Đại dịch tại châu Âu có thể bước vào giai đoạn tàn cuộc nhờ Omicron
Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu Hans Kluge nhận định đại dịch Covid-19 có thể kết thúc tại châu lục này nhờ biến thể Omicron.
Trong cuộc phỏng vấn với AFP ngày 23.1, ông Kluge dự báo biến thể Omicron có thể lây nhiễm cho 60% dân số châu Âu tính đến tháng 3 và đại dịch tại châu lục đang bước sang giai đoạn tàn cuộc.
Hành khách tại một ga tàu ở London, Anh. Ảnh REUTERS
Ông Kluge nhận định khi đợt sóng do biến thể Omicron lắng xuống, thế giới sẽ có một giai đoạn yên bình nhờ miễn dịch từ việc tiêm vắc xin hoặc hồi phục sau nhiễm bệnh. Sau đó, Covid-19 có thể trở lại vào cuối năm nhưng có thể không còn là đại dịch.
Giới chuyên gia y tế cũng đã bày tỏ sự lạc quan về tình hình tương tự tại Mỹ hay châu Phi, sau khi số ca nhiễm đạt đỉnh rồi giảm xuống và số ca tử vong cũng giảm.
Biến thể Omicron được cho là lây lan dễ hơn biến thể Delta nhưng thường gây bệnh nhẹ hơn trong số người đã tiêm vắc xin. Việc này làm sáng lên hy vọng Covid-19 có thể chuyển từ đại dịch sang thành bệnh đặc hữu có thể được kiểm soát như cúm mùa.
Tuy nhiên, ông Kluge lưu ý rằng đối với bệnh đặc hữu, có thể dự báo điều sẽ xảy ra nhưng với Covid-19 thì không bởi biến thể Omicron đang lây lan rộng và các biến thể khác có thể xuất hiện.
Với tốc độ lây lan đó, vị chuyên gia nhấn mạnh ưu tiên nên là giảm tải cho các bệnh viện, trường học và nền kinh tế, tập trung bảo vệ người có nguy cơ thay vì ngăn lây nhiễm.
Ông Kluge kêu gọi người dân có ý thức trách nhiệm về việc tự xét nghiệm, cách ly nếu có dấu hiệu. Ông cũng nói rằng ưu tiên là ổn định tình hình tại châu Âu, giúp các bệnh viện tiếp tục dịch vụ y tế thiết yếu và không còn bị quá tải vì Covid-19.
Omicron đang càn quét, dân châu Âu vẫn tuần hành chống vắc xin
Ngày 22-1, đám đông người tuần hành tại thủ đô nhiều nước châu Âu để phản đối hộ chiếu vắc xin và các yêu cầu khác mà chính phủ những nước này áp dụng nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19.
Người biểu tình tụ tập để phản đối các biện pháp chống COVID-19, trong đó có việc áp dụng thẻ vắc xin, tại Stockholm, Thụy Điển vào hôm 22-1 - Ảnh: AP
Theo Hãng tin AP, các cuộc tuần hành nói trên đã diễn ra ở Athens (Hy Lạp), Helsinki (Phần Lan), London (Anh), Paris (Pháp) và Stockholm (Thụy Điển).
Tại Paris, các cuộc tuần hành đã thu hút nhiều người tham gia để phản đối việc bắt đầu áp dụng thẻ vắc xin COVID-19 từ ngày 24-1. Ước tính 5.200 người tham gia tuần hành ở Paris.
Một số người dẫn theo con cái của họ tham gia tuần hành. Nhiều người trong số những người tuần hành không đeo khẩu trang. Họ vẫy cờ Pháp và giương các biểu ngữ đòi "tự do". "Hoàn toàn phản đối thẻ vắc xin", một số người tuần hành hô to.
Thẻ vắc xin nói trên sẽ hạn chế nghiêm trọng cuộc sống của những người từ chối tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở Pháp vì sẽ cấm những người này đi các chuyến bay nội địa, sự kiện thể thao, quán bar, rạp chiếu phim và các địa điểm giải trí khác.
Truyền thông Pháp cho biết hàng trăm người biểu tình cũng tuần hành ở các thành phố khác của Pháp. Theo Hãng tin AFP, Bộ Nội vụ Pháp thông tin có khoảng 38.000 người biểu tình trên khắp nước Pháp trong ngày 22-1.
Biểu tình ở London (Anh) để phản đối quy định bắt buộc tiêm vắc xin với nhân viên y tế - Video: GLOBAL NEWS
Tại Thụy Điển, khoảng 3.000 người biểu tình đã tuần hành qua Stockholm và tập trung tại một quảng trường chính để tham gia cuộc tuần hành do Frihetsrorelsen (Phong trào Tự do) tổ chức. Nước này yêu cầu người dân phải có giấy chứng nhận tiêm vắc xin để được tham dự các sự kiện trong không gian kín với hơn 50 người.
Một cuộc tuần hành tương tự với khoảng 1.000 người tham gia cũng được tổ chức tại Goteborg, thành phố lớn thứ hai của Thụy Điển.
Trong khi đó, Chính phủ Phần Lan đã giao cho chính quyền các địa phương và khu vực đưa ra "các biện pháp rộng rãi và đầy đủ" để đối phó với số ca bệnh COVID-19 đang tăng lên do biến thể Omicron.
Tại Anh, một số nhân viên đến từ Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) đã xuống đường ở London vào ngày 22-1 để phản đối quy định bắt buộc tiêm vắc xin với tất cả nhân viên y tế.
Chính phủ Vương quốc Anh đã bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19 cho nhân viên y tế và các nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà từ ngày 1-4-2022. Theo NHS, tất cả người lao động tại NHS và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe độc lập phải xuất trình bằng chứng tiêm chủng trước tháng 4-2022 để được tiếp tục làm việc.
Xu hướng sống chung với Covid-19 bất kể Omicron Một số nước châu Âu đang thúc đẩy kế hoạch mở cửa để sống chung với dịch Covid-19 và coi như bệnh đặc hữu bất kể biến thể Omicron đang lây lan mạnh. Coi Covid-19 như cúm Tây Ban Nha được xem là nước đi đầu trong việc xem Covid-19 như bệnh cúm hoặc sởi bất kể cảnh báo của Tổ chức Y...