Đại dịch Covid-19 ngày 5/4: Số ca nhiễm ở Tây Ban Nha vượt Italy
Đại dịch Covid-19 ngày 5/4: Tây Ban Nha vượt Italy để trở thành nước châu Âu có số người nhiễm virus corona nhiều nhất, trong khi Mỹ vượt quá 300.000 ca nhiễm.
Số ca nhiễm tại Tây Ban Nha vượt Italy
Lần đầu tiên từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở châu Âu, số ca nhiễm Covid-19 tại Tây Ban Nha đã vượt qua Italy. Tây Ban Nha ghi nhận 124.736 ca nhiễm mới, tăng 5.537 ca so với hôm qua (4/4), nhiều hơn Italy 104 ca. Số ca nhiễm tại Tây Ban Nha tăng nhẹ, đối lập với Italy đang có chiều hướng giảm.
Số ca nhiễm trong ngày của Italy tăng nhẹ lên 4.805 ca, song số người chết đã giảm xuống 681 trường hợp, thấp nhất từ ngày 23/3. Số trường hợp phải chăm sóc đặc biệt tại Italy cũng giảm từ 4.068 xuống 3.994, theo Reuters.
“ Điều đó rất quan trọng bởi nó cho phép các bệnh viện của chúng tôi có thời gian để thở“, Angelo Borelli, người đứng đầu cơ quan bảo vệ dân sự Italy khẳng định.
Diễn biến dịch ở Italy có dấu hiệu khả quan.
Theo giới chức Italy, số ca nhiễm tăng thêm tại nước này tăng mỗi ngày đang ở mức ổn định, không tăng thêm, đồng nghĩa dịch Covid-19 tại Italy dường như đã đạt đỉnh và có thể giảm trong vài ngày tới, nếu người dân tuân thủ lệnh phong tỏa của chính phủ.
Dù vậy, ở một số thành phố như Naples, Rome, Milan, một số người vẫn ra ngoài và thoải mái đi xuống đường. Theo ông Domenico Arcuri, ủy viên ban chống dịch Covid-19 của Italy, những người phá luật sẽ phải hối hận vì chủ quan.
“ Những hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy sự thoải mái trong hành vi của không ít người, rất may đây chỉ là thiểu số, và không nên lấy làm gương. Họ sẽ phải ân hận với hành động của mình“.
Trong khi đó, Pháp đang là nước có số người chết do Covid-19 trong ngày cao nhất châu Âu, với 1.053 trường hợp, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp có hơn 1.000 người thiệt mạng vì nhiễm SARS-CoV-2.
Số người chết do Covid-19 ở Pháp tăng mạnh.
Hôn thê Thủ tướng Anh có triệu chứng nhiễm Covid-19
Carrie Symonds, bạn gái của Thủ tướng Boris Johnson có các triệu chứng nhiễm Covid-19, theo Reuters. Sau khi người đứng đầu Chính phủ Anh xác định nhiễm virus corona, đến lượt Symonds có triệu chứng bệnh khi đang mang thai. Tình trạng sức khỏe của cô hiện đã ổn định.
“ Tôi dành cả tuần trước trên giường khi có những triệu chứng của Covid-19. Tôi không cần phải xét nghiệm. Sau 7 ngày nghỉ ngơi, tôi đã thấy khỏe hơn và đang hồi phục“, Symonds chia sẻ. “ Nhiễm Covid-19 khi mang thai là nỗi lo lớn. Với những người phụ nữ đang mang thai khác, hãy đọc kỹ và tuân thủ chỉ dẫn sức khỏe“.
Video: Thủ tướng Anh thừa nhận nhiễm Covid-19
Thủ tướng Johnson phải tự cách ly vào thứ Sáu tuần trước khi nhiễm Covid-19. Ông cùng bạn gái kém 23 tuổi tuyên bố đính hôn vào tháng 2 vừa qua. Johnson cũng là nguyên thủ đầu tiên trên thế giới nhiễm virus corona chủng mới.
Tổng thống Donald Trump bị chỉ trích
Cựu Phó tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Donald Trump là tổng thống đối phó với dịch bệnh tồi tệ nhất. Trong bài viết trên trang USA Today, Biden không tiếc lời chỉ trích Trump, đồng thời cho rằng thất bại trong việc ngăn chặn dịch Covid-19 ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tái đắc cử của Trump.
