Đại dịch tàn khốc và những sự thật “cần biết” về Covid-19

Theo dõi VGT trên

SARS-CoV-2 vẫn tồn tại đâu đó, chưa thể đưa ra lời kết, giai đoạn vừa qua là hết sức cần thiết để rút ra các bài học và chuyển đổi sang giai đoạn “bình thường mới”, thích ứng an toàn với Covid-19.

Đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra hết sức phức tạp, tốc độ lan nhanh, số người bệnh cần nhập viện lớn và tỉ lệ tử vong cao. Trước tình hình khẩn cấp đó, Chính phủ và Bộ Y tế đã có những đối sách kịp thời và hiệu quả.

Cùng với các hướng dẫn thực hành phòng dịch chi tiết của Bộ Y tế như khuyến cáo “5K”, Chính phủ cũng đã triển khai các biện pháp xã hội một cách phù hợp và quyết liệt.

Tới thời điểm hiện tại, bên cạnh các giải pháp về xã hội, các giải pháp về y tế cũng đã được triển khai một cách đồng bộ và đầy đủ, đảm bảo để kiểm soát dịch bệnh.

SARS-CoV-2 vẫn tồn tại đâu đó, chưa thể đưa ra lời kết, nhưng việc nhìn nhận và đánh giá tình hình cũng như các thành tựu đã đạt được trong giai đoạn vừa qua là hết sức cần thiết để rút ra các bài học và từng bước chuyển đổi sang giai đoạn “bình thường mới”, thích ứng an toàn với Covid-19.

Virus và dịch bệnh

Trong lịch sử phát triển, loài người đã phải trải qua nhiều đợt dịch bệnh do vi khuẩn, virus và kí sinh trùng gây ra. Chúng đều có những điểm chung như: mầm bệnh không nhìn thấy được; có khả năng lây lan; con đường lây nhiễm tương tự; các triệu chứng bệnh giống nhau. Tuy nhiên các phương pháp điều trị các loại bệnh này lại khác nhau. Một số đại dịch, gây ra những vết hằn lớn trong tiến trình phát triển của nhân loại như:

Dịch hạch (483 – 565 TCN, 1347 – 1451, 1855 do khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis) kí sinh trên loài chuột); Đậu mùa (thế kỷ 15 – 17, do virus Variola); Dịch tả (nhiều lần trong lịch sử, do khuẩn tả (Vibrio cholera)); Cúm Tây Ban Nha (1918 – 1919, do virus cúm H1N1); Sởi (nhiều lần trong lịch sử, do virus Polynosa morbillorum); Cúm Nga (1889, do virus cúm A, H3N8 và H2N2); Cúm châu Á (1956, do virus H2N2); Đại dịch HIV/AIDS (1981, do virus HIV); Đại dịch Covid-19 (2019 – nay, do virus SARS-CoV-2).

Nhìn vào nguyên nhân gây bệnh, có thể thấy các dịch bệnh do virus gây ra ngày càng phổ biến. Đây là đối tượng cần được nghiên cứu và kiểm soát để bảo vệ con người trước những hiểm họa y tế trong tương lai.

Đại dịch tàn khốc và những sự thật cần biết về Covid-19 - Hình 1

HIV (human immunodeficiency virus – xanh lục – kích thước chỉ khoảng 120 nm).

Về thời điểm diễn ra các dịch bệnh, có thể lấy thời của nhà bác học vĩ đại, Louis Pasteur (1822 – 1895) làm dấu mốc. Trước giai đoạn đó, y sinh học chưa biết đến có thế giới vi sinh vật gây bệnh. Nhà khoa học tạo dấu ấn quan trọng trong giai đoạn này, phải kể đến Ignaz Semmelweis (1818 – 1865) .

Ông là một bác sĩ, làm việc tại phòng khám sản phụ khoa, bệnh viện đại học Vienna, Áo. Trong quá trình làm việc và nghiên cứu, ông đã phát hiện ra mối liên hệ giữa rửa tay và lây nhiễm bệnh tật trong các cơ sở y tế, được coi là quan điểm tương đối sớm nếu so với thời điểm có các phát kiến của Louis Pasteur nhiều thập niên sau đó.

Năm 1847, Semmelweis đã đề nghị rửa tay bằng clorua vôi trước mỗi lần tiếp xúc bệnh nhân và đặc biệt là sau khi rời khỏi phòng khám nghiệm tử thi trước khi vào các phòng sản phụ, nhờ đó giảm được tỉ lệ tử vong do lây nhiễm bệnh tật.

Tới nay ông đã được thừa nhận là cha đẻ của vệ sinh tay và cha đẻ mô hình chiến lược dịch tễ để định hướng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Và vệ sinh tay đã được thừa nhận là một biện pháp thiết yếu trong vệ sinh cá nhân, hàng năm thế giới có ngày rửa tay toàn cầu .

Đại dịch tàn khốc và những sự thật cần biết về Covid-19 - Hình 2

Biểu tượng của ngày rửa tay toàn cầu.

Tới thời của Louis Pasteur, thế giới vi sinh vật đã được phát hiện, các bệnh nhiễm khuẩn đã được kiểm soát tốt hơn nhờ nhiều thành tựu vĩ đại như phát minh ra vaccine, kháng huyết thanh, thuốc kháng sinh… Hàng triệu người đã được cứu sống, nhiều dịch bệnh đã được dập tắt kịp thời. Vaccine phòng bệnh hiện vẫn có giá trị cốt lõi trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Đại dịch tàn khốc và những sự thật cần biết về Covid-19 - Hình 3

Luis Pasteur nghiên cứu phát triển vaccine trong phòng thí nghiệm.

Coronavirus chủng mới và đại dịch Covid-19

Virus SARS-CoV-2 (Coronavirus chủng mới), là một loại RNA coronavirus, sợi đơn, cảm ứng dương, với nhiều biến chủng khác nhau, là nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19, đã và đang hoành hành rất dữ dội trên qui mô toàn cầu. Mặc dù mới được phát hiện từ cuối năm 2019, tính đến nay, sau khoảng 23 tháng tồn tại, đã có tới 244.385.444 người nhiễm bệnh với 4.961.489 trường hợp tử vong, 6.697.607.393 liều vaccine đã tiêm chủng (đến 18h40 giờ CEST, 27/10/2021 ).

