Đại dịch Covid-19 đang thay đổi châu Âu theo cách nguy hiểm
Những xu hướng thay đổi này đều nổi lên từ trước khi Covid-19 bùng phát, nhưng giờ là lúc chúng gia tăng mạnh mẽ và thúc đẩy chủ nghĩa dân túy bài EU.
Dịch Covid-19 vẫn đang ở những chương đầu của một câu chuyện dài và vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động tổng thể của đại dịch. Tuy nhiên, ai cũng có thể nhận thấy rõ 6 xu hướng tiêu cực đối với châu Âu. Những xu hướng này đều đã nổi lên từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát, nhưng giờ là lúc chúng gia tăng mạnh mẽ và thúc đẩy chủ nghĩa dân túy bài EU.
Một cửa hàng ở Rome treo biển đề nghị chính phủ Itaky trợ giúp mở cửa trở lại sau lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19. Ảnh: EPA
Toàn cầu hóa đảo ngược
Covid-19 khiến nhiều người có lý do để kêu gọi sự độc lập (về kinh tế) nhiều hơn. Từ rất lâu trước khi dịch bệnh ập đến, đã có nhiều người kêu gọi ủng hộ xu hướng toàn cầu hóa đảo ngược và tái bố trí chuỗi cung cấp (theo hướng chuyển quy trình sản xuất các mặt hàng về nước gốc của công ty). Điều này xuất phát 1 phần từ chính trị: các chính sách bảo hộ của chính quyền Donald Trump đang đe dọa chuỗi cung cấp toàn cầu và việc Anh theo đuổi Brexit “cứng”.
Yếu tố kinh tế cũng quan trọng: sự khác biệt về tiền lương (nhân công) giữa các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và các nước giàu đang ngày càng thu hẹp, giảm bớt lợi thế của việc sản xuất ở nước khác.
Giờ đây, các lo ngại về an ninh cung cấp thuốc, các thiết bị y tế và thậm chí cả các linh kiện chủ chốt cho ngành công nghiệp ô tô, cùng với sự nghi ngờ ngày càng lớn đối với các công ty Trung Quốc, đã thúc đẩy việc các nước tìm cách đưa chuỗi sản xuất về nội khối châu Âu hoặc nội địa từng nước.
Xu hướng chính trị “quốc gia trước tiên”
Một số nước châu Âu hiện nay có sức ảnh hưởng hơn, quyền lực hơn so với các thể chế EU. Hàng chục năm qua, các thể chế này đã mất dần sự ủng hộ của một số nước thành viên, làm giảm dần quyền lực mà EU từng giành được.
Trong khi đó, các nước thành viên cũng không ngừng củng cố vị thế của mình trong những thời điểm khó khăn. Họ đã làm điều đó 10 năm trước, trong các cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu và khủng hoảng Eurozone, khi đó họ đã phải cung cấp tiền cứu trợ các nước khó khăn.
Giờ đây, họ lại làm điều đó một lần nữa. Ủy ban châu Âu đã phải gặp nhiều khó khăn trong việc đoàn kết 27 thành viên và để phối hợp các giải pháp đối phó với Covid-19, không chỉ vì hầu hết các sức mạnh chính về y tế, chính sách tài khóa và các đường biên giới ở cấp độ quốc gia mà còn vì nhiều người đang chờ đợi vào các nhà lãnh đạo quốc gia đi đầu trong việc giải quyết các khó khăn.
Video đang HOT
Kiểm soát chặt chẽ hơn các đường biên giới
Liên minh châu Âu đã đẩy mạnh việc kiểm soát các đường biên giới bên ngoài của khu vực đi lại tự do Schengen từ năm 2015, khi làn sóng di cư và tị nạn lần đầu tiên tăng lên mức báo động. Một số nước thậm chí đã dựng các chốt kiểm tra biên giới bên trong khu vực Schengen.
Tình trạng khẩn cấp y tế đã làm gia tăng sự nghi ngờ đối với người nước ngoài hồi tháng 3 vừa qua và các nước khu vực Schengen của EU đã đóng cửa đường biên giới bên ngoài với những người đi lại không vì mục đích quan trọng.
Thêm trở ngại khác đối với việc đi lại trong khu vực Schengen cũng đã nổi lên. Ở một chừng mực nào số điểm các nước sẽ kiểm soát tốt hơn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, nhưng họ sau đó sẽ càng lo ngại hơn về việc mở cửa đường biên giới Schengen.
Đòn mạnh đối với các chính sách xanh
Đại dịch Covid-19 sẽ làm gia tăng sự phản đối đối với các chính sách vốn được đặt ra nhằm kiềm chế cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Trước khi dịch Covid-19 tới, các đảng theo chủ nghĩa dân túy như Đảng Dân chủ xã hội Thụy Điển, AfD ở Đức, Nigel Farage ở Anh và lực lượng áo vàng ở Pháp đã tận dụng sự phản đối đối với các chính sách xanh như một công cụ để lôi kéo sự ủng hộ.
Nhiều cử tri có tiêu chuẩn sống bị giảm đáng kể cũng sẽ không muốn công việc của mình, thu nhập của mình bị tác động thêm nữa từ các biện pháp được thiết kế nhằm đối phó với tình trạng khẩn cấp khí hậu. Các nhà lãnh đạo EU khẳng định kế hoạch của họ về kiềm chế phát thải carbon là bất khả xâm phạm. Nhưng với một “vết cắn” của suy thoái, áp lực sẽ ngày càng gia tăng, buộc họ phải giảm bớt các chương trình xanh.
Căng thẳng Đông-Tây
Trong vài năm qua, căng thẳng Đông-Tây đã khiến Hungary, Ba Lan và đôi khi một số nước Trung Âu khác bất đồng với phần còn lại của EU.
Họ bất đồng về việc phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người di cư và tị nạn, trong đó một số nước Đông Âu từ chối tiếp nhận thêm; bất đồng về các mục tiêu giảm thiểu khí thải carbon, trong đó các nước phía đông có xu hướng phụ thuộc vào than đá; cùng những bất đồng về các quy tắc pháp luật và thể chế khác…
Covid-19 đang khoét sâu thêm những rạn nứt. Trung Âu lo ngại rằng họ sẽ mất tiền từ ngân sách EU cho các nước phía Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh.
Rạn nứt Bắc-Nam
Dịch Covid-19 cũng khoét sâu thêm những rạn nứt Bắc-Nam – vốn nổi lên trong cuộc khủng hoảng eurozone 10 năm trước. Đức, Hà Lan và các đồng minh phía Bắc khi đó miễn cưỡng trợ giúp các nước phía Nam gặp khó khăn.
Giờ đây, dịch Covid-19 tấn công EU một cách bất đối xứng. Các nước phía Nam, đặc biệt là Italy và Tây Ban Nha, hứng chịu thiệt hại về nhân mạng nặng nề hơn so với các nước khác, bắt đầu cuộc khủng hoảng hiện nay với mức nợ công cao hơn và phụ thuộc vào các ngành công nghiệp như du lịch vốn dĩ bị ảnh hưởng một cách thảm hại.
Họ muốn có sự đoàn kết từ phía Bắc với ý tưởng về “trái phiếu châu Âu” (eurobond): EU với tư cách là một tổng thế sẽ huy động tiền và sau đó chi tiền cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các nhà lãnh đạo EU đông ý thiết lập một quỹ phục hồi để hỗ trợ khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng tiền nhiều khả năng sẽ được cung cấp theo hình thức khoản vay hơn là tài trợ, vì các nước phía Bắc vẫn phản đối việc tài trợ tiền quy mô lớn cho các nước phía Nam, dù các nước này đã vượt trần nợ công.
Tính “keo kiệt” này xuất phát từ sự phản đối của các cử tri phía Bắc đối với việc tài trợ. Nhưng nó lại là trở thành cái cớ cho các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy như Matteo Salvini, ở Italy. Một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy 49% người Italy muốn rời khỏi EU.
Không khu hướng nào trong số 6 xu hướng kể trên được hoan nghênh. Nếu châu Âu thúc đẩy sự độc lập quá xa, nó sẽ làm suy yếu các lợi ích mà thương mại đem lại cho toàn bộ lục địa. Đóng cửa các đường biên giới bên trong khu vực Schengen hay các đường biên giới của mình, một khi Covid-19 đã được kiểm soát, sẽ không đạt được nhiều điều. Và khi EU đang phải đối mặt với các thách thức xuyên quốc gia như sự suy thoái kinh tế, một đại dịch, biến đổi khí hậu, thì lại càng cần các thể chế trung tâm mạnh mẽ.
Các nhà lãnh đạo EU cũng không nên đi chậm lại các nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu. Những bất đồng Đông-Tây đang báo động và không thể được giải quyết bằng cách chịu đựng sự bất tuân các quy tắc pháp luật. Đối với sự chia sẽ Bắc-Nam, ECB có thể đảm bảo Italy và các thành viên phía Nam khác ở trong eurozone. Tuy nhiên, bối cảnh chính trị của một sự chia rẽ không được giải quyết có thể sẽ vô cùng khó chịu, làm gia tăng làn sóng bài EU trên khắp khối và thậm chí có thể khiến một nước nào đó rời EU hay tời eurozone.
Thế giới "nín thở" đợi màn đáp trả của Iran nhằm vào Mỹ và đồng minh
Quan chức Iran đã hé lộ đích thân quân đội Iran sẽ ra tay trực tiếp để đáp trả mạnh mẽ Mỹ sau vụ Mỹ không kích hạ sát tướng Iran Soleimani.
Thi thể Tướng Qassem Soleimani hôm 6/1 đã được đưa về quê nhà Kerman và dự kiến sẽ được chôn cất ngay trong ngày 6/1. Khi tang lễ xong xuôi, dự báo Iran sẽ sớm có hành động đáp trả đối với Mỹ và mức độ trả đũa như thế nào đang được cả thế giới dõi theo.
Đại giáo chủ Iran Khamenei. Ảnh: Middle East Eye.
Những ngày qua, tại Iran, Iraq, hàng biển người đã xuống đường hòa vào bầu không khí tang thương của tang lễ vị Tướng Iran Soleimani - nhân vật được đánh giá là quyền lực thứ 2 tại Iran sau Đại giáo chủ Ali Khamenei.
Từ Iraq - nơi tướng Soleimani thiệt mạng, đám tang đã được tổ chức tại thủ đô Baghdad và 2 thành phố thánh địa linh thiêng của người Hồi giáo dòng Shiite, là Najaf và Karbala. Khi về Iran, thi thể của ông được đưa qua 5 thành phố của nước này trước sự thương xót của hàng triệu người dân đất nước.
Tình yêu với ông lớn bao nhiêu, thì quyết tâm đáp trả Mỹ của người dân Iran lớn bấy nhiêu: "Người Iran, sớm hay muộn, sẽ có hành động trả thù Mỹ và đồng minh."
"Tướng Soleimani là người đã đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của Iran, việc Mỹ không kích giết hại ông sẽ phải nhận lấy hành động đáp trả, dù tất cả chúng tôi có thể hi sinh tính mạng. Cuối cùng, Mỹ phải rời khỏi Trung Đông".
"Điều tối thiểu chúng tôi sẽ làm là quét sạch lực lượng Mỹ ra khỏi khu vực."
