Đại dịch Covid-19 ở châu Âu: Một trải nghiệm dường như không có thực!
Cuộc sống tiếp diễn giữa hai thế giới, một đau đớn vì bệnh tật bên ngoài và một bình yên sau các bức tường.
Từ khi Pháp phong toả, người Pháp hẹn nhau tối đến sẽ ra ban công, cửa sổ, vỗ tay và cảm ơn các bác sỹ, các nhân viên y tế. Một số nơi làm lúc 19h, nhưng thường là 20h. Những lời cảm ơn như thế được gửi đi từ khắp châu Âu, nhất là tại những nơi mà sự chịu đựng của những người áo trắng sắp vỡ vụn.
Người Pháp hẹn nhau tối đến ra ban công, cửa sổ, vỗ tay và cảm ơn các bác sỹ, các nhân viên y tế (Ảnh: AFP/Getty)
Ở nơi đâu trên quả đất này, mỗi khi có dịch bệnh, các y bác sỹ cũng là những người đáng trân trọng và cần được bảo vệ nhất. Và cũng cần được lắng nghe nhất.
Ngày hôm qua, 3 bác sỹ Pháp nộp đơn kiện Thủ tướng Pháp Édouard Philippe và cựu Bộ trưởng Y tế Agnès Buzyn.
Lý do họ đưa ra là những quan chức này đã phớt lờ sự nguy hiểm của dịch bệnh từ khi nó bùng phát tại Trung Quốc, không chuẩn bị gì cả để rồi giờ đây nước Pháp rơi vào tình cảnh hiểm nghèo.
Thực ra một trong số 2 người bị kiện đó, Agnes Buzyn, lại cần được ghi nhận. Hôm 17/3, bộc bạch trên Le Monde, Agnes Buzyn nói rằng tất cả những gì đến với nước Pháp hiện nay là hậu quả của một sự dối trá che đậy, rằng từ tháng 1 đội ngũ chuyên gia Bộ Y tế đã báo cáo lên Édouard Philippe là loại virus này rất nguy hiểm, tuyệt đối không thể xem thường.
Sự cảnh báo đó bị phớt lờ. Agnes Buzyn giữa tháng 02 miễn cường rời ghế Bộ trưởng Y tế để thay thế cho cánh tay phải của E.Macron là Benjamin Griveaux trong cuộc đua ghế Thị trưởng Paris.
Chính quyền Pháp sau đó bị cuốn vào các tính toán chính trị, đặc biệt là cải cách luật hưu trí, và bỏ qua cơ hội tốt nhất ngăn dịch. Đến khi Italy bùng nổ, trận chiến đầu tiên coi như đã thua. Nói những việc này, thực ra, giờ không cần thiết nữa. Chỉ để thêm ví dụ cho những ai cần sự minh bạch. Cuộc sống phong toả sẽ còn tiếp diễn, không phải vài ngày mà vài tuần. Thậm chí vài tháng nữa.
Những người có ý thức trước sau cũng ở trong nhà, và “cuộc chiến” trong nhà giữa vợ-chồng-con cái có lẽ không đơn giản chút nào. Không phải ai cũng có không gian sống đủ rộng để không bức bối. Không phải nhà nào cũng có những đứa trẻ đủ ngoan để không phải bực mình.
Cảnh sát Italy cho biết cả tuần qua phải chặn gần 1,2 triệu người cố tình ra đường và phạt 60 ngàn người. Thống đốc vùng Veneto kêu gọi phải đóng cửa tiếp các siêu thị vào cuối tuần. Tất cả là vì dân Italy chán quá, tìm mọi cách ra đường và chui vào chỗ này tụ tập.
Tại Pháp, sau 2 ngày đầu phong toả, cũng đã có hơn 4 ngàn người bị phạt. Đi dạo bãi biển giờ cũng bị cấm, chạy bộ cũng không được quá 2km xa nhà.
Video đang HOT
Nỗi sợ lớn nhất bây giờ có lẽ là đứt…mạng. Không chỉ người dân, mà cả nhà cung cấp. Netflix phải tuyên bố giảm 25% traffic tại châu Âu vì sợ các nhà mạng sập. Pornhub sau vài ngày được vỗ tay vì free bản Premium cho Ý, Tây Ban Nha, Pháp thì giờ bị kêu suốt là hình lắc quá, xem toàn nhìn nhầm động tác.
Vào Carrefour.fr mua đồ thì đợi 2 ngày không xác nhận nổi giỏ hàng.
Nhưng rồi cũng sẽ những người bỗng dưng khám phá ra rằng mình có căn làm thơ, viết truyện.