Với qui mô, tốc độ và tỉ lệ tử vong lớn, cả nhân loại không khỏi bàng hoàng và lạ lẫm trước một đại dịch, diễn ra trong bối cảnh khoa học và công nghệ của nhân loại đang ở giai đoạn tỏa sáng.

Trên thực tế Coronavirus là một nhóm lớn, gồm hàng trăm loại virus thuộc phân họ Coronavirinae trong họ Coronaviridae, theo bộ Nidovirales. Mặc dù đã tồn tại trên trái đất hàng triệu năm, nhưng mới được khoa học phát hiện vào những năm 1930 (ở động vật) và 1960 (trên người ).

Các Coronavirus đã được biết là có khả năng gây bệnh ở các loài động vật có vú, bao gồm cả con người và chim. Ở người, nhóm virus này gây nhiễm trùng đường hô hấp, thường là nhẹ, nhưng trong một số trường hợp có thể gây tử vong. Hầu hết Coronavirus kí sinh trên các loài động vật như lợn, lạc đà, dơi và mèo. Đôi khi những virus đó truyền sang người và có thể gây bệnh. Tới nay, khoa học đã phát hiện bảy loại gây bệnh cho người, gồm:

Virus coronavirus 229E ở người (HCoV-229E); Virus coronavirus OC43 (HCoV-OC43); Virus coronavirus ở người NL63 (HCoV-NL63, coronavirus New Haven); Virus coronavirus ở người HKU1; Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (Severe Acute Respiratory Syndrome – SARS; do virus SARS-CoV; 11/2002 – 2004; chuỗi lây nhiễm: dơi – cầy hương – người); Hội chứng hô hấp Trung Đông do coronavirus (MERS-CoV, trước đây gọi là coronavirus mới 2012 và HCoV-EMC; 9/2012 – nay; chuỗi lây nhiễm: dơi – lạc đà -người); Virus SARS-CoV-2, còn được gọi Coronavirus chủng mới (12/2019 – nay; tháng 11/3/2020 WHO tuyên bố đại dịch toàn cầu; chuỗi lây nhiễm: dơi – tê tê (khả năng cao) – người).

Trong số 7 loại đó, có 3 loại có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí tử vong như: SARS-CoV; MERS-CoV và đặc biệt là SARS-CoV-2. Các phân tích tin sinh cho thấy SARS-CoV-2 có trình tự bộ gen chỉ giống 79,5% trình tự của SARS-CoV. Và như vậy, SARS-CoV-2 khác với SARS-CoV. Nó được coi là một loại Coronavirus mới lây nhiễm sang người.

Về mức độ tác động, trong khoảng 2 năm tồn tại, dịch SARS gây lây nhiễm cho khoảng hơn 8.000 người, khoảng 10% trong số họ đã chết. Dịch MERS, tính từ cuối năm 2012 đến tháng 12/ 2019, 2.468 trường hợp nhiễm được xác nhận, 851 trong số đó đã tử vong (tỉ lệ tử vong khoảng 34,5%). Với Covid-19, trong ba tháng đầu tiên sau khi xuất hiện, gần 1 triệu người đã bị nhiễm và 50.000 người thiệt mạng.

Trong sáu tháng, số ca mắc đã vượt quá 10 triệu và có hơn 500.000 ca tử vong. Một trong những vấn đề đáng lo ngại là ước tính có đến 40% những người bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể lan truyền virus cho người khác trước khi họ có triệu chứng hoặc chưa từng có triệu chứng bệnh.

Một điều đáng chú ý là cả 3 loại Coronavirus trên đều xuất hiện trong 20 năm đầu thế kỷ 21, vào cuối các năm 2002, 2012, 2019 và ngày càng thể hiện sự nguy hiểm hơn. Chuỗi lây nhiễm đều từ động vật hoang dã qua người. Điều này củng cố cho quan điểm sức khỏe con người có mối liên hệ mật thiết với tự nhiên, với sức khỏe của các loài động vật cùng chung sống. Và nó cũng cho thấy vai trò quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu phỏng sinh học ứng dụng trong Y dược.

Các biến thể mới của SARS-CoV-2 được phát hiện hàng tuần. “Hầu hết các biến thể đến rồi đi; một số vẫn tồn tại nhưng không trở nên phổ biến; một số gia tăng lây nhiễm trong một thời gian, và sau đó biến mất”.

Khi một thay đổi trong mô hình lây nhiễm lần đầu tiên xuất hiện, có thể rất khó để biết xu hướng thay đổi của virus như thế nào và nên thay đổi gì trong các phương thức bảo vệ con người. Đây thực sự là một cuộc chiến khó khăn! Tính đến tháng 10 năm 2021, Delta được coi là biến thể dễ lây lan và nguy hiểm nhất của SARS-CoV-2 cho đến nay.

Các thành tựu kiểm soát Covid-19

Trên thực tế, chỉ sau một thời gian ngắn khi phát hiện SARS-CoV-2 lần đầu, nhiều vaccine phòng bệnh và thuốc chữa bệnh đã được nghiên cứu phát triển thành công.

Đến nay, thế giới đã có hàng chục loại thuốc chủng ngừa, sản xuất bằng công nghệ khác nhau; nhiều thuốc điều trị đã được cấp phép; có các phác đồ điều trị hiệu quả được đưa vào thực tiễn lâm sàng. Có được tốc độ phát triển thuốc nhanh chưa có tiền lệ như thế, chính là do các nhà khoa học đã có sự chuẩn bị, có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu của các lần dịch bệnh viêm hô hấp cấp trước đây, cũng do Coronavirus gây ra, như: dịch SARS xuất hiện cuối năm 2002 (do SARS-CoV); dịch MERS năm 2012 (do MERS-CoV).

Video đang HOT

Các nỗ lực nghiên cứu từ hai đợt bùng phát đó, bao gồm cả về dịch tễ, phương pháp chẩn đoán, vaccine và thuốc điều trị, đã giúp cho các nhà khoa học kịp thời đánh giá nhanh mức độ nghiêm trọng và khả năng lây truyền của SARS-CoV-2 và phát triển các biện pháp kiểm soát.

