Đại diện thương mại Katherine Tai thừa nhận vấn đề lạm phát rất phức tạp
Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai ngày 6/6 tuyên bố vấn đề lạm phát hiện vô cùng nghiêm trọng và đang ảnh hưởng tới túi tiền của người Mỹ, đồng thời thừa nhận đây là vấn đề phức tạp với nhiều nguyên nhân.
Đồng tiền đô la Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với Hiệp hội Thương mại quốc tế Washington, bà Katherine Tai nhấn mạnh: “Nền kinh tế rộng lớn, có rất nhiều điểm áp lực và đòn bẩy. Nếu chúng ta phải đối mặt với một vấn đề như lạm phát và với tính chất hệ trọng mà vấn đề này đòi hỏi, thì cách chúng ta tiếp cận các công cụ để giảm thiểu và giải quyết lạm phát cũng cần thể hiện rằng đó là một vấn đề phức tạp hơn nhiều so với xoay quanh thuế quan ở biên giới”.
Bà Katherine Tai cũng đề cập tới một cuộc tranh luận trong nội bộ chính quyền của Tổng thống Joe Biden, vốn đang xem xét khả năng cắt giảm một số danh mục thuế thuộc “Mục 301″ của Mỹ đối với lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc theo quy định của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Donald Trump. Theo bà Katherine Tai, điều quan trọng là chính quyền của Tổng thống Biden “phải có phương pháp tiếp cận thấu đáo, chiến lược và thận trọng trong mối quan hệ tổng thể” với Trung Quốc, dù điều này là “không dễ dàng”.
Video đang HOT
Bà Katherine Tai đã mâu thuẫn với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen về tương lai của nội dung trong Danh mục thuế 301, trong đó bà Yellen lập luận rằng các khoản thuế đã làm tổn thương người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ và có thể cần tác động để dẫn đến việc giảm giá.
Theo bà Tai, trong 2 tuần tới, chính quyền của Tổng thống Biden sẽ bắt đầu xác định tầm nhìn cho một sáng kiến thương mại quan trọng khác với 13 quốc gia châu Á. Bà cũng nhấn mạnh rằng các cuộc thảo luận về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) cần phải “toàn diện, đặc biệt linh hoạt, dễ áp dụng và thực sự thiết thực”.
Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai bày tỏ hy vọng sẽ có một cuộc họp chính thức hơn của các nước tham gia vào mùa Hè này, trong đó bao gồm cả các cuộc họp cấp bộ trưởng thương mại, để thảo luận về các nội dung trọng tâm như quyền của người lao động, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, thương mại kỹ thuật số và sự bền vững của chuỗi cung ứng.
Mỹ cân nhắc dỡ bỏ thuế quan đối với một số mặt hàng Trung Quốc
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo ngày 5/6 cho biết Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu đội ngũ cố vấn xem xét lựa chọn việc dỡ bỏ một số thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc nhằm đối phó với tình hình lạm phát cao.
Người tiêu dùng mua hàng hoá trong siêu thị ở Glendale, California (Mỹ). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
"Chúng tôi đang xem xét. Trên thực tế, Tổng thống đã yêu cầu chúng tôi phân tích vấn đề này. Vì vậy chúng tôi đang trong quá trình làm việc và để ông ấy đưa quyết định", Bộ trưởng Gina trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN khi được hỏi liệu chính quyền của Tổng thống Biden có cân nhắc việc dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc nhằm giảm lạm phát hay không.
"Những sản phẩm như hàng gia dụng, xe đạp... có khả năng dỡ bỏ thuế quan đối với những sản phẩm này", Bộ trưởng Gina Raimondo nhấn mạnh thêm chính quyền quyết định duy trì thuế quan đối với các mặt hàng như thép và nhôm để bảo vệ người lao động Mỹ.
Trước đó, trong buổi họp báo ngày 10/5, Tổng thống Biden cho biết đang "xem xét cách thức tốt nhất" để giảm các mức thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc do người tiền nhiệm Donald Trump áp đặt.
Trong năm 2018-2019, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã áp đặt thuế đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, kéo theo cuộc chiến thương mại căng thẳng nhất giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên giới.
Các quan chức chính quyền Biden vẫn "giậm chân tại chỗ" trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc trong nhiều tháng về việc nới lỏng thuế quan và đến nay vẫn chưa công bố một bước đột phá nào. Việc dỡ bỏ các biện pháp này có thể sẽ mang lại rủi ro chính trị cho Nhà Trắng, vốn không muốn bị coi là yếu thế trước Trung Quốc.
Về phần mình, Trung Quốc cũng lập luận việc giảm thuế sẽ cắt giảm chi phí cho người tiêu dùng Mỹ.
Tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã tăng vọt kể từ đầu năm 2021 khi nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, thậm chí khiến các chuỗi cung bị đứt gãy và chính sự mất cân bằng cung cầu đã tạo áp lực khiến giá cả tăng cao, chưa kể các nguyên nhân khác.
Ngày 11/5, Bộ Lao động Mỹ công bố tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 4 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời là tháng thứ hai liên tục trong năm nay lạm phát vượt trên 8%. Như vậy, lạm phát ở Mỹ trong tháng 3 và tháng 4 năm nay đều tăng tới mức kỷ lục trong hơn 40 năm qua.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ra thông cáo báo chí nhận định tình hình lạm phát vẫn cao cho thấy sự mất cân bằng giữa cung và cầu liên quan tới đại dịch đồng thời giá năng lượng tăng cao đã tạo thêm nhiều áp lực về giá cả đối với nhiều loại mặt hàng.
Chính quyền Tổng thống J.Biden xem xét tác động của các biện pháp thuế quan Ngày 25/4, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét tác động về lạm phát của các biện pháp áp thuế dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki. Ảnh: AFP/TTXVN Bà Psaki cho...