Ai không chịu được sự tịch mịch thì tìm đến các bữa tiệc ảo, tụ tập bạn bè để làm một vài ly. Uống say rồi ngủ.
Cuộc sống cứ thế tiếp diễn giữa hai thế giới, một đau đớn vì bệnh tật bên ngoài và một bình yên sau các bức tường.
Một trải nghiệm như không có thực.
Theo Quang Dũng/VOV-Paris
Điều tra luận tội ông Trump: Đảng Dân chủ khép chặt vòng vây
Những diễn biến mới nhất cho thấy đảng Dân chủ đã chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại ông Trump. Tuy nhiên, chính sự chuẩn bị quá suôn sẻ của đảng này có thể sẽ bộc lộ những điểm yếu không ngờ tới.
Kể từ ngày 13-11, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã bắt đầu khởi động các phiên điều trần công khai liên quan tới cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump về bê bối lạm dụng quyền lực để gây sức ép với Ukraine nhằm triệt hạ đối thủ tranh cử là cựu phó tổng thống Joe Biden. Các phiên điều trần đầu tiên diễn ra trong hai ngày 13 và 15-11 (theo giờ Mỹ) và được truyền hình trực tiếp, theo đài CNBC.
Ba nhân chứng tham gia điều trần tuần này bao gồm đại sứ Mỹ tại Ukraine William Taylor, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và châu Á George Kent và cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine Marie Masha Yovanovitch.
Được biết Tổng thống Trump là tổng thống thứ tư trong lịch sử nước Mỹ bị Hạ viện luận tội với lần gần đây nhất là cựu tổng thống Bill Clinton liên quan đến bê bối tình ái giữa ông với thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky.
Đảng Dân chủ: Dục tốc bất đạt
Đảng Dân chủ hiện coi các phiên điều trần công khai có vai trò trọng yếu trong việc vận động sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với quá trình chính thức luận tội ông Trump. Nếu Hạ viện bỏ phiếu thông qua các điều khoản luận tội, Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ buộc phải tổ chức một phiên tòa chính thức xét xử tổng thống.
Phe Dân chủ sẽ chiến đấu để bảo vệ quá trình luận tội tổng thống mà họ cố gắng thúc đẩy trước các nỗ lực phản kích của phe Cộng hòa. Các chính trị gia Dân chủ nhiều khả năng sẽ tìm mọi cách khiến công chúng chống lại ông Trump thông qua sử dụng các nhân chứng ở cả trong chính quyền và quân đội.
Trả lời đài CBS News, luật sư Jonathan Turley cho rằng điểm mấu chốt vụ luận tội lần này là hầu như có rất ít bằng chứng được đưa ra nhằm kết tội Tổng thống Trump. Ông Turley cũng nhận định mức độ của các động thái vi phạm liên quan đến Ukraine nhằm chống lại Tổng thống Trump không đạt được quy mô của các cáo buộc ở ba lần luận tội tổng thống trước.
"Cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump hiện nay chủ yếu dựa trên cuộc điện đàm gây tranh cãi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Nếu họ tiếp tục theo hướng này, đây sẽ là cuộc luận tội với quy mô hẹp nhất lịch sử và bên điều tra sẽ có một hồ sơ phạm tội rất hạn chế" - ông Turley giải thích.
Trong khi đó, chuyên gia Major Garrett cảnh báo đảng Dân chủ đang tiến quá nhanh. "Nếu bạn tiến quá nhanh và công chúng không theo kịp những thực tế bạn đưa ra, bạn sẽ thua, ít nhất là thua trong mắt công chúng khi họ xem xét những bằng chứng của bạn" - ông Garrett nói.
"Do đó, đảng Dân chủ có một tiêu chuẩn cao cần phải đáp ứng ở đây. Luận tội không phải chỉ đơn giản là về việc họ có thích ông Trump hay không mà là phải thuyết phục để công chúng hiểu rằng tổng thống Mỹ đã làm điều gì đó hoặc tiếp tục làm điều gì đó đe dọa đến chính phủ và quốc gia" - chuyên gia Major Garrett nói thêm.
Tiến trình điều tra luận tội sắp tới sẽ khiến ông Trump gặp nhiều khó khăn. Ảnh: BBC
Dù vậy, Hạ viện mới đây cũng đã cho bản sao lời khai của một số nhân chứng tham gia điều trần kín về vụ việc. Theo hãng tin Reuters, trong số những thông tin đáng chú ý vừa được tiết lộ có những thông tin do bà Laura Coopera, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách giám sát chính sách của Mỹ với Ukraine, cung cấp.
