, nữ có mà nam cũng có, nhưng khách hàng ruột chủ yếu vẫn là những cô cậu tuổi teen vừa mới ra trường, hoặc mới đi làm.
Thuê đồ đã trở thành mốt, nhưng cũng lại là một nỗi lo. Việc ăn mặc chung chạ, nếu không cẩn thận đôi khi lại khiến các cô nàng lao đao vì những căn bệnh lây nhiễm. Theo các bác sỹ tại Trung tâm da liễu, một số loại nấm thường ký sinh trên quần áo rất lâu và khó có thể diệt được sạch. Chính vì vậy, nếu mặc quần áo không đảm bảo vệ sinh thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao.
Theo Vietnamnet
Những cô nàng "tự mắc bệnh" yếu đuối Không hẳn cứ tiểu thư, gia đình giàu có mới yếu đuối. Nhiều cô nàng cứ thích tỏ ra như vậy để thể hiện đẳng cấp, sự "quý phái", che đậy sự lười nhác và cũng để dựa dẫm vào người khác. Câu chuyện "giúp em với..." Chuyện một số cô cậu công tử, tiểu thư nhà giàu yếu ớt, bởi họ ít...