Trên thực tế, trong vòng hai tuần sau khi phát hiện ra Covid-19, các nhà nghiên cứu đã xác định được cách thức virus xâm nhập vào tế bào. Và chỉ trong vòng hai tháng, các nhà khoa học đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 của thuốc điều trị và vaccine theo các công nghệ khác nhau.

Bằng sự nỗ lực theo cách tiếp cận “dịch bệnh là vấn đề của toàn cầu” đã lí giải cho khả năng ứng phó của thế giới với dịch bệnh Covid-19 rất nhanh và kịp thời trong thời gian qua với đầy đủ các biện pháp cần thiết. Tuy nhiên do đặc tính biến đổi nhanh và liên tục của virus, SARS-CoV-2 lần này thể hiện là một loại mầm bệnh vô cùng nguy hiểm, vẫn đang hoành hành và gây ra nhiều cái chết thương tâm.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế đã có đầy đủ các điều kiện để làm chủ tình hình, đã cấp phép khẩn cấp cho sử dụng cho 8 loại vaccine phòng Covid.

Với nguồn cung vaccine phong phú và các nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để tăng độ bao phủ sẽ là điều kiện để sớm mở cửa lại nền kinh tế.

Mặc dù còn nhiều ý kiến và cần nhiều thời gian hơn để có các số liệu phong phú, nhưng hầu hết các nhà khoa học đếu đánh giá cao vai trò của vaccine. Chúng có khả năng bảo vệ rất cao, nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm biến chủng Delta và các biến thể khác. Rất may là sau tiêm chủng, nếu mắc bệnh, tình trạng chuyển bệnh nặng phải nhập viện và tử vong do Covid-19 là rất thấp.

Vaccine Covid-19 chưa phải là hoàn hảo, nhưng chúng có hiệu quả cao trong việc giảm tỉ lệ các trường hợp bệnh chuyển nặng, giảm nguy cơ nhập viện và tử vong. Các nhận xét cho thấy “99% trường hợp tử vong do Covid-19 hiện đang xảy ra ở những người chưa được chủng ngừa”; và một thực tế là “Càng nhiều người nhiễm bệnh thì càng có nhiều cơ hội cho virus biến đổi”.

Về thuốc điều trị Covid-19, với những người chưa hoặc không tiêm được vaccine, những người đã mắc bệnh, đặc biệt khi bệnh có nguy cơ chuyển nặng, thì khi đó thuốc điều trị là rất cần thiết. Nếu có thuốc điều trị hiệu quả thì người bệnh có thể được tự điều trị tại nhà, dưới sự giám sát của hệ thống y tế cơ sở, y tế gia đình.

Trên thực tế, việc phát triển các thuốc kháng virus còn có nhiều khó khăn vì thuốc phải có khả năng tác động vào giai đoạn cụ thể trong vòng đời cần thiết để virus nhân lên.

Ngoài ra, một loại thuốc phù hợp phải có khả năng tiêu diệt virus mà không làm chết tế bào người mà nó kí sinh. Mặt khác virus có tính thích nghi cao, vì chúng sinh sản rất nhanh, chúng có nhiều cơ hội để đột biến (thay đổi thông tin di truyền) sau mỗi thế hệ mới, có khả năng phát triển khả năng kháng lại các loại thuốc hoặc vaccine.

Có ba hướng tiếp cận phổ biến để nghiên cứu phát triển thuốc điều trị Covid-19:

Phát triển các thuốc kháng virus có tác dụng trực tiếp đến khả năng phát triển của SARS-CoV-2 trong cơ thể;

Phát triển các thuốc làm dịu hệ thống miễn dịch (Covid-19 chuyển nặng là do hệ thống miễn dịch của người bệnh phản ứng quá mức và gây tổn hại cho cơ thể – “bão cytokine – cytokine storm”);

Phát triển các kháng thể kháng virus, từ huyết tương của những người đã khỏi bệnh hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Có thể các loại thuốc khác nhau sẽ hoạt động tốt hơn ở các giai đoạn bệnh khác nhau – chẳng hạn như thuốc kháng virus ở giai đoạn đầu và thuốc miễn dịch trong các giai đoạn sau. Vì thế sự kết hợp của các liệu pháp cũng đang được tích cực nghiên cứu.

Rất nhiều các nghiên cứu triển khai ở các nước và khu vực, nhằm tìm ra các thuốc và phác đồ điều trị hiệu quả, tuy nhiên thực tế phát triển tại nước Mỹ, châu Âu, Nga, Trung Quốc, Ấn độ được chú ý nhiều do qui mô và tính toàn diện. Cho tới hiện tại, một số thuốc đã được cấp phép chính thức hoặc sử dụng khẩn cấp trong điều trị.

Ngoài ra, một loại thuốc ức chế virus sử dụng đường uống, molnupiravir, do hãng Merck&Co. phát minh, đang được xem xét để cấp phép điều trị Covid-19 tại châu Âu và Mỹ. Trên thực tế, molnupiravir đã được sử dụng trong tình trạng khẩn cấp tại Ấn Độ trong giai đoạn bùng phát của biến chủng Delta.

Về phác đồ điều trị, trong 23 tháng chiến đấu phòng chống dịch bệnh vừa qua, các nhà khoa học đã nhận thấy, hầu hết các trường hợp nhiễm vius đều có biểu hiện bệnh nhẹ, có thể được quản lí điều trị tại nhà một cách hiệu quả. Số ca chuyển bệnh nặng, đòi hỏi nhập viện, chủ yếu ở nhóm người cao tuổi, những người có bệnh nền.

Với nhóm bệnh nhân này, bệnh có nguy cơ tiến triển dẫn tới tình trạng suy đa tạng, đặc biệt là suy hô hấp, cần áp dụng những phác đồ điều trị đặc biệt khác nhau. Do hạn chế về số các nghiên cứu thử nghiệm và các nguồn lực, vì thế các hướng dẫn thực hành lâm sàng vẫn còn chưa ổn định và phổ biến. Trong bối cảnh đó, Bộ Y Tế cũng đã thể hiện quyết tâm rất cao, kịp thời xây dựng phác đồ điều trị để hướng dẫn các cơ sở y tế .