Cụ thể, bà Coopera nói rằng bà cảm thấy khó hiểu và quan ngại trước việc ông Trump yêu cầu đóng băng khoản viện trợ quân sự gần 400 triệu USD cho Ukraine mà không đưa ra giải thích nào. Trong bản chi tiết về việc điều trần, bà Coopera khẳng định việc đóng băng khoản viện trợ trên là không bình thường.
Vẫn theo quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ này, ông Trump đã thông qua Văn phòng Quản trị và Ngân sách chỉ thị đóng băng viện trợ quân sự quan trọng cho Ukraine, đi ngược lại quyết định của giới chức Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan. Bà Coopera cho biết có hai cơ chế hợp pháp để tổng thống hoãn viện trợ, bao gồm thông báo cho Quốc hội hoặc cho Bộ Quốc phòng nhưng ông Trump đã không tuân thủ cơ chế nào.
Những tháng tiếp theo sẽ để lại vết sẹo buồn trong lòng người dân Mỹ giống như các vụ luận tội trước đó. Tiến trình này sẽ phản ánh và lột tả một cuộc đấu đá nội bộ về ý thức hệ có nguy cơ làm tổn hại đến sự thống nhất của chúng ta và đe dọa tương lai của nước Mỹ.
Chuyên gia về chính trị Mỹ Stephen Collinson, đài CNN
Đảng Cộng hòa sẽ bảo vệ ông Trump ra sao?
Theo giới phân tích, các đồng minh Cộng hòa của ông Trump dự kiến sẽ phản biện rằng những bằng chứng do các Ủy ban Hạ viện nằm dưới sự kiểm soát của đảng Dân chủ thu thập được cho tới nay vẫn chưa thể chứng minh tổng thống hay những người thân cận trực tiếp liên quan đến việc trì hoãn viện trợ quân sự cho Ukraine hay ép buộc Kiev phải thực thi các nhượng bộ chính trị. Đây được coi là lập luận mở màn đanh thép nhất nhằm phản bác vụ điều tra luận tội của phe Dân chủ nhằm vào Tổng thống Trump.
Một số chính khách Cộng hòa biện minh rằng ông Trump thực sự chỉ đang lo lắng về tình trạng tham nhũng ở Ukraine. Tuy nhiên, đây lại là chủ đề mà chủ nhân Nhà Trắng gần như chưa từng tỏ ra quan tâm ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
"Ở đây có hai khả năng. Một là tổng thống yêu cầu điều tra một đối thủ chính trị. Hai là tổng thống yêu cầu điều tra nghi án tham nhũng của ai đó vô tình lại là đối thủ chính trị của ông. Khả năng thứ hai là vì lợi ích quốc gia. Khả năng thứ nhất là vì lợi ích cá nhân của tổng thống và sẽ vượt quá giới hạn cho phép... Theo quan điểm của tôi, việc "có đi có lại" chỉ là sự hiểu nhầm" - thượng nghị sĩ Cộng hòa John Kennedy chia sẻ với đài CBS News.
Nga không muốn ông Trump bị luận tội?
Đài CNN cho hay truyền thông nhà nước Nga đã lên tiếng ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump và bác bỏ mọi cáo buộc Moscow can thiệp để giúp ông Trump đắc cử hồi năm 2016.
"Những vấn đề mà ông Trump gây ra đối với hệ thống chính phủ Mỹ đang tác động đến sức mạnh của Mỹ" - chuyên gia Karen Shakhnazarov, giám đốc một trong những đài truyền thông lớn nhất nước Nga phát biểu.
"Mỹ trở nên yếu hơn và giờ Nga đang giành chỗ ở Trung Đông. Đột nhiên Nga cũng bắt đầu xâm nhập mạnh mẽ vào châu Phi. Vì thế, khi họ nói ông Trump đang làm suy yếu nước Mỹ thì có thể đúng là như vậy và đó là lý do chúng tôi không chống ông ấy. Họ càng có vấn đề thì càng thuận lợi cho chúng tôi" - CNN dẫn lời ông Shakhnazarov nói.
PHẠM KỲ
Theo news.zing.vn
Ảnh : Venice ngập nặng kỷ lục 50 năm, tàu thuyền 'leo lên' vỉa hè Thị trưởng thành phố Venice cho rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra triều cường gần đạt mức kỷ lục từng ghi nhận tại đây. Triều cường cao 187 cm cuối ngày thứ Ba (12/11) "tấn công" Venice, Italy. Hơn 85% thành phố bị ngập lụt. Mức cao nhất từng được ghi nhận là hơn 198 cm năm 1966. (Ảnh:...