Đại dịch COVID-19 ngày 28/4: 1 triệu ca mắc bệnh ở Mỹ, COVID-19 còn lâu mới hết
Đại dịch COVID-19 ngày 28/4: Thế giới vượt mốc 3 triệu ca nhiễm, Mỹ chiếm 1/3 số người mắc trong khi WHO dự đoán đại dịch này còn lâu mới qua.
Mỹ vượt mốc 1 triệu ca nhiễm
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Mỹ vượt mốc 1 triệu, số trường hợp thiệt mạng là khoảng 56 nghìn người với hơn 1.200 người chết trong ngày 27/4. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua đã công bố những hướng dẫn bổ sung gửi đến các bang, liên quan đến việc xét nghiệm và mở cửa trở lại.
Mỹ vượt mốc 1 triệu ca nhiễm.
Tính riêng ngày 27/4, Nga là nước ghi nhận số trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 cao thứ hai (hơn 6 nghìn), chỉ kém Mỹ. Tổng số người mắc COVID-19 ở nước này (hơn 87 nghìn) đã vượt qua Trung Quốc, xếp thứ chín trên thế giới.
“Việc dự đoán trung hạn, dài hạn rất khó khả thi. Để chọn một mốc thời gian lúc này như là bắn bừa trong bóng tối vậy”, người pháp ngôn của Điện Kremlin, Dimtry Peskov nói về thời điểm Nga có thể dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Video đang HOT
Tình hình dịch COVID-19 ở Tây Ban Nha, Italy, Đức, Pháp và Anh tiếp tục có xu hướng “hạ nhiệt”. Số người chết trong ngày ở Italy, Anh tăng nhẹ, nhưng số ca nhiễm mới giảm đáng kể.
Hơn 3 triệu ca nhiễm toàn cầu, COVID-19 “còn lâu mới hết”
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn thế giới vượt mốc 3 triệu người hôm qua (27/4), chưa đầy 2 tuần sau khi vượt qua con số 2 triệu (16/4). Tổng số trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 là khoảng 210 nghìn người.
Thế giới vượt mốc 3 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2.
“Đại dịch còn lâu mới hết. Chúng ta còn một chặng đường dài trước mắt và rất nhiều việc phải làm”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom chia sẻ. Ông nhấn mạnh rằng xu hướng gia tăng số ca nhiễm và số người chết đang được ghi nhận ở châu Phi, Đông Âu, Mỹ Latin và một số nước châu Á.
Ông Tedros cho biết các thống kê dịch COVID-19 ở nhiều nước trên thế giới chưa đầy đủ do năng lực xét nghiệm chưa đáp ứng được.
“Virus này không thể bị đánh bại nếu chúng ta không đoàn kết. Chúng sẽ xâm nhập qua những kẽ hở giữa chúng ta”, Tổng giám đốc WHO chia sẻ.
Anh sắp vượt qua đợt dịch đầu tiên “thành công”
Thủ tướng Anh Boris Johnson, trong ngày làm việc đầu tiên sau khi được chữa khỏi COVID-19, kêu gọi người dân tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội. Ông Johnson tuyên bố Anh sắp vượt qua đợt dịch đầu tiên.
“Tôi yêu cầu mọi người kiềm chế sự sốt ruột vì tôi tin rằng chúng ta sắp kết thúc giai đoạn đầu tiên của cuộc chiến và bất kể tổn thất bao nhiêu, chúng ta sắp thành công”, Thủ tướng Anh nói.
Dù vậy, ông cũng cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 có thể bùng phát mạnh thêm một lần nữa. Do đó, nước Anh không được phép mất kiểm soát ở thời điểm hiện tại để không hứng chịu thảm họa.
Ông Chris Whitty, Cố vấn y tế của chính phủ Anh cho biết cuộc chiến đẩy lùi COVID-19 vẫn còn một chặng đường dài phía trước dù đỉnh dịch đầu tiên đã qua.
TIỂU CƯỜNG
Đánh bật WHO, Mỹ sẽ chuyển số tiền WHO phân bổ đi đâu?
Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cố vấn của ông đang "vận động sau hậu trường" để đẩy bật WHO xuống hàng thứ yếu trên một số mặt trận.
Mỹ dự định chuyển số tiền do WHO phân bổ cho các tổ chức phi chính phủ về chăm sóc sức khỏe, báo Washington Post đưa tin dẫn nguồn từ các quan chức và bản tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ.
"Ngoại trưởng yêu cầu Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tìm kiếm và huy động các chương trình hỗ trợ quốc tế, ngoại trừ WHO", tài liệu do nhân viên ngoại giao gửi mà báo Washington Post có được cho biết.
Theo nguồn tin này, Tổng thống Mỹ Donald Trump và các cố vấn của ông đang "vận động sau hậu trường" để đẩy bật WHO xuống hàng thứ yếu trên một số mặt trận.
Trước đó Trump đã tuyên bố ngừng tài trợ cho WHO. Chính quyền Trump cáo buộc tổ chức này không phản ứng mau lẹ và đầy đủ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Ngoại trưởng Mike Pompeo không loại trừ rằng, Mỹ sẽ không bao giờ khôi phục khoản tài trợ cho WHO đã bị đình chỉ.
Sau đó, như Bloomberg trích dẫn nguồn tin cho biết, ông Pompeo lại đề nghị Mỹ tiếp tục tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khuôn khổ chương trình chống bệnh viêm đa cơ và virus corona, nhưng chỉ tại 7 quốc gia. Theo dữ liệu của báo, có bức thư do Bộ Ngoại giao gửi Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nhận xét rằng WHO đóng vai trò chủ chốt trong cuộc đấu tranh chống bệnh bại liệt và Covid-19 tại 7 nước: Afghanistan, Ai Cập, Libya, Pakistan, Sudan, Libya và Thổ Nhĩ Kỳ.
Lãnh đạo Mỹ - Pháp điện đàm, thống nhất 'cần phải cải tổ WHO' Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa có cuộc điện đàm, thống nhất ý kiến cải tổ WHO. Sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, Phó Thư ký Nhà Trắng Judd Deere cho biết, lãnh đạo 2 nước đồng ý về vấn đề cải tổ Tổ chức Y...