Trong thời gian qua, các nước có những chiến lược phòng chống dịch bệnh khác nhau, nhưng đều có những điểm chung như: áp dụng các giải pháp xã hội; củng cố hệ thống y tế; triển khai nhiều nghiên cứu lớn; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; phát triển thuốc và các phương pháp điều trị; chiến lược tiêm chủng; áp dụng các phác đồ nhằm giảm tỉ lệ tử vong.

Với sự tham gia của toàn xã hội và hệ thống truyền thông, có thể thấy đã và đang có một “lớp học” một “bài giảng” ở quy mô toàn cầu. Hàng tỉ người đã được truyền thụ kiến thức và kĩ năng về dịch bệnh, về cách thức bảo vệ bản thân và cộng đồng an toàn với dịch bệnh. Đây có lẽ là một sự chuẩn bị tốt cho tương lai và là một nhiệm vụ lớn thuộc về sứ mạng của các nhà trường.

Mở cửa lại, chuyển sang trạng thái bình thường mới

Tới nay, trên thế giới đã có nhiều nước mở cửa lại đất nước với tinh thần sống an toàn với Covid. Vương quốc Anh, một trong những trung tâm giao thương của thế giới, vào giai đoạn đầu của dịch bệnh Covid-19, đã từng thuộc nhóm các nước có số lượng người bệnh và tỉ lệ tử vong cao nhất châu Âu. Bằng kết hợp nhiều giải pháp kiểm soát dịch bệnh khác nhau, Vương quốc Anh đã từng bước hạ thấp được tỉ lệ tử vong, kiểm soát dịch bệnh và đã quyết định chuyển sang giai đoạn cuối cùng nới lỏng các hạn chế từ ngày 19/7/2021.

Điều này có nghĩa là hầu như tất cả các hạn chế pháp lí về tiếp xúc xã hội sẽ bị xóa bỏ. Vương quốc Anh mở cửa lại đất nước với tinh thần: “không có cái gọi là ngày lí tưởng” để mở cửa lại đất nước; phải tiến hành “thận trọng”; và cảnh báo “đại dịch này chưa kết thúc”; và vẫn khuyến khích người dân duy trì thực hành những qui định trước đây.

Các doanh nghiệp cũng đang mong chờ được mở cửa trở lại, tuy nhiên họ cũng đang lúng túng về cách thức và kế hoạch mở cửa. Bên cạnh đó, cũng lúng túng xử lí các thông tin y tế công cộng, đôi khi trái chiều, về dịch bệnh.

Một số ý kiến khác vẫn cho rằng đó là một quyết định “rủi ro cao”, sẽ có nhiều người mắc bệnh hơn, là mối đe dọa về các biến thể mới xuất hiện.

Trước quyết định của Chính phủ, các nhà khoa học có phản ứng tích cực. Họ cho rằng quyết định đó là một “canh bạc”, nhưng nó đã được tính toán hợp lí. Hiện tại là thời điểm mở cửa tốt nhất thay vì đợi đến mùa thu khi các loại virus khác như cảm lạnh, cúm mùa bắt đầu hoành hành. Tuy nhiên họ cũng nhất trí rằng việc chuyển “từ từ” sang bước tiếp theo của việc nới lỏng các hạn chế là “điều cần thiết”.

Cùng nhịp với thế giới, nhân dân và ngành KHCN nước ta đã có nhiều hiểu biết hơn về bệnh và chiến lược để kiểm soát dịch bệnh. Việc điều chỉnh kế hoạch để từng bước mở cửa lại đất nước và thích ứng an toàn cùng SARS-CoV-2 là điều cần thiết.

Cũng như nhiều nước khác, chiến lược chính để chuyển sang giai đoạn bình thường mới, vẫn là: thực hiện chiến lược vaccine; phát triển thuốc phòng bệnh và điều trị; củng cố hệ thống chăm sóc người bệnh; giảm tối đa tỉ lệ tử vong; khuyến khích người dân tiếp tục duy trì thực hành các biện pháp bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Để nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mới an toàn, bên cạnh nỗ lực của hệ thống y tế, vai trò của các nhà trường cũng hết sức quan trọng . Nhà trường với sứ mệnh là các trung tâm tri thức tiên tiến, sẽ là dịp để cập nhật dữ liệu kiến thức về phòng tránh và điều trị dịch bệnh và là đầu mối tư vấn giúp người dân và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.

Trong kế hoạch dài hạn, việc thể hiện sự quan tâm thích đáng tới việc xây dựng các trung tâm xuất sắc nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học và công nghệ y dược, đáp ứng các tình huống y tế khẩn cấp, các bệnh dịch mới và các bệnh hiếm gặp có ý nghĩa quan trọng.

Mũi 3, ai sẽ được tiêm trước?

Bộ Y tế cho biết dự kiến đến ngày 30-11 sẽ tiêm phủ 100% mũi 1 cho người từ 18 tuổi, 70% người từ 18 tuổi được tiêm đủ 2 mũi.

Mũi 3, ai sẽ được tiêm trước? - Hình 1

Đồng Nai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và cán bộ công chức chiều 26-11 - Ảnh: A LỘC

Thông tin từ Bộ Y tế cho hay bộ này đã có văn bản đề nghị các địa phương lập kế hoạch, rà soát nhu cầu vắc xin trong năm 2022, trong đó có nhu cầu vắc xin mũi 3. Kế hoạch này phải gửi về Bộ Y tế trong tháng 11.

Tiêm có chọn lọc

Về kế hoạch tiêm mũi vắc xin thứ 3, chuyên gia của Bộ Y tế cho rằng trước mắt các tỉnh có đánh giá về hiệu quả phòng bệnh sau tiêm. Từ đó, những người có nguy cơ diễn biến nặng nếu mắc COVID-19... mới được lập kế hoạch, lên danh sách để tiêm mũi bổ sung (mũi 3).

"Cần cân đối khả năng cung cấp vắc xin, nhóm nguy cơ để tính toán đối tượng ưu tiên khi tiêm mũi 3, tương tự xếp nhóm ưu tiên khi tiêm chủng thời gian vừa qua. Nhóm ưu tiên tiêm mũi 3 đầu tiên sẽ là người bị suy giảm miễn dịch, người già, có bệnh nền..." - một chuyên gia giải thích.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng việc đánh giá trước khi triển khai tiêm ngừa là cần thiết, nhằm xem xét hiệu quả vắc xin, tiêm bổ sung có tác dụng thế nào...