Người dân Iran là vậy, còn Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei hứa sẽ đáp trả Mỹ một cách quyết liệt nhất, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo về 1 cái giá rất đắt, trong khi Tướng lĩnh Iran tuyên bố, màn đáp trả sẽ là 1 hành động quân sự mạnh tay. Thậm chí, Tướng Hossein Dehghan, cố vấn quân sự cho Đại giáo chủ Ali Khamenei tuyên bố, đích thân quân đội Iran sẽ hành động trực tiếp, chứ không phải chỉ là những lực lượng vũ trang mà nước này hậu thuẫn trong khu vực. Và 35 mục tiêu của Mỹ, bao gồm cả thành phố Tel Aviv đang nằm trong tầm ngắm của Iran.
Hiện Mỹ và các đồng minh Trung Đông là những bên đang phải cảnh giác cao độ, nhằm ứng phó màn đáp trả tới đây của Iran. Liên tiếp những cảnh báo về 1 hậu quả "thảm khốc" đã được Mỹ đưa ra nhằm ngăn chặn Iran "hành động liều lĩnh".
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định, vụ không kích tiêu diệt tướng Iran tại Iraq không xuất phát từ ý định muốn châm ngòi Iran mà chỉ mang thông điệp cảnh báo: Nếu Iran tấn công trả đũa thì 52 mục tiêu trên lãnh thổ quốc gia Hồi giáo này sẽ bị tấn công "một cách không tương xứng" với những loại vũ khí "mới".
Kịch bản Mỹ - Iran sẽ có những hành động leo thang cận kề, khiến thế giới "không thể ngồi im". Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres hôm 6/1 nhấn mạnh, "chảo lửa căng thẳng hiện nay" đang khiến ngày càng nhiều quốc gia đưa ra những quyết định khó lường, với những hậu quả không thể dự đoán được và nguy cơ sâu sắc của những tính toán sai lầm: "Thông điệp của tôi rất đơn giản và rõ ràng: Dừng leo thang căng thẳng. Kiềm chế tối đa. Khôi phục đối thoại. Đổi mới hợp tác quốc tế. Đừng bao giờ quên những nỗi đau khủng khiếp mà nhân loại phải hứng chịu do chiến tranh. Và lúc nào cũng vậy, những người dân bình thường lại là những người phải trả giá nhiều nhất. Trách nhiệm chung của chúng ta là phải ngăn chặn điều này."
Theo vị Tổng thư ký, thế giới sẽ không đủ khả năng ứng phó cho một cuộc chiến mới. Còn đồng minh của Mỹ là châu Âu cũng liên tiếp đưa ra lời kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng, bởi lẽ họ có thể là 1 phần miễn cưỡng của cuộc chiến. Ngay cả Saudi Arabia - 1 đồng minh lớn của Mỹ, 1 kẻ thù không đội trời chung với Iran cũng không muốn 1 cuộc chiến tranh xảy ra, gây bất ổn tại khu vực.
Ngoại trưởng Saudi hôm 6/1 cho biết: "Chúng tôi rất quan tâm đến tình hình hiện nay trong khu vực và muốn nó không leo thang thêm nữa. Hiện đang là thời điểm nhạy cảm, nguy hiểm buộc chúng ta phải nhận thức được những rủi ro và hiểm họa nếu xảy ra xung đột. Nó không còn là vấn đề an ninh khu vực mà rộng lớn hơn là toàn cầu. Chúng tôi hi vọng các bên hành động tránh leo thang và khiêu khích".
Lo ngại về màn đáp trả lẫn nhau giữa Mỹ và Iran, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo công dân đi lại tại Trung Đông, trong đó một số nước đã lên kế hoạch cho công tác sơ tán./.
Theo Đình Nam/VOV1 (tổng hợp)
Số phận 'Lục địa già' Eurozone trong bối cảnh bất ổn rình rập Số phận kinh tế của "Lục địa già" sẽ phụ thuộc đặc biệt vào những tiến triển của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như hậu quả của việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit. Hai người phụ nữ quyên lưc cua châu Âu có thể thúc đẩy các chương trinh cải...