Đại dịch “nhào nặn” lại ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan
Đại dịch Covid-19 đang đẩy nhanh sự chuyển mình của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan- thủ phủ trong lĩnh vực này tại khu vực Đông Nam Á.
(Ảnh: Reuters)
Tạo công ăn việc làm cho 900.000 lao động trong nước, các doanh nghiệp ô tô của Thái Lan tái khởi động sau nhiều tháng phải đóng cửa vì đại dịch, nhưng có sự chuyển hướng rõ rệt sang xe chạy hoàn toàn bằng điện (EV).
Việc này có thể tác động lớn đến ngành ô tô Thái Lan với hàng trăm nhà sản xuất phụ tùng, trong khi xe chạy điện chỉ sử dụng khoảng 10-20% phụ tùng của xe động cơ đốt trong truyền thống.
Trong bối cảnh nhu cầu thị trường đối với các dòng xe động cơ đốt trong đang giảm, nhiều nhà sản xuất cũng đang có xu hướng rời bỏ ngành ô tô để chuyển sang sản xuất thiết bị y tế và việc này sẽ định hình lại ngành ô tô Thái Lan.
Ông Kassen Tiankanon, giám đốc công ty phụ tùng Siam Filter Products Ltd cho biết: “Chúng tôi rất lo lắng. Ngành sản xuất ô tô đã đi đến đến hồi thoái trào.” Hiện tại, Siam Filter đang chuyển một phần sang sản xuất khẩu trang và thiết bị y tế khi nhu cầu ô tô trong nước đang đi xuống.
Các nhà sản xuất phụ tùng ô tô khác tại Thái Lan cũng đang loay hoay tìm hướng đi cho mình khi chuyển hướng sang ngành đóng gói và hàng không.
Video đang HOT
Một phụ nữ đeo khẩu trang đứng trong khu trưng bày mẫu xe MINI chạy điện tại Triển lãm ô tô Bangkok 2020. Ảnh: Reuters
Theo kết quả khảo sát của IHS Markit, doanh số ngành sản xuất ô tô tại Thái Lan sẽ giảm một nửa, chỉ còn khoảng 1,4 triệu chiếc trong năm nay.
Chủ tịch Ban Công đoàn sản xuất ô tô Thái Lan Manit Promkareekul cho biết ngành sản xuất phụ tùng ô tô tại nước này đã sa thải 20.000 công nhân, và thậm chí con số này có thể lên tới 100.000 vào cuối năm nay. Lao động tại các công ty sản xuất phụ tùng ô tô chiếm tới 80% lao động toàn ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Thái Lan.
Chuyển hướng sang xe điện
Từ trước khi xảy ra đại dịch, các nhà sản xuất ô tô của Thái Lan cũng nắm bắt xu thế chuyển sang xe điện.
Hồi tháng 3, chính phủ Thái Lan đã đặt mục tiêu sản xuất 750.000 xe chạy điện từ nay đến năm 2030. Đây là một phần của mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm của chính phủ.
Tháng trước, nhà sản xuất xe tải Sammitr Grop đã nhận được một khoản đầu tư 170 triệu USD để sản xuất 30.000 pin điện cho ô tô từ một công ty của Trung Quốc.
Năm 2018, hãng Honda Motor và Nissan Motor cũng đã nhận được khoản đầu tư 888 triệu USD trong kế hoạch liên minh sản xuất xe hybrid điện và pin.
Rõ ràng là Thái Lan đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia khác trong cuộc chạy đua thu hút vốn sản xuất xe điện. Năm ngoái, Toyota Motor Corp cũng đã đầu tư 2 tỷ USD vào các nhà máy tại Indonesia.
Nhưng ngay cả khi Thái Lan thu hút được nhiều nhà đầu tư cho lĩnh vực sản xuất xe điện, 800 nhà sản xuất phụ tùng và hơn 325.000 việc làm vẫn bị đe doạ. Nguyên nhân là sản xuất xe điện chỉ cần dùng khoảng 1.500 đến 3.000 bộ phận so với 30.000 bộ phận của ô tô chạy xăng/dầu thông thường.
Kêu gọi sự hỗ trợ từ chính phủ
Tháng 2/2020, Great Wall Motor, nhà sản xuất xe bán tải hàng đầu Trung Quốc đã tiếp quản lại 2 nhà máy sản xuất ô tô của hãng General Motor tại Thái Lan với mục đích sản xuất xe thể thao và xe bán tải. Thế nhưng trên thực tế kế hoạch đang bị tạm dừng để chuyển hướng sang sản xuất xe điện. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch của Great Wall Motor, công ty cần thêm sự hỗ trợ từ chính phủ để bắt tay vào sản xuất xe điện.