Ngoài ra, những người tiêm vắc xin đầu tiên tại Việt Nam từ tháng 3-2021 cũng đã qua 8 tháng tiêm ngừa, hiệu quả vắc xin đã giảm sút cũng là nhóm sẽ được tiêm bổ sung đầu tiên.

Mũi 3, ai sẽ được tiêm trước? - Hình 2

Đồng Nai đã tiêm mũi vắc xin tăng cường cho lực lượng tuyến đầu chống dịch trên địa bàn - Ảnh: A LỘC

Cần thiết tiêm mũi 3

Sở Y tế TP.HCM cũng đang đề xuất với UBND TP tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 trong tháng 11 và 12 năm nay.

Theo đó, TP sẽ ưu tiên tiêm cho nhóm nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu chống dịch. Đồng thời, TP dự kiến 2 tháng cuối năm 2021 sẽ tiêm vét mũi 1, mũi 2 cho người trên 18 tuổi cũng như hoàn thành tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi.

Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 mới tại TP.HCM có khuynh hướng tăng. Nhiều người mong muốn được tiêm mũi 3 để tiếp tục nâng cao hiệu quả vắc xin, sống chung an toàn với dịch.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - cố vấn chuyên môn khoa nhiễm khuẩn - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), việc triển khai tiêm vắc xin mũi 3 là cần thiết nhưng không cần phải quá cứng nhắc lựa chọn loại vắc xin phù hợp với 2 mũi trước vì hoàn toàn có thể tiêm trộn. Bên cạnh đó cần chú ý đến tỉ lệ bao phủ vắc xin ở các tỉnh thành khác.

"Điều quan trọng nhất là những nơi khác đã tiêm đủ mũi 1 thì lúc này TP.HCM mới thích hợp triển khai tiêm mũi 3. Và khi TP có vắc xin thì cần tận dụng tiêm nhanh, không cần quá cứng nhắc phải tiêm cùng loại vắc xin vì nhiều nước trên thế giới đã tổ chức tiêm trộn" - bác sĩ Khanh nói.

Bác sĩ Khanh cho rằng thời gian thích hợp để tiêm vắc xin mũi 3 là từ 3 - 6 tháng kể từ lúc tiêm mũi 2.

Đối tượng là những người đã đủ thời gian, trong đó ưu tiên nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch, đặc biệt là người chăm sóc, điều trị người cao tuổi và người cao tuổi, mắc bệnh nền.

Đồng thời, ngành y tế cần phân tích người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn nhiễm COVID-19 và trở nặng thì đã tiêm loại vắc xin nào, bao nhiêu tuổi... để tìm hiểu và ưu tiên những đối tượng tương tự. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cần chọn trước đối tượng ưu tiên, không tổ chức tiêm đại trà.

Trong khi đó, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho hay ước tính kháng thể chống COVID-19 sẽ giảm đi phân nửa sau 108 ngày.

Theo đó, nếu hiệu lực vắc xin ở thời điểm ban đầu là 90% thì hiệu lực này sẽ chỉ còn 70% sau 6 tháng. Và xét về tổng thể, hiệu lực vắc xin phụ thuộc vào loại vắc xin và đối tượng được tiêm. Vì vậy, việc tiêm vắc xin mũi 3 là cần thiết, đặc biệt chú ý ở người cao tuổi sau 4 - 6 tháng.

Ông Dũng cho rằng nếu ít vắc xin thì ưu tiên tiêm cho người từ 65 tuổi trở lên, nếu có nhiều thì nên tiêm mở rộng cho người trên 50 tuổi. Sau đó, nên tiêm cho những cán bộ y tế làm việc trực tiếp ở tuyến đầu...

Đề cập câu chuyện tiêm vắc xin mũi 3 loại nào, ông Dũng dẫn các nghiên cứu cho thấy vắc xin tăng cường (mũi 3) cùng loại vắc xin đã tiêm mũi 1 và mũi 2 là tốt nhất, như đối với Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Tuy nhiên số liệu khoa học công bố gợi ý có thể thay đổi chéo loại vắc xin mũi 3 và vắc xin mũi 1, 2 giữa các vắc xin Pfizer, Moderna, AstraZeneca.

Theo ông Dũng, nghiên cứu trên quy mô hẹp hơn cho thấy có thể tiêm chéo giữa vắc xin VeroCell và AstraZeneca hay VeroCell và Pfizer (nghiên cứu ở Thái Lan); giữa vắc xin Sputnik V và AstraZeneca (nghiên cứu ở Nga).

Riêng vắc xin VeroCell của Sinopharm (Trung Quốc) tuy an toàn cao nhưng hiệu lực có thể hơi yếu ở người cao tuổi. Vì vậy nếu liều 1, 2 là vắc xin VeroCell nên được tiêm mũi tăng cường bằng vắc xin công nghệ mới như AstraZeneca hoặc Pfizer.

Nhiều nước đã triển khai tiêm mũi 3

Nhiều nước trên thế giới đã và đang triển khai tiêm liều 3 vắc xin COVID-19 để tăng khả năng miễn dịch.

Từ cuối tháng 7, Israel đã bắt đầu tiêm tăng cường cho người trên 60 tuổi. Từ cuối tháng 8, người Israel trên 16 tuổi đã tiêm 2 liều ít nhất 5 tháng đều có thể tiêm liều 3. Mới nhất, tuần này, Israel cho biết người chưa tiêm liều 3 sẽ được coi là chưa tiêm đầy đủ.

Mũi 3, ai sẽ được tiêm trước? - Hình 3

Một người đàn ông tiêm liều 3 vắc xin COVID-19 tại Jerusalem, Israel - Ảnh: Reuters

Đầu tháng 10, Singapore cũng triển khai tiêm liều 3 cho nhân viên y tế tuyến đầu, người từ 30 - 59 tuổi đã tiêm đầy đủ ít nhất 6 tháng và người từ 60 tuổi trở lên đã tiêm đầy đủ ít nhất 5 tháng.

Tuy nhiên, theo báo Straits Times, Ủy ban chuyên gia về tiêm chủng COVID-19 Singapore thông báo liều 3 là bắt buộc phải tiêm đối với người dân ở đảo quốc này.

