Đại diện đặc biệt của Mỹ thề đáp trả Iran nếu dám đụng đến Mỹ
Mỹ thề sẽ đáp trả với lực lượng quân sự nếu Iran ‘tấn công lợi ích của Mỹ ở Trung Đông, Đại diện đặc biệt của Mỹ về Iran Brian Hook cho biết hôm thứ Năm.
Mỹ sẵn sàng áp đặt biện pháp trừng phạt chống lại cơ chế tài chính của châu Âu với Iran, Đại diện đặc biệt của Mỹ về Iran Brian Hook tuyên bố.
“Nếu cơ chế này hoạt động … chúng tôi hy vọng rằng ở đó sẽ có những giao dịch được (Mỹ) cho phép. Chúng tôi sẵn sàng áp dụng biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ hoạt động nào đang chịu lệnh cấm vận”, ông Hook nói trong cuộc họp báo.
Vài tuần trước, Mỹ triển khai một nhóm tấn công tàu sân bay và một đội đặc nhiệm ném bom đến Vịnh Ba Tư trong những gì mà Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Bolton mô tả là “thông điệp rõ ràng và không thể nhầm lẫn” với Iran.
Video đang HOT
Đại diện đặc biệt của Mỹ về Iran Brian Hook cho biết hôm thứ Năm rằng Washington sẽ trả đũa bằng lực lượng quân sự nếu Iran “tấn công” lợi ích của Mỹ ở Trung Đông.
“Nếu chúng tôi bị tấn công, chúng tôi sẽ đáp trả bằng lực lượng quân sự. Chúng tôi đã bố trí lại lực lượng của chúng tôi trong khu vực. Chúng tôi nghĩ rằng việc tái bố trí này có tác dụng răn đe đối với các tính toán sai lầm có thể có của chế độ Iran”, ông nói.
Hook cũng nói rằng Mỹ đang chờ kết quả điều tra về các vụ tấn công bị cáo buộc đối với bốn tàu, bao gồm hai tàu chở dầu của Saudi, ngoài khơi bờ biển UAE vào đầu tháng này, đã bị Washington và các đồng minh đổ lỗi cho Iran trước khi thảo luận về câu trả lời thỏa đáng.
Ngoài ra, ông bày tỏ nghi ngờ rằng Iran sẽ có thể xây dựng “cơ chế đáp trả” để đảm bảo rằng giao dịch được thực hiện từ phía họ. Mỹ cũng không thấy nhu cầu làm việc của các tập đoàn với cơ chế này, ông Hook nêu rõ.
Cơ chế tài chính (INSTEX) được thiết kế để giúp những công ty châu Âu làm ăn với Iran mà không sợ lệnh trừng phạt mới do Mỹ áp đặt sau khi rời khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran. Tuy nhiên, nhiều công ty, bao gồm cả công ty châu Âu, đang buộc phải ngừng làm việc với Iran vì sợ lệnh cấm vận của Mỹ.
Theo Danviet
Người khiến Triều Tiên, Iran phải dè chừng nhất không phải Trump
Nhưng nếu đúng như vậy thì khả năng xảy ra chiến tranh giữa Mỹ với Iran và Triều Tiên còn không thực tế bằng khả năng chính ông Bolton sẽ bị ông Trump sa thải. Ông Trump sẽ không chứa chấp cộng sự bất đồng quan điểm đến mức như thế ở xung quanh mình.
Kể từ sau cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Hà Nội hồi cuối tháng 2 vừa qua, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton bị nhìn nhận là một trong những người ở phía Mỹ với quan điểm thái độ rất cứng rắn đối với Triều Tiên tác động tới ông Trump đến mức làm cho cuộc thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên thứ hai trong lịch sử không được thành công.
Mới đây, ông Bolton công khai cho rằng việc Triều Tiên lại phóng tên lửa đã vi phạm những nghị quyết của HDBA LHQ về trừng phạt Triều Tiên. Cáo buộc này rất nặng nề cả về chính trị an ninh thế giới lẫn luật pháp quốc tế bởi nếu đúng như thế thì không chỉ có nghĩa ông Kim Jong-un không thực hiện đúng những gì đã trao đổi với ông Trump mà còn tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên chẳng khác gì bị đẩy lùi trở về điểm xuất phát ban đầu. Tuy nhiên, ông Trump đang ở thăm Nhật Bản lại thể hiện quan điểm thái độ khác. Ông Trump cho biết bản thân không nghĩ và không nhìn nhận như ông Bolton và vẫn tin tưởng là phía Triều Tiên thực hiện những gì đã cam kết.
