Đại dịch Covid-19 nguy hiểm chết người gấp 10 lần dịch cúm lợn
Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh, dịch bệnh Covid-19 lây lan rất nhanh và nguy hiểm chết người gấp 10 lần so với đại dịch cúm lợn hồi năm 2009.
Virus corona mới (SARS-CoV-2) gây tử vong gấp 10 lần so với virus cúm lợn vốn gây ra đại dịch toàn cầu hồi năm 2009, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm 13/4, nhấn mạnh rằng cần phải tìm ra vaccine để có thể ngăn chặn hoàn toàn việc lây lan.
Một bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị trong bệnh viện. Ảnh: NY Times.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong một cuộc họp ngắn tại Geneva, Thụy Sĩ nói rằng tổ chức này đã và đang không ngừng tìm hiểu về loại virus mới đang càn quét trên toàn cầu, hiện làm gần 120.000 người tử vong và gần 2 triệu người bị nhiễm bệnh.
“Chúng tôi biết rằng dịch bệnh Covid-19 lây lan rất nhanh và chúng tôi biết nó nguy hiểm chết người gấp 10 lần so với đại dịch cúm hồi năm 2009″, ông Ghebreyesus nói.
Theo các con số thống kê của WHO, 18.500 người đã chết vì cúm lợn – bệnh dịch được phát hiện lần đầu tiên ở Mexico và Mỹ vào tháng 3/2009. Tuy vậy, tạp chí The Lancet ước tính, số người tử vong vì dịch bệnh này lên đến từ 151.700 – 575.400. Đánh giá của Lancet bao gồm cả ước tính các trường hợp tử vong ở châu Phi và Đông Nam Á không được WHO kiểm đếm.
Đại dịch cúm lợn diễn ra trong khoảng từ tháng 6/2009 đến tháng 8/2010 trên thực tế không gây ra chết chóc quá lớn như những lo ngại ban đầu.
Video đang HOT
Vaccine đã được đưa vào thị trường nhanh chóng, nhưng nhìn chung, phương Tây, đặc biệt là châu Âu và WHO đã bị chỉ trích vì phản ứng thái quá trong bối cảnh dịch cúm hàng năm vẫn khiến khoảng 250.000 – 500.000 người thiệt mạng.
Hôm qua (13/4), Tổng Giám đốc WHO Ghebreyesus than thở rằng một số quốc gia đang phải chứng kiến số ca mắc Covid-19 tăng gấp đôi cứ sau 3-4 ngày, nhưng nhấn mạnh rằng nếu các quốc gia nghiêm túc truy tìm các ca nghi nhiễm từ sớm, xét nghiệm, cách ly… thì có thể kiềm chế được sự lây lan của dịch.
Hơn một nửa dân số trên thế giới hiện đang ở nhà như một phần của các nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh chết người Covid-19. Tuy nhiên, ông Ghebreyesus cảnh báo rằng, toàn cầu hóa cùng các mối quan hệ ràng buộc, đan xen đồng nghĩa với nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh. Ông chỉ ra rằng, trong khi đại dịch Covid-19 đã tăng tốc rất nhanh, nó lại giảm tốc chậm hơn rất nhiều.
“Nói cách khác, đường xuống của dịch bệnh chậm hơn nhiều so với đường lên”, ông Ghebreyesus nhấn mạnh “các biện pháp kiểm soát phải được dỡ bỏ từ từ và có kiểm soát. Không thể được dỡ bỏ cùng một lúc”.
Tổng Giám đốc WHO nói thêm: “Các biện pháp kiểm soát chỉ có thể được dỡ bỏ nếu các biện pháp y tế công cộng phù hợp được thực hiện, bao gồm cả năng lực đáng kể để truy tìm nguồn gốc các ca bệnh”.
WHO thừa nhận, cho dù nỗ lực nào được đưa ra chăng nữa thì cuối cùng vẫn phải hướng đến việc phát triển và cung cấp một loại vaccine an toàn, hiệu quả. Điều này là rất cần thiết để ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan dịch bệnh. Để có được vaccine ngừa Covid-19, thế giới cần ít nhất từ 12-18 tháng./.
Hùng Cường
WHO cảnh báo thế giới thiếu khẩu trang
Tổng giám đốc WHO Ghebreyesus cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khẩu trang cùng các thiết bị bảo hộ y tế khác trong cuộc chiến chống virus corona.
"Thế giới đang đối mặt với sự thiếu hụt các thiết bị bảo hộ. Chiều nay tôi sẽ thảo luận với các chuỗi cung ứng để xác định điểm nghẽn và tìm giải pháp cũng như thúc đẩy phân phối công bằng các thiết bị", Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp với hội đồng ở Geneva, Thuỵ Sĩ, hôm nay.
Ghebreyesus cho biết trong hai ngày qua, Trung Quốc đã báo cáo ít trường hợp nhiễm bệnh hơn và đó là một tin tốt. "Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thận trọng và không đọc nó quá nhiều. Những con số có thể tăng trở lại", người đứng đầu WHO cảnh báo.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo tại Thụy Sĩ hôm 30/1. Ảnh: AFP.
Cuộc họp cũng đề cập tới việc đặt tên cho virus khởi phát từ Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hồi tháng 12. WHO đã chỉ định một cái tên tạm thời là dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV (chủng virus corona mới).
"Việc đưa ra một cái tên tạm thời để không có địa danh nào bị gắn cùng căn bệnh là điều rất quan trọng. Tôi chắc chắn rằng bạn vẫn thấy nhiều phương tiện truyền thông sử dụng những cái tên gắn liền với Vũ Hán hay Trung Quốc. Chúng tôi muốn đảm bảo không có bất cứ sự kỳ thị nào liên quan đến virus này", nhà dịch tễ học của WHO Maria van Kerkhove cho biết.
Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV khởi phát từ thành phố Vũ Hán hồi tháng 12/2019 hiện đã lan sang 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến nay, số người chết do dịch đã tăng lên 638, số ca nhiễm bệnh tăng lên hơn 31.481.
WHO hôm 30/1 tuyên bố đây là "tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế". Trung Quốc, trung tâm của dịch bệnh, đang chật vật đối phó thiếu hụt khẩu trang khi người dân ra sức vơ vét khẩu trang tại các cửa hàng bất chấp giá tăng chóng mặt, hay thậm chí tự may khẩu trang khi hàng giả tràn lan.
Tuần trước, Hiệp hội Y tế Thế giới (WMA) ra lời kêu gọi khẩn cấp với các chính phủ và WHO, đề nghị đa dạng hóa chuỗi cung ứng thuốc và vật tư nhằm hỗ trợ các chuyên gia y tế.
Các nước có bệnh nhân nhiễm virus corona. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)
Theo vnexpress.net
Ít nhất 20 vắc-xin phòng ngừa Covid-19 đang được phát triển Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang hợp tác với các nhà khoa học trên toàn cầu phát triển ít nhất 20 loại vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19). Bà Maria Van Kerkhove, một quan chức WHO, cho hay trong cuộc họp báo tại Geneva-Thụy Sĩ hôm 20-3 rằng một số loại vắc-xin...