Đại dịch Covid-19 ‘xóa sổ’ thành tích kinh tế của ông Trump
Có thể nói Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điều hành 2 nền kinh tế đối ngược nhau trong nhiệm kỳ 4 năm qua.
Thứ nhất là trước dịch Covid-19, Mỹ hưởng tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong 50 năm, mức tăng lương hàng năm nhanh chóng gần 5% trong nhóm lao động có thu nhập thấp nhất, và một thị trường chứng khoán rất sôi động. Cuộc sống của hàng triệu người Mỹ được cải thiện.
Thứ hai là một nền kinh tế bết bát từ khi Covid-19 gieo rắc mầm bệnh không chỉ ở Mỹ mà khắp thế giới. Virus corona đã khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vọt lên mức tồi tệ chưa từng có, và khi phục hồi thì chỉ được một phần, đẩy Mỹ vào một triển vọng rất khó dự báo.
Tổng thống Donald Trump kêu gọi người Mỹ nên bầu chọn ông một lần nữa bởi những thành tích mà ông đạt được về kinh tế. (Ảnh: PA)
Hai nền kinh tế kể trên sẽ là các yếu tố tác động đến lá phiếu của cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống 2020. Thực tế buồn với ông Donald Trump là những gì ông đã làm trong khoảng 3 năm sau khi nhậm chức đã bị những gì diễn ra từ khoảng tháng 3 trở lại đây xóa sạch.
Video đang HOT
Do vậy, thành tích kinh tế của Tổng thống Trump không khớp hoàn toàn với câu chuyện mà những người hâm mộ ông đưa ra hoặc những gì mà phe phản đối ông lên án. Các chính sách thuế của ông bị nhiều người cho là chỉ mang lại ích lợi cho người nhiều tiền, nhưng thực sự chúng cũng giúp tình trạng thiếu thốn và khoảng cách giàu nghèo giảm bớt. Các nhóm thiểu số hưởng lợi lớn trong 3 năm đầu ông cầm quyền, nhưng cũng chính họ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong 7 tháng qua giữa đại dịch.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ tăng lên nhưng không đạt tới con số mà ông cam kết. Khi vận động tranh cử năm 2016, ông Trump dự đoán tăng trưởng kinh tế ở mức 4%, thậm chí cao hơn; nhưng khi ông lên nắm quyền, mục tiêu này bị cắt giảm còn 3%. Từ đầu 2017 đến cuối 2019, người Mỹ hưởng mức tăng trưởng trung bình 2,5%, cao hơn chút ít so với con số 2,4% của ba năm trước đó.
Đại dịch xuất hiện đã làm đảo lộn nền kinh tế. Nó giống như một lời nhắc nhở, rằng sự vận hành của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của tổng thống, bất chấp hệ tư tưởng. Do đó, một phép thử quan trọng đối với các tổng thống chính là cách thức họ xử lý những gián đoạn bất ngờ.
Báo The Economist dẫn lời Tổng thống Trump giải thích, tất cả những thành tích ông đạt được trước khi Covid-19 xuất hiện là nhờ chiến lược 3 mũi nhọn mà ông theo đuổi, gồm cắt giảm thuế, bãi bỏ các quy định và chính sách thương mại đối đầu. Chủ nhân Nhà Trắng cho biết thêm, nhiều điều tương tự như vậy sẽ giúp Mỹ hồi sinh nền kinh tế hậu đại dịch.
Nhiều cử tri Mỹ đồng tình. Và, kinh tế vẫn là một vấn đề mà ông Trump không bị tụt giảm sự ủng hộ trong các cuộc khảo sát ý kiến.
Theo một cuộc thăm dò của Wall Street Journal/NBC News sau cuộc tranh luận trực tiếp giữa Donald Trump và Joe Biden ngày 29/9, Tổng thống Mỹ đương nhiệm nhận được điểm cao hơn về cách điều hành nền kinh tế so với đối thủ. Khảo sát của Gallup trong tháng 9 cho kết quả, 56% người Mỹ nói rằng họ sống khá giả hơn 4 năm trước. Con số này cao hơn so với các Tổng thống Ronald Reagan hay Barack Obama khi được thăm dò vào những năm họ tái đắc cử.
Tuy nhiên, trong cùng một cuộc bình chọn, ông Trump nhận điểm thấp hơn ông Biden về cách thức đối phó với Covid-19.
Nhà Trắng đang dự kiến một sự phục hồi hình chữ V, mặc dù nhiều dấu hiệu về sự phục hồi hình chữ K đang xuất hiện. Nhưng ở hình thức nào thì Mỹ vẫn sẽ phải đương đầu với bất ổn và nợ chính phủ cao bất thường.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền
Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng.
"Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian nói với các phóng viên ở Sydney hôm 17/8.
Cuộc điều tra về đợt bùng phát Covid-19 liên quan tới du thuyền Ruby Princess tuần trước kết luận rằng giới chức NSW đã mắc sai lầm "không thể bào chữa" khi cho phép khoảng 2.700 hành khách, trong đó 120 người cảm thấy không khỏe, rời du thuyền vào trung tâm thành phố Sydney hôm 19/3. Giới chức NSW khi đó cho rằng du thuyền Ruby Princess có rủi ro nCoV thấp, trước khi phát hiện một số hành khách và thủy thủ nhiễm virus.
Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 914 ca nhiễm ở NSW có thể liên quan tới cụm dịch từ du thuyền Ruby Princess, chủ yếu là từ các hành khách. Thủ hiến Berejiklian đặc biệt gửi lời xin lỗi tới 62 người bị lây nCoV từ một du khách trên thuyền.
"Tôi không thể tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn hoặc người thân yêu của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng và chịu tổn thương từ hậu quả của sự việc này", bà Berejiklian nói thêm.
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian tại Sydney hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Australia hồi tháng 3 đã kêu gọi 2.700 khách trên du thuyền Ruby Princess tự cách ly và sớm liên lạc với chính quyền sau khi phát hiện 4 người dương tính với nCoV.
Lãnh đạo cơ quan y tế bang New South Wales Brad Hazzard khi ấy cho biết việc Ruby Princess xuất hiện ca nhiễm rất đáng lo ngại. "Mối lo ngại rất lớn là những hành khách đó đã rời Ruby Princess mà không biết gì về các ca dương tính nCoV trên du thuyền họ đi", Hazzard nói.
Australia hiện ghi nhận hơn 23.500 ca nhiễm và 421 ca tử vong do nCoV, ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Sau khi mắc sai lầm trong xử lý cụm dịch trên Ruby Princess, Australia tiếp tục có những sai sót trong quản lý khách sạn dành cho người cách ly ở Victoria, khiến nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Viện phát triển vaccine Covid-19 ít được biết đến của Nga Khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều sự chú ý đổ dồn về Viện Gamaleya - cơ sở điều chế vaccine. Một số người bày tỏ nghi ngờ về tốc độ của Nga, chỉ ra rằng các công ty dược phẩm của Nga tương đối nhỏ, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya...