Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, kết quả cuộc khảo sát của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) nhân ngày sức khỏe tâm thần thế giới (10/10) cho thấy một nửa số người được hỏi (51%) cho rằng đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của họ.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 19/9/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong báo cáo mới “Nhu cầu lớn nhất là được lắng nghe: Tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý xã hội trong COVID-19″, Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế chứng minh rằng đại dịch đang làm tăng thêm mức độ căng thẳng bất thường và đau khổ đối với các cộng đồng trên toàn thế giới. Sự bùng phát dịch bệnh đang làm trầm trọng thêm các tình trạng sức khỏe tâm thần hiện có, gây ra những tình trạng mới và khiến việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần càng trở nên khan hiếm hơn.
Tổng giám đốc ICRC, ông Robert Mardini nhấn mạnh: “Cuộc khủng hoảng sức khỏe COVID-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng đau khổ tâm lý của hàng triệu người đang phải sống qua các cuộc xung đột và thảm họa. Các biện pháp hạn chế đóng cửa, mất tương tác xã hội và áp lực kinh tế đều đang ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc của mọi người. Sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất, nhất là trong các tình huống khủng hoảng thì nhu cầu sức khỏe tâm thần đặc biệt quan trọng”.
Video đang HOT
Báo cáo cũng nêu rõ những nhu cầu cấp bách về sức khỏe tâm thần của những người đang ở tuyến đầu của đại dịch, từ nhân viên y tế, tình nguyện viên, nhân viên cộng đồng, nhân viên xã hội, người thu gom xác, lãnh đạo cộng đồng và nhiều người khác. Gần 3/4 người trả lời khảo sát ICRC (73%) nói rằng nhân viên y tế tuyến đầu và những người trả lời đầu tiên có nhu cầu được hỗ trợ sức khỏe tâm thần nhiều hơn người bình thường. Họ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với COVID-19, làm việc nhiều giờ và luôn phải chịu những sự kiện căng thẳng và kỳ thị khi hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Họ cần được hỗ trợ và chăm sóc để đảm bảo họ có thể tiếp tục quan tâm thích hợp đến những người khác.
Các khuyến nghị cho các bang, các nhà hoạch định chính sách, những người ủng hộ và thực hành hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội bao gồm: Đảm bảo tiếp cận sớm và bền vững với các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch; Tích hợp sức khỏe tâm thần và hỗ trợ tâm lý xã hội trong tất cả các phản ứng giải quyết các nhu cầu phát sinh do đại dịch; Ưu tiên bảo vệ sức khỏe tâm thần và phúc lợi của nhân viên và tình nguyện viên đáp ứng các nhu cầu nhân đạo trong đại dịch.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đang tạo ra một cơ hội lịch sử để biến các cam kết thành hành động. Nếu không làm như vậy sẽ kéo dài cuộc khủng hoảng cả về kinh tế, xã hội và sức khỏe, ông Mardini nói thêm.
Gia tăng các vùng có nguy cơ lây nhiễm cao tại Indonesia
Đơn vị đặc trách ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Indonesia ngày 8/9 thông báo các vùng dịch có nguy cơ lây nhiễm cao ở nước này đã mở rộng trong thời gian gần đây với số ca mắc gia tăng.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 19/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo người phát ngôn đơn vị trên, ông Wiku Adisasmito, số thành phố và quận huyện được phân loại có nguy cơ lây nhiễm cao hay còn gọi là "vùng đỏ", đã tăng từ 65 lên 70 trong 1 tuần qua. Ông Wiku Adisasmito cho rằng đây là điều đáng quan ngại vì nguy cơ lây nhiễm ở một số khu vực đã xấu đi - từ mức nguy cơ vừa phải lên mức nguy cơ cao.
Ngoài ra, ông Adisasmito cho biết số thành phố và quận huyện được phân loại có nguy cơ dịch bệnh ở mức vừa phải, tức là "vùng màu cam", đã tăng từ 230 lên 267. Indonesia có tổng cộng 514 thành phố và quận huyện.
Ông Wiku Adisasmito cũng lưu ý đảo nghỉ dưỡng Bali là địa phương ghi nhận số ca lây nhiễm tăng theo tuần cao nhất, tiếp sau là tỉnh Nam Sulawesi, tỉnh Riau và thủ đô Jakarta. Tuần trước, Bali ghi nhận số ca nhiễm tăng 100% so với tuần trước đó, lên 1.134 ca. Thực tế này xảy ra sau khi Chính phủ Indonesia mở cửa cho khai thác trở lại các dịch vụ du lịch trên đảo hồi tháng 7.
Tổng số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã vượt con số 200.000 ca. Bộ Y tế nước này ngày 8/9 thông báo có 3.044 ca nhiễm mới.
Tại Hàn Quốc, giới chức nước này vẫn duy trì cảnh giác đối với các ổ dịch rải rác trên cả nước, mặc dù số ca nhiễm mới trong ngày ghi nhận sáng 9/9 tiếp tục dưới con số 200 ngày thứ 7 liên tiếp (156 ca, bao gồm 144 ca lây nhiễm trong cộng đồng).
Số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc giảm mạnh sau ngày 27/8 - thời điểm nước này ghi nhận tới 441 ca nhiễm mới trong ngày. Đường biểu đồ số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc liên tục tăng, giảm xen kẽ, trong bối cảnh quốc gia Đông Bắc Á này khôi phục các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
Trong khi đó, tại Canada xuất hiện nhiều quan ngại về số ca nhiễm tăng nhanh khi các trường học trên cả nước bắt đầu mở cửa trở lại. Theo giới chức y tế Canada, số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận mỗi ngày tại nước này trong tuần qua ở mức trung bình 545 ca, so với mức 300 ca/ngày trong tháng 7.
Trong tuần này, một số tỉnh của Canada bắt đầu mở cửa trưởng học đón học sinh trở lại sau 6 tháng đóng cửa. Nhà chức trách địa phương đã đầu tư hàng triệu USD để tăng cường các biện pháp phòng dịch tại trường học. Tình Quebec đã đón học sinh trở trường học tuần trước và đến nay đã ghi nhận một số ca nhiễm tại trường học.
Anh trả tiền cho người lao động nghèo phải cách ly vì COVID-19 Người lao động thu nhập thấp tại nhiều khu vực ở Anh - nơi có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao - sẽ có thể được nhận 182 bảng nếu họ phải tự cách ly. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh ngày 24/7. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kênh BBC, từ ngày 25/8, những ai đang đăng ký hưởng...