Đại dịch COVID-19 thúc đẩy quá trình chuyển đổi, đổi mới sang châu Á
Dữ liệu xếp hạng toàn cầu của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 20/9 cho thấy đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, đổi mới từ châu Âu và Bắc Mỹ sang châu Á.
Công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất ô tô ở Pyeongtaek, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ toàn cầu (WIPO) thuộc LHQ cho thấy Hàn Quốc và Trung Quốc thăng hạng vượt trội. Theo đó, Hàn Quốc tăng 5 bậc lên vị trí thứ 5, trong khi Trung Quốc nhích 2 bậc lên vị trí thứ 12 và duy trì đà tiến vào Top 10.
WIPO cho biết: “Đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển dịch về mặt địa lý của các hoạt động đổi mới sang châu Á trong dài hạn, ngay cả khi Bắc Mỹ và châu Âu tiếp tục là khu vực có các quốc gia đổi mới hàng đầu thế giới”.
Top 4 quốc gia có chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất thế giới năm nay không thay đổi so với năm ngoái. Cụ thể, Thụy Sĩ dẫn đầu bảng trong năm thứ 11 liên tiếp, theo sau là Thụy Điển, Mỹ và Anh. Những cái tên còn lại trong Top 10 ngoài Hàn Quốc ở vị trí thứ 5 là Hà Lan, Phần Lan, Singapore, Đan Mạch và Đức.
Năm nay, Việt Nam xếp thứ 44/132, lùi 2 bậc so với năm 2020. Tuy nhiên, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ (xếp thứ 41), Ấn Độ (46) và Philippines (51), Việt Nam là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình được WIPO đánh giá là đang bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo của thế giới.
Video đang HOT
Trong số các quốc gia có thu nhập thấp, Rwanda dẫn đầu ở vị trí thứ 102, tiếp đến là Tajikistan (103) và Malawi (107).
Chỉ số của WIPO cho thấy các quốc gia và doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư vào đổi mới, bất chấp cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế hậu đại dịch. Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang nhận định nhiều lĩnh vực đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể, đặc biệt là những lĩnh vực đã tiến hành số hóa, ứng dụng công nghệ tân tiến và đổi mới.
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu là bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia, được WIPO phối hợp với Viện INSEAD, Pháp và Đại học Cornell (Mỹ) thực hiện.
Trong đánh giá của WIPO, đổi mới sáng tạo được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ dựa trên nghiên cứu, phát triển mà bao trùm cả trong tổ chức, thị trường. Cách tiếp cận này của tổ chức WIPO thể hiện quan điểm năng lực đổi mới sáng tạo của mỗi quốc gia có liên hệ mật thiết với trình độ phát triển và hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo của quốc gia đó và sự kết nối với các quốc gia/nền kinh tế khác.
Triều Tiên chỉ trích thỏa thuận tàu ngầm Australia - Mỹ
Triều Tiên cảnh báo thỏa thuận tàu ngầm của Australia với Mỹ và Anh sẽ khơi mào chạy đua vũ trang hạt nhân ở châu Á - Thái Bình Dương.
"Đây là những hành động cực kỳ nguy hiểm và không được mong đợi, sẽ làm đảo lộn cân bằng chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khơi mào chạy đua vũ trang hạt nhân", Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết trong thông cáo đăng trên KCNA ngày 20/9.
"Điều này cho thấy Mỹ là thủ phạm chính xô đổ hệ thống cấm phổ biến vũ khí hạt nhân của thế giới", thông cáo có đoạn.
Mỹ, Anh và Australia ngày 15/9 công bố thỏa thuận hợp tác an ninh AUKUS. Theo đó, Mỹ cùng Anh sẽ cung cấp công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Australia phát triển hạm đội tàu ngầm dùng năng lượng hạt nhân.
Cùng ngày, Triều Tiên thử hai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu hỏa và Hàn Quốc thử loạt tên lửa mới, gồm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLMB). Triều Tiên cáo buộc Mỹ "lá mặt lá trái" khi chỉ trích vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu hỏa của họ, song làm ngơ trước việc Hàn Quốc thử SLMB.
(Từ dưới lên) Tàu ngầm USS Santa Fe của Mỹ di chuyển theo đội hình cùng tàu ngầm HMAS Collins, HMAS Farncomb, HMAS Dechaineux và HMAS Sheean của Australia tháng 2/2019. Ảnh: RAN .
Loạt vụ thử tên lửa và thỏa thuận quốc phòng ở châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá cho thấy một cuộc chạy đua vũ trang rõ rệt tại khu vực, trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt.
"Việc các nước láng giềng, bao gồm Trung Quốc, chỉ trích thỏa thuận AUKUS là điều hoàn toàn tự nhiên", một quan chức ngoại giao Triều Tiên cho biết.
Liên minh quốc phòng Mỹ, Anh và Australia, được lập trên thỏa thuận AUKUS, được đánh giá là động thái của Tổng thống Joe Biden nhằm đối phó Trung Quốc trỗi dậy.
Quan hệ giữa chính quyền Biden với Bình Nhưỡng có thay đổi so với thời cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, người từng có một số cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
"Thái độ lá mặt lá trái của Mỹ ngày càng rõ nét hơn sau khi chính quyền mới làm xói mòn các quy tắc và trật tự quốc tế, vốn được chấp nhận rộng rãi, đồng thời đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của thế giới", quan chức Triều Tiên cho biết.
Quan chức này khẳng định Triều Tiên chắc chắn sẽ đáp trả tương xứng, "nếu điều này tác động tiêu cực, dù chỉ một chút, đến an ninh của đất nước chúng tôi".
Thế giới ghi nhận trên 229 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 19/9, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 229.072.488 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó hơn 4,7 triệu ca tử vong. Số ca phục hồi trên thế giới hiện là 205.691.371 người. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại thành phố Quezon, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN Châu Á đến nay...