Còn tại Mỹ, theo Hãng tin Reuters, ngày 19-11 cơ quan y tế đã mở rộng đối tượng đủ điều kiện tiêm liều 3 vắc xin là người từ 18 tuổi trở lên.

Trước đó, Mỹ chỉ khuyến nghị tiêm tăng cường cho người trên 60 tuổi, người suy giảm miễn dịch và người thường xuyên phải tiếp xúc với mầm bệnh.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho phép tiêm liều 3 khác loại với 2 liều ban đầu. Hiện Mỹ đang tiêm bằng vắc xin của Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson.

Riêng tại châu Âu, tuần này Anh cho phép người trên 40 tuổi tiêm tăng cường mũi 3. Trước đó, đầu tháng 9, người trên 50 tuổi và người dễ tổn thương trước COVID-19 ở Anh được phép tiêm liều 3. Trong khi đó, Đức đang khuyến nghị tiêm liều 3 cho người trên 18 tuổi. Còn Pháp cập nhật liều 3 vào giấy thông hành COVID-19.

ANH THƯ

TP.HCM: cần thêm vắc xin tiêm mũi 2 cho trẻ em

Vài ngày qua, một số địa phương tại TP.HCM đã tạm ngưng việc tiêm vắc xin cho trẻ em khiến nhiều người thắc mắc.

Lãnh đạo Trung tâm Y tế quận 1 cho biết đến chiều 26-11, điểm tiêm tại Trường THPT Lương Thế Vinh vẫn tổ chức tiêm vét vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Cũng theo vị lãnh đạo này, ngày 27-11 quận 1 dự kiến ngưng tiêm cho trẻ em vì chỉ còn một số ít vắc xin được phân bổ để tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi.

Theo tìm hiểu của PV Tuổi Trẻ, trưa 26-11 TP.HCM mới nhận được quyết định phân bổ thêm 210.480 liều vắc xin để tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Theo Sở Y tế, HCDC sẽ phân bổ số vắc xin này cho các quận, huyện, TP Thủ Đức để tiêm cho trẻ trong thời gian tới.

Cuối giờ chiều 26-11, bà Phạm Thị Thanh Hiền - chủ tịch UBND huyện Củ Chi - cho biết huyện mới được phân 12.000 liều vắc xin để tiêm cho trẻ 12-17 tuổi. Với số vắc xin này huyện chỉ tiêm được hơn một ngày là hết.

Để tiêm hết số trẻ em từ 12-17 tuổi trong huyện, phải cần thêm hơn 10.000 liều vắc xin nữa. Hôm nay (27-11), huyện tạm ngưng tiêm cho trẻ em vì các em chưa đến ngày tiêm mũi 2, sang ngày 28-11 huyện tiếp tục tiêm lại.

Tính đến hết ngày 25-11, TP.HCM đã có 674.939 trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19, đạt 96,07%; đã có 338.043 trẻ tiêm mũi 2, đạt 48,12% (tính trên dân số 12-17 tuổi là 702.563 người).

X.MAI - T.DƯƠNG

Mũi 3, ai sẽ được tiêm trước? - Hình 4

Ngành y tế Cần Thơ đang tập trung tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 1 cho trẻ em 12 - 17 tuổi - Ảnh: T.LŨY

Cần Thơ, Long An: chưa có kế hoạch tiêm mũi 3

Theo Sở Y tế TP Cần Thơ, hiện nay tỉ lệ tiêm mũi 1 (người trên 18 tuổi) của toàn TP đạt gần 97%, mũi 2 trên 85%; tỉ lệ tiêm mũi 1 cho trẻ 12-17 tuổi đạt trên 60%. Ngành y tế đang tập trung tiêm mũi 1 và mũi 2 hoàn thành cho các đối tượng để đạt miễn dịch cộng đồng, chưa có kế hoạch tổ chức tiêm mũi 3.

"Vấn đề tiêm mũi 3 đợi khi nào xong 2 mũi và được cấp đủ vắc xin mới thực hiện" - một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ nói.

Tại Long An, theo báo cáo từ Sở Y tế Long An, đến nay tiêm cho người lớn trên 18 tuổi đã được 1.539.220 mũi 1 và 1.410.174 mũi 2. Tỉnh cũng chưa triển khai tiêm mũi 3.

T.LŨY - S.LÂM

Đồng Nai: tiêm mũi 3 cho tuyến đầu và cán bộ công chức

Ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho biết đã phân bổ vắc xin về cho các địa phương triển khai tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và cán bộ công chức trên địa bàn.

Số vắc xin dùng để tiêm mũi 3 do Đồng Nai "tiết kiệm" được trong quá trình triển khai các đợt tiêm chủng trước đó.

Hiện Đồng Nai đang chờ Bộ Y tế phân bổ thêm vắc xin để triển khai tiêm mũi 3 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn.

Trước đó, Sở Y tế Đồng Nai đã ban hành kế hoạch phân bổ vắc xin để tiêm liều tăng cường (mũi 3) cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính.

Các trung tâm y tế huyện, TP được giao làm đầu mối điều phối và phân bổ vắc xin cho các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tổ chức tiêm mũi 3 cho 2 nhóm đối tượng trên.

Người tiêm mũi 3 phải đáp ứng yêu cầu đã được tiêm mũi 2 bằng vắc xin AstraZeneca và cách mũi 2 tối thiểu 8 tuần.

Theo Sở Y tế Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh đã tiêm được hơn 5,08 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn. Trong đó, gần 2,84 triệu người được tiêm mũi 1 (tỉ lệ 113,21%) và hơn 2,24 triệu người được tiêm mũi 2 (tỉ lệ 89,39%).

Ngoài ra, các địa phương trên địa bàn Đồng Nai đang triển khai tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn. Theo đó, có 204.995 trong tổng số 298.333 trẻ từ 12-17 tuổi đã được tiêm mũi 1 vắc xin Pfizer (chiếm tỉ lệ 68,71%).

A LỘC

Bà Rịa - Vũng Tàu: lập danh sách người tiêm mũi 3

Ông Phạm Viết Thanh, bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết tỉnh đã lập danh sách những người tiêm vắc xin mũi 3 cho những người đã tiêm mũi 1 trong đợt tiêm đầu tiên (đã tiêm mũi 2). Tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin mũi 3 trong năm 2022.

Khi có chủ trương, hướng dẫn của Bộ Y tế và được phân bổ vắc xin, tỉnh sẽ tổ chức tiêm mũi 3.

Đến nay, tại Bà Rịa - Vũng Tàu có gần 950.000 người tuổi từ 18 trở lên đã được tiêm mũi 1 - đạt tỉ lệ gần 99% và mũi 2 đạt gần 85%.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã tiêm mũi 1 cho gần 50.000 trẻ em tuổi từ 15-17. Trong ngày 29 và 30-11 sẽ tiến hành tiêm cho trẻ từ 12-15 tuổi. Tổng số trẻ em tuổi từ 12-17 của Bà Rịa - Vũng Tàu gần 120.000 em.

ĐÔNG HÀ

Đà Nẵng: sẵn sàng tiêm mũi 3 khi có khuyến cáo

Tính đến ngày 26-11, TP Đà Nẵng đã đạt tỉ lệ tiêm chủng mũi 1 cho hơn 98% người từ 18 tuổi trở lên. Đồng thời, tỉ lệ người tiêm đủ 2 mũi vắc xin đạt hơn 75%. Ngoài ra, tỉ lệ tiêm chủng mũi 1 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt hơn 77%.

Đại diện Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết hiện nay chưa có khuyến cáo cụ thể về việc tiêm tăng cường mũi 3.

Tuy nhiên Sở Y tế TP Đà Nẵng vẫn chuẩn bị kế hoạch, lên danh sách người đã tiêm đủ 2 mũi của từng loại vắc xin để sẵn trong trường hợp có phân bổ và khuyến cáo tiêm tăng cường mũi 3 cho người dân.

TRƯỜNG TRUNG

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựaPhát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựa
07:29:25 05/02/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?
15:52:45 05/02/2025
Ăn bắp cải có tác dụng gì?Ăn bắp cải có tác dụng gì?
16:35:45 04/02/2025
Những người không nên uống hoa đu đủ đựcNhững người không nên uống hoa đu đủ đực
18:48:32 04/02/2025
Virus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịchVirus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch
20:59:50 05/02/2025
Mẹo thải độc sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ ngày TếtMẹo thải độc sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ ngày Tết
18:18:04 04/02/2025
5 loại đồ uống tốt nhất giảm bớt cảm giác nôn nao say rượu bia dịp Tết5 loại đồ uống tốt nhất giảm bớt cảm giác nôn nao say rượu bia dịp Tết
18:33:17 04/02/2025
2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn
15:22:50 05/02/2025

Tin đang nóng

Rộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúcRộ hình ảnh nhiều vết tiêm bất thường trên tay Từ Hy Viên khi qua đời, cái chết nghi có uẩn khúc
11:27:45 06/02/2025
Bé gái trộm bộ trang sức trị giá 3,4 tỷ đồng của mẹ để bán với giá chỉ 200.000 đồng, mục đích phía sau gây tranh cãiBé gái trộm bộ trang sức trị giá 3,4 tỷ đồng của mẹ để bán với giá chỉ 200.000 đồng, mục đích phía sau gây tranh cãi
15:33:45 06/02/2025
Video 23 giây nghi Từ Hy Viên tuyệt vọng khóc nức nở, nói những điều kỳ lạ trước khi qua đờiVideo 23 giây nghi Từ Hy Viên tuyệt vọng khóc nức nở, nói những điều kỳ lạ trước khi qua đời
13:45:27 06/02/2025
Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"Vừa đầu năm, Văn Toàn bất lực vì "bị cắm sừng"
11:07:44 06/02/2025
Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!Thanh niên đi bán cơm rang và đồ lót vỉa hè thành triệu phú đứng sau "đế chế" Baby Three: Cuộc đời ly kỳ hơn cả phim!
13:08:29 06/02/2025
Trấn Thành đã bị đánh bạiTrấn Thành đã bị đánh bại
13:36:22 06/02/2025
Phản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy ViênPhản ứng gắt của ông trùm showbiz khi bị nghi lây bệnh cúm cho Từ Hy Viên
13:53:57 06/02/2025

Tin mới nhất

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo

15:05:00 06/02/2025
Các bệnh truyền nhiễm phổ biến khác trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, một số bệnh có vắc xin dự phòng có thể ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin

14:55:22 06/02/2025
Điều này xuất phát từ sự thay đổi thời tiết và gia tăng nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc chủ động phòng bệnh trước thông tin về dịch bệnh đang diễn ra trên diện rộng.
4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh

4 nguy hiểm tiềm ẩn từ thịt gà nên biết để tránh

14:47:46 06/02/2025
Thịt gà là món ăn nhiều người ưa thích thường xuyên đưa vào chế độ ăn. Thịt gà chứa nhiều protein nạc đáng kể, ít chất béo và có nhiều công thức nấu ăn với thịt gà.
Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

Loại nấm tốt cho tim mạch, nhà nào cũng nên có

13:25:36 06/02/2025
Bổ sung mộc nhĩ vào thực đơn hàng ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch người bệnh.
Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?

Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?

13:12:14 06/02/2025
Trong lúc lao động, nếu thấy người nóng lên thì nên cởi bớt áo dần dần; Để có đủ nhiệt lượng lao động và chống rét, người lao động cần ăn uống đầy đủ chất đặc biệt là chất béo, gluxit và nên ăn uống nóng.
Dịch sởi có thể bùng phát, làm gì để phòng tránh?

Dịch sởi có thể bùng phát, làm gì để phòng tránh?