Liên quan đến quan hệ của Mỹ với Iran cũng thấy có tình trạng là ông Bolton làm rất găng, ráo riết thúc đẩy chuẩn bị chiến tranh với Iran trong khi ông Trump luôn quả quyết là không có ý định tiến hành chiến tranh với Iran. Việc ông Trump quyết định đưa thêm 1500 lính Mỹ đến khu vực vùng Vịnh chắc chắn cũng là kết quả tác động của ông Bolton. Nhưng cũng ở Nhật Bản, ông Trump lại một lần nữa xác nhận với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là bản thân không có ý định phát động chiến tranh với Iran. Vậy là trong nội bộ Mỹ có sự khác biệt quan điểm rõ nét và công khai. Câu hỏi đặt ra ở đây là thực sự như thế hay phía Mỹ hiện đang cố tình tỏ ra như thế.
Không phải mãi tận bây giờ trên cương vị hiện tại trong bộ máy chính quyền Mỹ, ông Bolton mới thể hiện thái độ thù địch Iran và Triều Tiên cũng như theo đuổi đường lối cứng rắn với hai đối tác này cũng như luôn cho rằng chỉ sử dụng chiến tranh thì Mỹ mới khuất phục được họ. Trước đấy, trên cương vị nào ông Bolton cũng không dấu diếm quan điểm thái độ và chủ ý ấy. Quan điểm của ông Trump là không mặn mà với việc phát động chiến tranh ở bên ngoài nước Mỹ. Người này tôn thờ và tin tưởng sức mạnh quân sự của nước Mỹ nhưng không nhìn nhận việc phát động chiến tranh là cách thức hiệu quả nhất để bảo vệ và thực hiện lợi ích chiến lược của nước Mỹ. Trong suy xét của ông Trump, "Nước Mỹ trước hết" và phát động chiến tranh ở bên ngoài nước Mỹ không phù hợp với nhau.
Cho nên ở đây chỉ có thể là một trong hai khả năng sau.
Thứ nhất, giữa ông Trump và ông Bolton nói riêng và trong nội bộ chính quyền của ông Trump nói chung có sự bất đồng quan điểm thật sự về sử dụng chiến tranh để xử lý quan hệ hiện tại của Mỹ với Iran và Triều Tiên. Ông Bolton xem ra cho rằng hiện tại không chỉ có điều kiện thuận lợi mà còn là cơ hội cuối cùng để thoả ước là phát động chiến tranh với Iran và Triều Tiên. Với ông Trump thì người này có thể làm được việc ấy chứ còn với tổng thống khác của nước Mỹ sẽ không thể nữa.
Nếu như vậy thì ông Bolton phải vội bởi thời gian không còn nhiều cho việc thực hiện chủ ý này.Thứ hai là khả năng có sự phân vai nhất định giữa ông Trump và cộng sự. Như kẻ tung, người hứng. Ông Trump để cho cộng sự leo thang căng thẳng, làm găng và gia tăng áp lực đối với Iran và Triều Tiên trong khi bản thân mình lại ôn hoà và kiềm chế. Khả năng này đưa lại cho ông Trump cái lợi là thực thi được sách lược "gia tăng áp lực tối đa"đối với Iran và Triều Tiên trong khi vẫn giúp ông Trump giữ cầu đối thoại trực tiếp với Iran và Triều Tiên. Ông Trump và cộng sự tận lợi ở đây cảm nhận chung của thế giới bên ngoài là để ý đến biểu lộ thái độ của ông Trump là chính, nhưng cũng lại không thể không phòng ngừa khả năng ông Trump bất ngờ thay đổi quan điểm và chịu nghe theo những cộng sự như ông Bolton. Duy trì tình trạng hư hư thực thực này luôn có lợi nhiều nhất cho ông Trump, luôn giúp người này dễ bề tiến thoái.
Xem ra, khả năng này sát gần sự thật hơn cả. Nó phù hợp với tính cách và mô thức mưu tính của ông Trump. Hơn nữa, ông Bolton và những người khác đều đủ thực tế và tỉnh táo để ý thức được rằng muốn tại vị lâu hơn thì không nên đối lập quan điểm với ông Trump.
Theo Danviet
Nguy cơ chiến tranh Mỹ-Iran : Iraq bất ngờ xối nước lạnh vào Mỹ Iraq ủng hộ Iran, sẽ từ chối hành động đơn phương của Mỹ - Bộ trưởng Ngoại giao Iraq tuyên bố. Trước đó, Mỹ đã gửi ít nhất 7 tàu chiến, bao gồm cả tàu sân bay USS Abraham Lincoln, đến khu vực vùng Vịnh. Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Mohamed Ali Alhakim nói rằng Baghdad bác bỏ các biện pháp đơn phương...