“ Diễn biến của đại dịch đang là thách thức cho thấy Trump không đủ năng lực để xử lý vấn đề trên tư cách tổng thống. Những thất bại đã được chứng minh của Trump về khả năng đánh giá tình hình và sự từ chối các kiến thức khoa học cho thấy ông ta là lãnh đạo tồi tệ nhất để dẫn dắt đất nước chúng ta vượt qua thách thức sức khỏe toàn cầu“, Biden phân tích.
Số ca nhiễm tại Mỹ đang tăng rất mạnh với 306.519 trường hợp nhiễm bệnh và 8.243 người chết. Bang New York vẫn dẫn đầu với 113.704 ca nhiễm. Riêng bang New York của Mỹ đã có số người nhiễm chỉ kém 3 quốc gia.
HỒNG NAM
Đại dịch Covid-19: Số người chết ở Pháp cao kỷ lục
Số người chết ở Pháp tăng khủng khiếp trong ngày 2/4, nâng tổng số người chết do SARS-CoV-2 trên toàn cầu lên trên 50 nghìn người.
7h30 (giờ Việt Nam), ngày 3/4, Worldometers cập nhật, số người thiệt mạng chỉ trong ngày 2/4 ở Pháp là 1.355 người, đưa tống số người thiệt mạng do SARS-CoV-2 tại quốc gia này lên 5.387 người. Đây là số ca thiệt mạng trong một ngày cao nhất thế giới từ trước đến nay được ghi nhận tại một quốc gia kể từ khi đại dịch bùng phát.
Pháp cũng vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia đứng thứ 4 thế giới về số người thiệt mạng do SARS-CoV-2 sau Italy (13.915 người), Tây Ban Nha (10.348) và Mỹ (5.886).
Số người thiệt mạng do SARS-CoV-2 trên toàn cầu cũng vượt qua mốc 50.000 người. 52.982 thiệt mạng tính đến sáng nay, tăng 5.759 ca so với 1 ngày trước đó. Đây cũng là mức tăng kỷ lục.
Hơn 1 triệu người nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn cầu.
Thế giới ngày 2/4 ghi nhận 1.014.296 ca người nhiễm SARS-CoV-2, tăng 79.100 ca nhiễm mới chỉ trong 24 giờ. Trung bình trong ngày 2/4, cứ 1 phút thế giới có 55 người nhiễm SARS-CoV-2. Đây là số ca tăng trong một ngày cao nhất trên toàn thế giới kể từ khi dịch bùng phát.
Riêng Mỹ, trong ngày 2/4 có tới 29.227 ca nhiễm mới, cũng là mức tăng cao nhất tại quốc gia này, đưa tổng số người nhiễm ở Mỹ lên 244.230 người, chiếm 24% số người nhiễm của thế giới.
Đại dịch Covid-19 hoành hành ở châu Âu và Mỹ nhưng có chiều hướng giảm mạnh ở Trung Quốc, nơi nó khởi phát. Kể từ 6/3, số ca nhiễm mới tại Trung Quốc luôn dưới 100 người/ngày, số người chết luôn dưới 30 người/ngày. Trong 1 tuần qua, số người chết tại Trung Quốc dưới 10 người/ngày.
Đại dịch Covid-19 đã lan tới 204 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quốc gia mới nhất ghi nhận có người nhiễm SARS-CoV-2 là Malawi. Quốc gia ở Nam châu Phi này ghi nhận 3 ca nhiễm vào ngày 2/4 khiến châu Phi chỉ còn 3 quốc gia chưa xuất hiện Covid-19 là Tây Sahara, Lesotho và Nam Sudan
HÀ THÀNH
Sinh viên Vũ Hán hai lần nhiễm nCoV Hai tháng vừa qua với Adele Jiang, 24 tuổi, sinh viên Đại học Vũ Hán, như cơn ác mộng khi hai lần dương tính với nCoV. Sau khi tái nhiễm nCoV vào ngày 21/3, Adele đang cách ly tại một khách sạn ở tỉnh Hồ Bắc. Cô hy vọng sẽ nhận kết quả xét nghiệm âm tính lần ba vào chủ nhật tuần...