12:54:41 06/02/2025
Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Nhiều trẻ bị thương nghiêm trọng do chó cắn

Nhiều trẻ bị thương nghiêm trọng do chó cắn

12:43:40 06/02/2025
Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, đã tiếp nhận trường hợp bé trai 8 tuổi bị chó cắn phải nhập viện trong tình trạng đa vết thương phần mềm, bao gồm vết thương ở tai phải, da đầu, cánh tay phải và nhiều vị trí khác trên cơ thể.
Quảng Nam: Một xã có tới 43 trẻ sốt phát ban nghi sởi

Quảng Nam: Một xã có tới 43 trẻ sốt phát ban nghi sởi

11:38:54 06/02/2025
Trong đó có 23 trẻ đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My, 10 trẻ đang được điều trị tại Trạm Y tế xã Trà Leng, 3 trẻ điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam. 7 trẻ đã khỏi bệnh được ra viện.
Vi nhựa trong não người có xu hướng gia tăng

Vi nhựa trong não người có xu hướng gia tăng

15:31:14 05/02/2025
Một phát hiện đáng chú ý khác trong nghiên cứu là nồng độ vi nhựa trong não của những người mắc chứng mất trí cao gấp khoảng 6 lần so với những trường hợp khác.
Gia tăng tai nạn ở trẻ em

Gia tăng tai nạn ở trẻ em

15:28:48 05/02/2025
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, kèm theo có nhiều vết rách da, sưng nề vùng trán, vai, tay và bầm tím nhẹ vùng ngực. Sau khi được xử lý vết thương và điều trị tích cực, trẻ đã hồi phục sức ...
Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

15:20:19 05/02/2025
Bộ Y tế khuyến cáo người dân dự phòng bảo vệ sức khỏe mùa lạnh, đặc biệt là người già và trẻ em, đó là hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng.
Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

15:06:29 05/02/2025
Nếu ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, 2 loại hormone này sẽ giúp chúng ta kiểm soát cảm giác thèm ăn và hạn chế ăn quá nhiều, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Ý tưởng tiếp quản Gaza và di dời người Palestine nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế

Ý tưởng tiếp quản Gaza và di dời người Palestine nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế

Thế giới

16:25:09 06/02/2025
Một trong những nghĩa vụ lớn nhất của một thế lực chiếm đóng được quy định tại Điều 49 của Công ước Geneva. Điều này cấm một thế lực chiếm đóng di dời hoặc di dời người dân khỏi một vùng lãnh thổ.
Chiếc váy ngắn đầy mê hoặc cho mùa xuân hè 2025

Chiếc váy ngắn đầy mê hoặc cho mùa xuân hè 2025

Thời trang

16:23:24 06/02/2025
Chiếc váy ngắn với sức quyến rũ nổi loạn từ những năm 2000 dự báo sẽ gây sốt trở lại trong xuân hè 2025 khi được sửa đổi theo phong cách hiện đại.
Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ

Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ

Netizen

15:36:37 06/02/2025
Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh vụ việcxảy ra sáng ngày 6/2 tại Hải Trung - Hải Hậu - Nam Định khiến nhiều người thót tim.
Sự hết thời của 1 sao hạng A: 7 năm không ai mời đóng phim, tính cách dối trá ai cũng chán ghét

Sự hết thời của 1 sao hạng A: 7 năm không ai mời đóng phim, tính cách dối trá ai cũng chán ghét

Hậu trường phim

15:31:25 06/02/2025
Dù đã mở họp báo công khai xin lỗi vì lừa dối khán giả nhưng Ngô Tôn vẫn bị chỉ trích, tẩy chay khỏi showbiz. Fan cứng đồng loạt quay lưng khiến danh tiếng của anh tụt dốc không phanh.
Tuyển tập 4 phim 18+ hay nhất 4 năm gần đây: Xem không phí tiền mạng

Tuyển tập 4 phim 18+ hay nhất 4 năm gần đây: Xem không phí tiền mạng

Phim âu mỹ

15:27:59 06/02/2025
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 4 bộ phim 18+ xuất sắc nhất trong 4 năm gần đây, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm ấn tượng.
"Quốc bảo nhan sắc" Hàn Quốc 28 năm vẫn đẹp vô địch thiên hạ, phim mới vừa nhìn đã biết siêu phẩm cực hay

"Quốc bảo nhan sắc" Hàn Quốc 28 năm vẫn đẹp vô địch thiên hạ, phim mới vừa nhìn đã biết siêu phẩm cực hay

Phim châu á

15:25:42 06/02/2025
Năm 2025, màn ảnh Hàn có nhiều bộ phim truyền hình đầy hứa hẹn được lên sóng, một trong số đó là Mercy for None (tạm dịch: Không thương xót) của nam thần So Ji Sub.
Trúng số độc đắc sau 16h30 chiều mai (6/2/2025), 3 con giáp phát tài phát lộc

Trúng số độc đắc sau 16h30 chiều mai (6/2/2025), 3 con giáp phát tài phát lộc

Trắc nghiệm

15:22:51 06/02/2025
Theo tử vi 12 con giáp, 3 tuổi sau được dự đoán phú quý suốt đời, vận mệnh vượng phát, làm gì cũng thuận lợi.Tử vi ngày mới của 12 con giáp cho thấy thứ Năm 6/2/2025,
Dàn Anh trai "say hi", gia đình Hoa dâm bụt xuất hiện trong MV của Erik

Dàn Anh trai "say hi", gia đình Hoa dâm bụt xuất hiện trong MV của Erik

Nhạc việt

15:22:36 06/02/2025
Tối 5/2, Erik chính thức tung ra teaser MV Dù cho tận thế (vẫn yêu em) , mở màn cho một sản phẩm âm nhạc hứa hẹn bùng nổ đầu năm 2025.
Danh sách những người nổi tiếng với "bệnh ăn cắp vặt"

Danh sách những người nổi tiếng với "bệnh ăn cắp vặt"

Sao âu mỹ

15:19:03 06/02/2025
Không ồn ào như chuyện của Winona nhưng nhiều ngôi sao khác cũng khiến khán giả choáng váng vì tội ăn cắp vặt.
Nhan sắc khác lạ của Lisa, lộ 1 điểm trên gương mặt trước giờ vốn là điểm yếu

Nhan sắc khác lạ của Lisa, lộ 1 điểm trên gương mặt trước giờ vốn là điểm yếu

Nhạc quốc tế

15:14:56 06/02/2025
Sáng 6/2 (theo giờ Việt Nam), Lisa bất ngờ đánh úp teaser MV mới Born Again, lần đầu hợp tác với Doja Cat và Reay.
Con trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn Thành

Con trai NS Lê Giang lên tiếng khi netizen yêu cầu can ngăn mẹ vụ drama chê phim Trấn Thành

Sao việt

15:07:53 06/02/2025
Giữa lúc câu chuyện trở nên ồn ào, Duy Phước - con trai của Lê Giang cũng bị réo gọi vào lùm xùm. Trước những bình luận căng thẳng từ netizen, Duy Phước xin ghi nhận và mong khán giả hoan hỉ bỏ qua.