Đại dịch Covid-19: Cách ly xã hội có thể cứu sống hàng triệu người
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia ở London tuyên bố rằng nếu không thực hiện các bước ngăn chặn sự lây lan của virus corona như cách ly xã hội thì đại dịch Covid-19 có thể giết chết 40 triệu người trong năm nay.
Theo SCMP, nghiên cứu cảnh báo các chính phủ sẽ phải đưa ra “quyết định đầy thách thức” nhưng các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội có thể giảm một nửa số người chết vì Covid-19.
Các nhân viên tại nhà máy ô tô Dongfeng Honda ở Vũ Hán, Trung Quốc ngồi cách nhau 2m trong giờ ăn trưa ngày 23/3/2020.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia ở London đã sử dụng một mô hình toán học để tính toán rằng, đại dịch Covid-19 có thể giết chết tới 20 triệu người trên toàn thế giới trong năm nay.
Họ cũng cảnh báo rằng, nếu không thực hiện biện pháp cách ly xã hội, căn bệnh này có thể giết chết tới 40 triệu người trên toàn thế giới.
Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh, các biện pháp mạnh mẽ hơn để ngăn virus corona lây lan có thể giúp giảm số người chết vì Covid-19 hơn nữa.
Theo đó, các chính phủ sẽ phải đối mặt với những quyết định đầy thách thức trong những tuần tới và thậm chí vài tháng tới để áp đặt lệnh cách ly xã hội cũng như duy trì biện pháp này đủ lâu để đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Các nhà nghiên cứu cho biết, sự cách ly xã hội trên diện rộng nếu được triển khai sớm và duy trì đủ lâu có thể cứu sống 38,7 triệu người.
Trong khi đó, theo nghiên cứu riêng biệt của các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ và Anh trên tạp chí Science, việc phong tỏa Vũ Hán, nơi khởi phát Covid-19, có thể đã giúp Trung Quốc giảm hơn 700.000 ca nhiễm virus corona.
Những biện pháp kiểm soát quyết liệt của Trung Quốc tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, trong 50 ngày đầu tiên bùng phát Covid-19 được cho là đã giúp các tỉnh thành khác trên cả nước có thêm thời gian quý báu để chuẩn bị và thiết lập các hạn chế của riêng mình nhằm ngăn đại dịch.
“Phân tích của chúng tôi cho thấy nếu không có lệnh cấm đi lại ở Vũ Hán cùng những phản ứng khẩn cấp quốc gia, sẽ có hơn 700.000 trường dương tính với virus corona được xác nhận bên ngoài Vũ Hán khi ấy”, Christopher Dye, nhà khoa học thuộc đại học Oxford, Anh, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 854.000 ca nhiễm, hơn 42.000 người chết và gần 177.000 trường hợp bình phục. Mỹ và châu Âu đang là tâm dịch của thế giới, trong khi Trung Quốc, nơi khởi phát Covid-19 đang dần khống chế được tình hình.
Bill Gates: Hạn chế tiếp xúc là 'ưu tiên hàng đầu' để chống dịch
Tỷ phú nổi tiếng cho rằng Mỹ cần làm theo các nước châu Á, đặt hạn chế tiếp xúc xã hội làm ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực giảm tốc độ lây lan của dịch virus corona.
Trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình CNN, tỷ phú Bill Gates cho rằng các quốc gia từng chịu ảnh hưởng của dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) vào năm 2003, điển hình là các nước châu Á, "là những nơi ứng phó tốt nhất trước dịch bệnh này vì họ hành động ngay từ khi số ca nhiễm còn rất ít".
"Chúng ta còn chưa đến đỉnh dịch", nhà sáng lập MIcrosoft cảnh báo.
Ông kêu gọi chính phủ tiến hành nhiều biện pháp phong tỏa hơn nữa để giảm tốc độ gia tăng ca nhiễm và bệnh nhân tử vong vì virus corona. Ông nhấn mạnh hạn chế tiếp xúc xã hội có ý nghĩ then chốt trong cuộc chiến với chủng virus này.
Tỷ phú Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft, trả lời phỏng vấn trên CNN ngày 26/3 về dịch virus corona. Ảnh: CNN.
"Thật đau lòng khi chúng ta cần thúc đẩy cách ly xã hội ở cấp độ cao, mà tôi gọi là ngắt nguồn. Không có chỗ cho thỏa hiệp. Bạn khó nói trước rằng chỉ một tuần nữa thôi là có thể trở lại nhà hát vì bạn vẫn có nguy cơ nhiễm hoặc lây nhiễm cho người khác", ông chia sẻ.
"Khi chúng ta còn chưa đạt được mức độ chắc chắn với số ca nhiễm thấp, tôi nghĩ dù là mua nhà, mua xe hay ra nhà hàng thì cũng không ai muốn làm. Họ muốn bảo vệ những người cao tuổi", Bill Gates nhận định.
Nhà sáng lập Microsoft nói từ năm 2015 ông đã cảnh báo đại dịch là nguy cơ lớn nhất với thế giới chứ không phải chiến tranh hạt nhân.
Kể từ đó, ông liên tục kêu gọi tăng đầu tư chuẩn bị ứng phó đại dịch, nâng cao huấn luyện, sản xuất vaccine và phương pháp chẩn đoán. Tuy nhiên, những lời kêu gọi đã không được lắng nghe.
"Đây thật sự là một viễn cảnh ác mộng", Bill Gates chia sẻ về dịch virus corona.
Số ca nhiễm virus corona tại Mỹ nhảy vọt trong vài ngày qua, vượt mốc 82.000 người và biến Mỹ thành nước có nhiều người nhiễm virus nhất thế giới. Ảnh: Reuters.
Ông đánh giá chính phủ Mỹ đang ứng phó đại dịch một cách chậm chạp và hỗn loạn. Nước Mỹ đáng lẽ sẽ khá hơn nếu "biết hành xử giống một chút với những nước đang ứng phó tốt nhất với đại dịch này".
"Về căn bản, cả nước Mỹ cần thực hiện những gì một số vùng ở Trung Quốc đã làm khi họ phát hiện bệnh truyền nhiễm này", ông chia sẻ.
Ca nhiễm đầu tiên ở Mỹ được ghi nhận vào ngày 21/1 là một người đàn ông ở bang Washington gần đây đã đi du lịch đến Vũ Hán, Trung Quốc.
Trong vòng 6 tuần, số ca nhiễm virus corona được xác nhận ở Mỹ đã lên tới 82.404 hôm 26/3, lớn hơn bất cứ quốc gia nào trên toàn cầu, vượt cả Italy và Trung Quốc, theo Đại học Johns Hopkins.
Cảnh sát Ấn Độ dùng gậy đánh người không chấp hành lệnh giới nghiêm
Ấn Độ ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, cấm người dân ra đường để ngăn Covid-19. Nhiều người đã vô tư ra đường và không đeo khẩu trang đã bị cảnh sát dùng gậy đánh nhắc nhở.
Nhân viên y tế ở Mỹ sẽ dùng vắc xin corona vào mùa thu tới Vắc xin đang được thử nghiệm trên người ở Mỹ có tên mRNA-1237 do công ty Moderna phát triển. Hiện có 45 người tình nguyện tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin này. Đây là một bước tiến đáng ghi nhận trong công tác điều chế vắc xin, nhưng không có nghĩa là phương pháp phòng ngừa Covid-19 bằng vắc xin này sẽ...