Đại dịch COVID-19 sau một năm: 5 sự thật được thừa nhận
Một năm sau khi đại dịch xảy ra, SARS-CoV-2 đã làm chết 1,5 triệu người cùng với 65 triệu người nhiễm. Khởi phát từ Vũ Hán, dịch bệnh lan nhanh ra toàn cầu, hủy hoại các nền kinh tế trên thế giới.
Chuyển thi thể bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Brooklyn, New York, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Còn nhiều điều cần phải làm rõ về virus SARS-CoV-2, nhưng giới khoa học trên toàn cầu đang làm việc không ngừng nghỉ để chỉ ra được toàn bộ những ảnh hưởng của virus chết người này. Dưới đây là 5 thực tế đã được khẳng định về COVID-19.
Vaccine có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm: Trong vòng một năm, nhiều loại vaccine đã được đưa vào nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, cấp phép. Một số mẫu trong quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đã cho hiệu quả lên đến 95%. Đây được xem là thành tựu khoa học đầy ấn tượng, bởi thông thường việc nghiên cứu vaccine phải mất đến cả một thập kỉ, một số trường hợp thậm chí thất bại.
Nỗ lực phát triển vaccine chống dịch bệnh, ví như căn bệnh HIV/AIDS, nhiều lần thất bại sau thử nghiệm lâm sàng. Thực tế, khi SARS-CoV-2 xuất hiện, không có gì bảo đảm rằng tiến trình nghiên cứu, phát triển vaccine sẽ cho kết quả tốt đẹp. Tốc độ ra lò nhanh của vaccine ngừa COVID-19 là nhờ vào việc chính phủ nhiều nước bỏ ra hàng tỉ USD hỗ trợ việc phát triển, nhiều giai đoạn trong nghiên cứu, thử nghiệm được tiến hành đồng thời, thay vì tuần tự.
Video đang HOT
Có thể lây nhiễm qua không khí: Trong giai đoạn đầu của đại dịch, các nhà khoa học chưa rõ liệu SARS-CoV-2 có lây qua đường không khí hay không và nhấn mạnh vào nhóm nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc với bề mặt các đồ vật mà virus bám dính vào đó.
Tuy nhiên, thực tế sau đó cho thấy rằng các phân tử mầm bệnh tồn tại trong không khí có thể là một con đường truyền nhiễm. Tạp chí khoa học “The Lancet” từng khẳng định một người dù không tiếp xúc gần với người khác, nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh, đó là bởi mắc qua đường hít thở không khí.
Nguy cơ lây nhiễm dạng này vì thế đặt ra yêu cầu các địa điểm nằm trong không gian kín cần được mở thoáng, để không khí lưu thông, tránh mức độ tập trung đậm đặc của mầm bệnh. Một nghiên cứu khác đăng trên “The Lancet” cũng cho thấy, nguy cơ nhiễm bệnh từ tiếp xúc với bề mặt đồ vật mang virus là không cao, dù chúng có thể tồn tại ở đó nhiều giờ.
Những người không có triệu chứng vẫn có thể phát tán virus: Theo nghiên cứu của tạp chí Nature, cứ năm người nhiễm COVID-19 thì có một người không có biểu hiện triệu chứng. Đối tượng này có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn nhóm có triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng làm lây lan dịch bệnh.
Nguy cơ lây nhiễm ở mà nhóm không triệu chứng gây ra thấp hơn 42% so với nhóm thông thường. Nhưng những người chưa xuất hiện biểu hiện ốm bệnh có thể là đang ở thời kỳ tiền triệu chứng. Tổng hợp hai nhóm tiền triệu chứng và không triệu chứng này là nguyên nhân chiếm đến 50% trường hợp lây nhiễm.
Một số người nhiễm có nguy cơ phát tán mạnh hơn so với người khác: Người nhiễm SARS-CoV-2 rất đa dạng về cách thức lây nhiễm, với việc một số cá thể dễ gây ra lây nhiễm cho người khác hơn bình thường. Kết quả cho thấy, số này chiếm khoảng 10-20% ca nhiễm, nhưng có thể là gây ra đến 80% số ca nhiễm mới. Kiểu hít thở sâu, phong cách nói chuyện ồn ào, to tiếng có thể là một phần nguyên nhân.
Đeo khẩu trang giảm nguy cơ lây nhiễm: Hiệu quả của khẩu trang trong ngăn ngừa lây lan dịch bệnh là điều được nói đến nhiều, thậm chí gây tranh cãi. Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy vật dụng đơn giản này có khả năng giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm. Các nghiên cứu ở Canada, Đức và Mỹ cho thấy, tỉ lệ nhiễm SARS-CoV-2 đã giảm đáng kể sau khi người dân thực hiện khuyến cáo đeo khẩu trang.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền
Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng.
"Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian nói với các phóng viên ở Sydney hôm 17/8.
Cuộc điều tra về đợt bùng phát Covid-19 liên quan tới du thuyền Ruby Princess tuần trước kết luận rằng giới chức NSW đã mắc sai lầm "không thể bào chữa" khi cho phép khoảng 2.700 hành khách, trong đó 120 người cảm thấy không khỏe, rời du thuyền vào trung tâm thành phố Sydney hôm 19/3. Giới chức NSW khi đó cho rằng du thuyền Ruby Princess có rủi ro nCoV thấp, trước khi phát hiện một số hành khách và thủy thủ nhiễm virus.
Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 914 ca nhiễm ở NSW có thể liên quan tới cụm dịch từ du thuyền Ruby Princess, chủ yếu là từ các hành khách. Thủ hiến Berejiklian đặc biệt gửi lời xin lỗi tới 62 người bị lây nCoV từ một du khách trên thuyền.
"Tôi không thể tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn hoặc người thân yêu của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng và chịu tổn thương từ hậu quả của sự việc này", bà Berejiklian nói thêm.
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian tại Sydney hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Australia hồi tháng 3 đã kêu gọi 2.700 khách trên du thuyền Ruby Princess tự cách ly và sớm liên lạc với chính quyền sau khi phát hiện 4 người dương tính với nCoV.
Lãnh đạo cơ quan y tế bang New South Wales Brad Hazzard khi ấy cho biết việc Ruby Princess xuất hiện ca nhiễm rất đáng lo ngại. "Mối lo ngại rất lớn là những hành khách đó đã rời Ruby Princess mà không biết gì về các ca dương tính nCoV trên du thuyền họ đi", Hazzard nói.
Australia hiện ghi nhận hơn 23.500 ca nhiễm và 421 ca tử vong do nCoV, ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Sau khi mắc sai lầm trong xử lý cụm dịch trên Ruby Princess, Australia tiếp tục có những sai sót trong quản lý khách sạn dành cho người cách ly ở Victoria, khiến nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Viện phát triển vaccine Covid-19 ít được biết đến của Nga Khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều sự chú ý đổ dồn về Viện Gamaleya - cơ sở điều chế vaccine. Một số người bày tỏ nghi ngờ về tốc độ của Nga, chỉ ra rằng các công ty dược phẩm của Nga tương đối nhỏ, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya...