Đại dịch và xung đột
Bảo trợ chính trị, quân sự, kinh tế thì có thể được đấy. Nhưng đảm bảo chống được dịch COVID-19 cho các đồng minh thì có lẽ cho đến nay, chưa một cường quốc thế giới nào dám khẳng định làm được.
Một binh sĩ thuộc lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn chụp ảnh trong một cuộc biểu tình ở tỉnh Idlib, Syria hôm 15-3, nhằm phản đối thỏa thuận tuần tra chung giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ – Ảnh: Reuters
khi đang phải cật lực đối phó với hiểm họa bệnh dịch COVID-19, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyib Erdogan về chiến sự ở Syria và Libya – đều liên quan trực tiếp đến chính quyền Ankara.
Hai nguyên thủ quốc gia đồng quan điểm cho rằng điều quan trọng hiện nay hơn bất cứ lúc nào hết, đối với các quốc gia đang có xung đột như tại Syria và Libya, là tôn trọng ngừng bắn và hành động tiến tới một giải pháp hòa bình.
Cho đến nay, chính quyền Syria mới chỉ công bố số người rất ít đã nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19. Nhưng công luận cảnh báo rằng chính quyền Damascus không kiểm soát được tình hình trong nước nói chung, nên không thể nắm bắt chính xác tình trạng lây nhiễm trong dân chúng. Đặc biệt tại tỉnh Idlib, nơi hiện có khoảng 1 triệu người lánh nạn đang tập trung ở khu vực giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, trong hoàn cảnh sống dưới mọi tiêu chuẩn tối thiểu.
Mặc dù đã có thỏa thuận ngưng bắn tại Idlib được ký kết giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan ngày 5-3, quân đội Syria vẫn luôn trong tình trạng quyết tâm thu hồi địa bàn cuối cùng này của lực lượng đối lập vũ trang. Thổ Nhĩ Kỳ, bên bảo trợ trực tiếp cho quân nổi dậy bị bao vây, đang phải gồng mình để bảo vệ lệnh ngưng bắn, nhằm tránh nguy cơ Idlib mất hoàn toàn vào tay quân chính phủ.
Còn ở Libya, chiến tranh ác liệt vẫn tiếp diễn giữa lực lượng của chính phủ chuyển tiếp được Liên Hiệp Quốc công nhận, đang cố thủ ở thủ đô Tripoli, với quân đội của tướng Khaleefa Hafta’r được sự trợ giúp và cảm thông từ một số quốc gia Ả Rập và châu Âu, kể cả Nga. Trong hoàn cảnh chiến sự hỗn mang như áp sát thủ đô như thế, chính phủ chuyển tiếp ở Tripoli chỉ chăm chăm tìm cách tồn tại, làm gì còn tâm trí nào mà nghĩ tới đại dịch!
Video đang HOT
Một lệnh ngưng bắn cũng đã được thỏa thuận tại Libya. Nhưng chiến sự chưa một ngày nào ngưng ở khu vực bao quanh thủ đô nước này. Bên chủ động không tôn trọng lệnh ngừng bắn có Nga là đồng minh. Bên đang bị tấn công lại được Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.
Thế là, ở cả Syria và Libya đều có xung khắc gián tiếp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Ở cả hai chiến trường này, Thổ Nhĩ Kỳ đều bảo vệ bên bị tấn công và đang phải đối phó với nguy cơ thua cuộc.
Tổng thống Erdogan, với vai trò bảo trợ chính cho cả hai lực lượng đang thất thế ở Syria và Libya, lại phải cầu cạnh đến vai trò của Mỹ, bám lấy nguy cơ bệnh dịch để kêu gọi “tôn trọng ngừng bắn” ở Syria và Libya. Thực chất của lời kêu gọi này nhắm đến Nga – bên bảo trợ cho cả hai thế lực đang nắm thế thượng phong trong xung đột ở hai quốc gia Ả Rập trên.
Erdogan phải cầu cạnh đến Trump trong hoàn cảnh này bởi chính Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang vật lộn khốn khổ với COVID-19. Nga cũng không giàu mạnh đến mức có thể bao cả cho thế lực mà họ đỡ đầu ở Syria và họ ủng hộ ở Libya để đảm bảo miễn nhiễm với đại dịch.
Bảo trợ chính trị, quân sự, kinh tế thì có thể được đấy. Nhưng đảm bảo chống được dịch COVID-19 cho các đồng minh thì có lẽ cho đến nay, chưa một cường quốc thế giới nào dám khẳng định làm được.
Bởi thế, cầu cạnh vào vai trò của Mỹ ở Syria và Libya, lấy cớ chống đại dịch, có lẽ không giúp gì cho Erdogan khi chủ đích là cứu vãn các đồng minh mà Thổ Nhĩ Kỳ đang bảo trợ ở hai quốc gia Ả Rập này.
Nhân tố quyết định để giảm thiểu thảm họa trước nguy cơ COVID-19 ở Syria và Libya, cũng như tại các quốc gia đang có xung đột quân sự khốc liệt khác, như Afghanistan, Yemen…, chính là các lực lượng tranh chấp nội tại ở những quốc gia ấy.
Tận dụng khi cả thế giới đang ngụp lặn trong đại dịch, các cường quốc cũng đang vật lộn tự cứu mình, để đẩy mạnh chiến tranh, mong giành phần thắng về mình là hành động tội ác kinh tởm, dù là từ phía nào.
NGUYỄN NGỌC HÙNG
Nội bộ khủng bố IS lục đục, âm thầm tìm người kế nhiệm mới?
Phản ứng hoài nghi của những phần tử ủng hộ Nhà nước Hồi giáo IS sau cái chết của thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi ngầm báo hiệu những xung đột về việc tìm kiếm người kế nhiệm trong nội bộ tổ chức này.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thủ lĩnh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã bị tiêu diệt trong một cuộc đột kích của quân đội Mỹ, trên kênh chính thức của Nhà nước Hồi giáo không xuất hiện một thông báo gì về cái chết hay lễ tang của Baghdadi.
Thủ lĩnh IS Baghdadi đã bị tiêu diệt. Ảnh: Sky News
Trang web Amaq thường được IS sử dụng để công bố thông tin vẫn tiếp tục đăng bài như bình thường. Từ 26/10, trang này đã đăng tải 30 bài viết nhận trách nhiệm về những vụ tấn công ở Syria, Ai Cập, Afghanistan và Iraq.
Bên cạnh đó, so với cái chết của các thủ lĩnh khác như Osama bin Laden của Al-Quaeda, trên mạng xã hội, ít người theo phe ủng hộ thánh chiến Jihad bàn luận về vụ việc hơn. Một số tài khoản lên tiếng hoài nghi và bác bỏ sự thật mà tổng thống Trump đưa ra. Một tài khoản liên quan tới IS còn cảnh báo những người ủng hộ tổ chức này không được tin những hình ảnh về cái chết của Baghdadi.
Những nhà phân tích cho rằng, động thái này của IS nhằm ổn định tình hình nội bộ và quyết định một người kế nhiệm mới trước khi xác nhận thông tin Baghdadi đã chết.
"Có thể là bây giờ bên trong tổ chức đang có những cuộc tranh cãi xoay quay những điều còn lại của vị trí lãnh đạo. Những thành viên chủ chốt đã thiệt mạng" - Hisham al-Hashimi, nhà nghiên cứu người Iraq về các vấn đề an ninh và chiến lược nói.
Nội bộ của IS có thể đang lục đục. Ảnh: The Wall Street Journal
Việc sử dụng "caliphate" (Vương quốc Hồi giáo) mà Baghdadi ban hành năm 2014 không còn hợp lý bởi họ đã mất quyền kiểm soát ở những vùng như Iraq, Syria và Libya. Chính vì vậy, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS muốn làm mới hình ảnh của mình.
Trái ngược với phản ứng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, những người ủng hộ tổ chức Al Qaeda nhanh chóng chấp nhận cái chết của Baghdadi. "Với một số người, cái chết của Baghdadi có thể là lí do để rời khỏi IS và quay về Al Qaeda" - Elisabeth Kendall, nghiên cứu sinh cấp cao về Ả Rập và Hồi giáo tại đại học Oxford chia sẻ.
Minh Hạnh (Theo Reuters)
Theo doisongphapluat
Nếu Iraq rơi vào hỗn loạn, Iran có thể nắm lấy cơ hội kiểm soát? Bạo lực trong các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Iraq vài ngày qua đã khiến 73 người chết, mở đường cho sự hỗn loạn quay trở lại. Người ta cũng thấy rằng, quân đội Iran đang tập trung ở khu vực biên giới và có người đặt câu hỏi, liệu có khả năng họ sẽ chiếm Thủ đô Baghdad? Các cuộc...