Tổng Thư ký Ban Vốn đầu tư tại Thái Lan Duangjai Asawachintachit cho biết, chính sách ưu đãi dành cho xe chạy điện của nước này đã kết thúc, và giờ đây, cơ quan này cần thiết kế thêm các gói mới để thu hút đầu tư.
Bà Kiranee Tammapiban-udom, nhà phân tích thuộc tập đoàn Maverick Consulting Group nhận định để thu hút được các nhà đầu tư, chính phủ Thái Lan cần minh bạch trong quá trình gọi vốn. Bà cũng nhận định ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Thái Lan đã bước đến giai đoạn cần chuyển giao. Và nếu không có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ phù hợp cho các nhà sản xuất xe điện, Thái Lan sẽ bị tụt lại phía sau trong ngành công nghiệp này và cả trong cuộc chiến cắt giảm khí thải.
Sản lượng ô tô của Nhật Bản giảm gần 61% do dịch Covid-19
Sản lượng toàn cầu của tám nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Nhật Bản trong tháng 4 chỉ đạt 916.255 xe, giảm tới tới 60,9% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo của các nhà sản xuất ô tô mới công bố ngày 28/5, dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt các nhà máy sản xuất ô tô của Nhật Bản trên thế giới phải đóng cửa.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng ngoại trừ thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục nhờ đang kiểm soát được dịch, sản lượng ô tô trên toàn cầu có thể sẽ giảm hơn nữa trong những tháng tới do sự lây lan của virus SAR-CoV-2.
Dịch Covid 19 đang tác động rất tiêu cực tới ngành sản xuất ô tô của Nhật Bản.
Toyota cho biết sản lượng toàn cầu của hãng đã giảm 50,8% xuống còn 379.093 xe. Honda Motor đã giảm 48,0% xuống còn 212.747 chiếc. Nissan Motor cũng giảm 62,4% xuống 150.388 xe do hai nhà máy của hãng này ở châu Âu đang phải tạm dừng sản xuất.
Trong tháng 4, ba nhà sản xuất kể trên cùng với hãng Subaru không xuất xưởng bất cứ 1 chiếc xe nào tại Mỹ do toàn bộ các dây chuyền phải đóng cửa do sự bùng phát của dịch Covid-19.
Hiện Toyota, Honda và Subaru đã nối lại hoạt động của các dây chuyền sản xuất tại Mỹ và Canada từ ngày 11 tháng 5. Hãng Nissan cũng đã lên kế hoạch khởi động lại hoạt động sản xuất vào ngày 1/6.
Trong khi đó, Suzuki Motor cho biết sản lượng của hãng đã giảm 87,6% xuống 34.015 chiếc trên toàn thế giới. Sản lượng cũng như doanh số của hãng này tại thị trường Ấn Độ, một trong những thị trường trọng điểm của Suzuki đã dậm chân ở con số 0 trong tháng 4 cũng do ảnh hưởng của dịch Covid 19.
Tổng sản lượng tại Nhật Bản của tám nhà sản xuất ô tô đã giảm 46,7% xuống 412.587 xe. Trong đó, Mazda Motor ghi nhận mức sản lượng trong tháng thấp nhất kể từ năm 1979 chỉ đạt 11.7706 xe.
Báo cáo cũng ghi nhận doanh số bán ra của tám hãng xe trong tháng 4 chỉ đạt 1,08 triệu xe, giảm 50,7% do chính phủ các nước yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài trong thời gian dịch bệnh. Toyota công bố dữ liệu cho thấy doanh số toàn cầu của hãng này chỉ đạt 423.302 xe, giảm tới 46,3% và là mức giảm kỷ lục tính theo tháng kể từ năm 2001./.
Hyundai và Kia đều "thăng hạng" trên thị trường ôtô điện toàn cầu Hyundai Motor đã tăng 3 bậc lên vị trí thứ sáu về doanh số bán EV trong 5 tháng đầu năm 2020, từ vị trí thứ chín trong cùng kỳ năm ngoái, trong khi Kia tăng từ vị trí thứ 14 lên vị trí thứ bảy. Mẫu xe điện Kona Electric của Tập đoàn Hyundai. (Ảnh: Yonhap/ TTXVN) Theo số liệu từ công...