Đại dịch khủng khiếp nào đoạt mạng nhiều người nhất lịch sử?
Cái chết Đen được xem là một trong những đại dịch gây tử vong nhiều nhất lịch sử nhân loại. Nguyên do là bởi đại dịch nguy hiểm này đoạt mạng 1/3 dân số châu Âu hồi thế kỷ 14.
Trong lịch sử, nhiều đại dịch nguy hiểm lây lan sang nhiều nước với số ca nhiễm bệnh ngày càng nhiều và tỷ lệ tử vong cao. Đại dịch Cái chết Đen được nhắc đến nhiều nhất.
Từ năm 1338 – 1351, đại dịch Cái chết Đen lan rộng ở khắp châu Âu và một số nước châu Á.
Với tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao, Cái chết Đen trở thành đại dịch đoạt mạng 30 – 60% dân số Châu Âu trong thời điểm bấy giờ.
Theo các chuyên gia, tổng cộng căn bệnh dịch hạch nguy hiểm đã khiến khoảng 75 – 200 triệu người thiệt mạng trong suốt chiều dài lịch sử.
Bệnh dịch hạch bùng phát và lan rộng một cách nhanh chóng được cho là do những con bọ chét sống trên cơ thể chuột đen (rattus rattus).
Những con bọ chét này được cho là tác nhân làm lây truyền vi khuẩn Yersinia pestis gây bệnh dịch hạch trong đại dịch Cái chết Đen.
Dịch hạch nguy hiểm trên có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau.
Đại dịch Cái chết Đen có thể lây truyền qua sinh vật, qua tiếp xúc, lây truyền gián tiếp, lây truyền trực tiếp, lây truyền qua đường miệng và lan truyền qua không khí.
Khi mắc bệnh dịch hạch, bệnh nhân thường chỉ có thể sống sót trong vòng 60 – 180 ngày. Rất ít bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh.
video: Giữa đại dịch virus Corona, người dân vẫn thản nhiên đi Hội (nguồn: VTC16)
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/LV
Soi vũ khí hủy diệt mạnh hơn bom nguyên tử của Mông Cổ
Hậu quả mà 'vũ khí hủy diệt' của người Mông Cổ để lại trong trận vây thành Kaffa năm 1346 còn kinh khủng hơn nhiều lần hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945.
Trận vây hãm thành Kaffanăm 1346 của đế quốcMông Cổ được đã để lại một hậu quả hết sức thảm khốc cho châu Âu. Trong trận này, người Mông Cổ đã sử dụng thứ vũ khí được cho là còn khủng khiếp hơn cả bom nguyên tử.
Ngược dòng lịch sử, thành bang Genoa của Italia và đế quốc Mông Cổký hiệp ước năm 1266, quy định Kaffa là trung tâm thương mại giữa châu Âu và Viễn Đông, với điều kiện người Mông Cổ kiểm soát thành phố và sẽ trả lại sau.
Tới năm 1343, cư dân địa phương theo Cơ đốc giáo và người Hồi giáo ở Tana xảy ra xung đột, khiến họ phải chạy đến Kaffa để trốn. Vua Mông Cổ Jani Beg cho quân đuổi theo người Cơ đốc giáo, phát hiện họ trốn ở Kaffa nên quyết định bao vây thành phố.
Năm 1344, quân Genoa phá vây thành công, tiêu diệt 15.000 quân của Jani Beg và phá hủy vũ khí công thành. Vua Jani Beg tiếp tục vây hãm Kaffa vào năm 1346. Trong lúc bao vây thành phố, một dịch bệnh bí ẩn bùng phát tại các trại quân khiến nhiều lính Mông Cổ tử vong.
Thấy vậy, quân Mông Cổ quyết định sử dụng máy bắn đá phóng thi hài người chết vì dịch bệnh vào thành với hy vọng chúng sẽ diết chết mọi người bên trong.
Hàng núi xác người chết thối được bắn vào thành, làm ô nhiễm không khí, đầu độc nguồn nước, gây mùi hôi thối nồng nặc khắp thành, dù quân Genoa đã cố gắng vứt nhiều thi hài xuống biển.
Kiệt quệ vì dịch bệnh, Kaffa đầu hàng năm 1349. Một số người Genoa trốn lên tàu trở về Italia mà không hề biết rằng mình đã bị nhiễm, làm dịch bệnh lan rộng ở Italia, sau đó là cả châu Âu, cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người.
Căn bệnh bí ẩn sau này được xác nhận là dịch hạch, và đại dịch thế kỷ 14 đã được ghi nhận trong lịch sử thế giới với cái tên Cái Chết Đen, một trong những thảm họa kinh hoàng nhất mà nhân loại từng gánh chịu.
Có thể nói hậu quả mà "vũ khí hủy diệt" của người Mông Cổ để lại trong trận Kaffa năm 1346 còn kinh khủng hơn nhiều lần hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945.
T.B (tổng hợp)
Theo kienthuc.net.vn
Chỉ với video ngắn 1 phút, NASA cho thấy tương lai không mấy khả quan của con người nếu như cứ tiếp tục xả khí CO2 Nhìn màu sắc của video là đã thấy nóng nực rồi ... Trong suốt 140 năm ghi lại lịch sử, ta thấy năm 2019 vừa kết thúc đã nắm giữ vị trí thứ hai trong thứ hạng những năm nóng nực nhất. 20 năm vừa qua, có tất cả 19 năm đạt danh hiệu "nóng nực nhất trong lịch sử", một kỷ lục...