Đại dịch COVID-19 giúp Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng tại châu Phi
Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phi tăng cao nhờ những nỗ lực hỗ trợ châu lục đen của Bắc Kinh trong cuộc chiến chống COVID-19.
Hiện nay, các nước châu Phi đang phải ‘gồng mình’ chống lại COVID-19 và hầu hết các nước tại châu lục đen đều nhận được sự hỗ trợ của Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc và Quỹ Jack Ma đồng hành trong chiến dịch viện trợ thiết bị y tế cho châu Phi.
Ví dụ, Ethiopia và Burkina Faso là hai nước, nơi có các bác sỹ Trung Quốc đóng vai trò cố vấn trong cuộc chiến với đại dịch toàn cầu này. Các phóng viên thường trú tại các nước châu Phi thuộc Hãng tin DW (Đức) cho hay những container chứa khẩu trang, quạt thông gió và quần áo bảo vệ Trung Quốc liên tục cập cảng các nước châu Phi.
Tỉ phú Trung Quốc Jack Ma và quỹ Jack Ma đang nổi tiếng với những chuyến hàng viện trợ lớn dành cho Rwanda, Cameroon và nhiều nước khác tại châu Phi.
Cái đích đằng sau chiến dịch ‘ngoại giao khẩu trang’
Video đang HOT
Theo nhận định của Giáo sư giảng dạy bộ môn Chính trị và Quan hệ Quốc tế thuộc Trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi (SOAS) tại London, Stephen Chan, những nỗ lực cứu trợ của Trung Quốc thực sự khẩn thiết. “Người Trung Quốc cung cấp khẩu trang, quạt thông gió và dụng cụ xét nghiệm, đó là tất cả những thứ châu Phi đang thiếu”, ông nói và bổ sung rằng chính Phủ Trung Quốc làm điều này để thắt chặt mối quan hệ ngoại giao với châu Phi.
Điều này hoàn toàn không có gì mới lạ, vì theo ông Chan Trung Quốc đã nhiều năm nay triển khai rầm rộ các dự án cơ sở hạ tầng và các chương trình viện trợ tại châu Phi.
Vì thế, sự hỗ trợ của Trung Quốc trong thời điểm đại dịch này có thể xem như là việc tiếp tục quan hệ hợp tác và là biểu hiện của thiện chí, cho dù trong thời gian gần đây tại Trung Quốc nổi lên làn sóng kỳ thị người da đen đang sinh sống tại Trung Quốc.
Cụ thể là, những người châu Phi sinh sống tại thành phố Quảng Châubắt buộc phải đi xét nghiệm virus COVID-19 và phải cách ly 14 ngày.
Chủ nghĩa kỳ thị tại Trung Quốc trong mùa dịch
Tại Trung Quốc, người nước ngoài thường được xem là đối tượng có nguy cơ mang virus COVID-19 và đó là lý do vì sao người châu Phi không được đi vào các siêu thị hoặc thậm chí bị chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
Cho đến nay, chính phủ Trung Quốc phủ nhận những cáo buộc về sự phân biệt chủng tộc song ông Chan cho biết Bắc Kinh đã đưa ra một số biện pháp. Chính quyền Quảng Châu đã triển khai những chiến dịch chống phân biệt chủng tộc để tháo gỡ vấn đề này
Tuy nhiên, cơn phẫn nộ trên truyền thông châu Phi cho thấy hình ảnh của Trung Quốc đã bị thiệt hại phần nào tại lục địa này.
Ông Cobus van Staden, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Nam Phi về các vấn đề quốc tế (SAIIA) tại Johannesburg cũng đồng quan điểm. Ông nói: “Có nhiều phản ứng tức giận sau khi người châu Phi bị kỳ thị tại Quảng Châu. Chúng tôi nhận thấy các nhóm dân sự châu Phi đang gây sức ép yêu cầu lời giải thích của các chính phủ.”
‘Chúng ta cùng hội, cùng thuyền’
Song theo ông van Staden, chính phủ các nước châu Phi không có nhiều sự lựa chọn. Cuộc khủng hoảng corona đã buộc châu luc này cần hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết với Trung Quốc. “Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn câu buộc châu Phi phải đàm phán lại về vấn đề nợ tài chính với Trung Quốc”, ông van Staden cho hay.
Giáo sư Stephan Chan cũng cho rằng sẽ có không có thay đổi nào về phương hướng hợp tác tại châu Phi. “Tôi không cho rằng những vụ việc xảy ra gần đây tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ chính trị giữa hai bên. Có rất ít sự phản đối ở cấp chính thức.”
Theo ông Chan, có thể thấy rõ rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng tại châu Phi chính nhờ cuộc khủng hoảng COVID-19. Các chiến dịch viện trợ hiện nay cho thấy rõ Trung Quốc đang là một đối tác hữu ích và biết cảm thông đối với châu Phi. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc cũng chịu thiệt bởi cuộc khủng hoảng này, thông điệp của Trung Quốc đối với châu Phi càng rõ ràng hơn: “Chúng ta cùng hội, cùng thuyền”.
Thủ tướng New Zealand sẽ tham dự cuộc họp nội các Australia mở rộng
Ngày 5/5, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern sẽ tham dự cuộc họp Nội các liên bang Australia mở rộng để thảo luận về khả năng mở cửa biên giới.
Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 4/5 cho biết, ông đã mời Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tham dự cuộc họp nội các liên bang mở rộng của Australia vào ngày 5/5.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và Thủ tướng Australia Scott Morrion họp báo chung trong chuyến thăm Australia của Thủ tướng Jacinda vào 2019. Ảnh: Stuff.
Theo dự kiến, trong cuộc họp này, Thủ tướng New Zealand sẽ cùng thảo luận với Thủ tướng Australia và thủ hiến các bang của nước này về khả năng hai nước mở cửa biên giới và việc New Zealand sử dụng ứng dụng điện tử COVIDSafe nhằm truy vết những người có khả năng mắc Covid-19.
Trước đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston Peters đã đưa ra đề xuất mở cửa biên giới giữa New Zealand và Australia trong bối cảnh hai nước đang kiểm soát tốt dịch Covid-19.
Cho đến thời điểm này, Australia chưa có phản hồi chính thức về đề xuất của New Zealand song Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton cho biết, khi New Zealand "đang ở giai đoạn tương tự như Australia trong cuộc chiến chống Covid-19" thì nước này có thể cân nhắc việc cho phép người dân hai nước qua lại trong một giai đoạn nhất định.
Để việc này được diễn ra an toàn, Australia đang xem xét khả năng thực thi các biện pháp như kiểm tra thân nhiệt tại sân bay. Nếu người dân New Zealand cài đặt ứng dụng COVIDSafe giống như người dân Australia thì sẽ thuận lợi cho cho việc đảm bảo việc đi lại giữa hai nước được diễn ra an toàn.
Thổ Nhĩ Kỳ chống Covid-19 "không giống ai' vẫn cho kết quả tích cực? Nằm trong số 10 nước có số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không hề áp lệnh phong tỏa toàn quốc hay yêu cầu tất cả người dân ở nhà. Cuối tuần trước, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt lệnh giới nghiêm 48 giờ đối với 31 tỉnh trên cả nước, tác động tới 3/4 dân...