Dãi dầu tiền dân ở những công trình dở dang
Chỉ có 2.027/2.863 dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006 – 2012 đã hoàn thành (dù trong đó rất nhiều dự án chậm tiến độ), còn lại trên 800 dự án vẫn dở dang. Nguyên nhân chính là do thiếu nguồn vốn, đầu tư dàn trải.
Đầu tư dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản dẫn đến lãng phí lớn (Ảnh minh họa)
Hôm nay (7-6), Quốc hội thảo luận cả ngày ở hội trường về việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) cho đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), giai đoạn 2006-2012.
Các ĐB đều nhất trí rằng, việc Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ quyết định chủ trương phát hành TPCP cho đầu tư các công trình, dự án quan trọng giai đoạn 2006 – 2012 là đúng đắn, góp phần quan trọng nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.
Video đang HOT
Tuy nhiên thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. ĐB Ly Kiều Vân (Quảng Trị) nêu ý kiến: Nợ đọng trong xây dựng cơ bản còn lớn, tình trạng các dự án dở dang nhiều năm cũng như tiến độ thi công chậm đang diễn ra khá phổ biến. Theo báo cáo vẫn còn trên 800 dự án chưa hoàn thành, nguyên nhân chính do thiếu vốn hoặc chậm được giải ngân. Đến khi giải ngân được thì lại rơi vào mùa mưa nên công trình lại phải nâng cấp, sửa chữa gây lãng phí rất nhiều.
ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nhìn nhận: Số dự án tăng mức đầu tư khá lớn, dẫn đến thiếu vốn. Nhiều dự án đang triển khai phải cắt, giãn, hoãn tiến độ, chuyển đổi hình thức đầu tư gây lãng phí nguồn lực. Có những công trình xây dựng đạt 2/3 tiến độ bỗng dưng dự án bị cắt nên phải hoãn kéo dài, rơi vào tình trạng phơi mưa, phơi nắng gây hư hao, lãng phí. Công trình không thể đi vào hoạt động được, trong khi nhân dân thì vẫn mong đợi.
ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên) nêu ra 3 khâu, mà theo bà còn tồn tại nhiều kẽ hở, gây lãng phí lớn, gồm: 1. Chủ trương quy hoạch thiếu tính khả thi, mục tiêu đầu tư quá lớn, vượt xa khả năng cân đối nguồn vốn; 2. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án chưa gắn với các quy hoạch được duyệt ban đầu hoặc triển khai dự án; 3. Công tác triển khai thực hiện dự án chưa thực sự được quan tâm dẫn đến tình trạng các dự án dở dang, kéo dài không đảm bảo tiến độ. “Có lẽ không ai không cảm thấy xót xa khi con số lãng phí, thất thoát luôn là đơn vị tỷ đồng và nhiều tỷ đồng. Thực chất đây chính là tiền thuế của dân, do dân đóng góp”- bà Dung nói.
Từ thực tế trên, các vị ĐBQH đã nêu ra giải pháp. ĐB Phương Thị Thanh ( Bắc Kạn) đề nghị, trên cở sở đánh giá toàn diện tác động của dự án bị giãn tiến độ trên phạm vi cả nước, Quốc hội cần xem xét, ưu tiên phân bổ vốn TPCP dự phòng hoặc tăng tổng mức phát hành TPCP giai đoạn 2012 – 2015 để tiếp tục đầu tư các dự án, công trình dở dang đưa vào sử dụng. Ưu tiên cho các dự án đang bị cắt giảm, giãn hoãn tiến độ tại các địa phương, các tỉnh miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tiếp nữa cần thực hiện nghiêm túc việc thanh tra, kiểm tra, quản lý sử dụng vốn TPCP, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền.
“Cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát các công trình, dự án có sử dụng vốn trái phiếu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả vai trò giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp, của nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội; đồng thời cần kiểm điểm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các sai phạm của tổ chức, cá nhân vi phạm”- đồng ý kiến với ĐB Thanh, ĐB Ly Kiều Vân đóng góp thêm về giải pháp.
Theo ANTD
Niềm vui của những người "cắm sào giữa nước"
Hơn nửa cuộc đời ông Vũ Văn Học, quê Hưng Yên cùng vợ con sống và mưu sinh trên mặt nước. Chẳng thể nhớ mình xuôi ngược qua bao nhiêu khúc sông, người đàn ông 57 tuổi này bảo, không nơi đâu các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến "tận tay" ông như khi "cắm sào giữa nước" ở khu vực sông Hồng chảy qua phường Phúc Xá, Ba Đình.
CSKV CAP Phúc Xá, Ba Đình tuyên truyền, hướng dẫn các hộ mặt nước thực hiện Thông tư 12
Đưa chủ trương tới các hộ "mặt nước"
Lần ra bãi giữa sông Hồng sáng 14-5, Trung úy Nguyễn Tuấn Anh - CSKV CAP Phúc Xá bảo, sẽ cố gắng đưa Thông tư 12 của Bộ Công an và Kế hoạch, hướng dẫn của Công an Hà Nội về đăng ký sang tên, đổi chủ phương tiện đến 13 hộ mặt nước, thường xuyên sinh sống trên địa bàn.
"Đổ" con dốc cao quãng 3-4 tầng nhà để xuống lòng sông, chúng tôi men theo những con đường mòn, mặt đất nóng ran, nứt nẻ vì nắng. Rẽ những đám cỏ dại cao ngang đầu, Trung úy Nguyễn Tuấn Anh dẫn tôi vào hộ "mặt nước" đầu tiên - gia đình ông Vũ Văn Học (57 tuổi) quê Hưng Yên. Đang cặm cụi tưới nước ở vườn rau sau nhà, ông Học tỏ rõ sự vui mừng khi hay tin Trung úy Nguyễn Tuấn Anh - người CSKV thân quen với 13 hộ dân "đặc biệt" này đến chơi. Mồ hôi rơi lã chã trên khuôn mặt đen nhẻm, người đàn ông này cho biết: năm 2003 có mua chiếc xe máy Honda Wave của một người hàng xóm khu bãi giữa sông Hồng, chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ. "Chiếc xe này con gái tôi đang sử dụng để đi làm, được CSKV CAP Phúc Xá hướng dẫn, tôi sẽ cùng con thu xếp công việc về Hưng Yên đăng ký sang tên chính chủ" - ông Học nói.
Chia sẻ về người CSKV luôn tận tụy, hết lòng giúp đỡ các hộ dân "cắm sào giữa nước", ông Học bộc bạch: Chẳng nhớ đã xuôi ngược qua bao nhiêu khúc sông, từ Đắc Nông, Lào Cai, đến Yên Bái..., khai hoang bao nhiêu bãi bồi để trồng cây, nuôi gà - vịt, nhưng không nơi đâu, suốt hơn 20 năm qua, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến tận tay ông như khi ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình.
Chúng tôi tiếp tục cuốc bộ dưới cái nắng oi ả đầu hè để đến tuyên truyền, phổ biến Thông tư 12 với hộ nhà bà Nguyễn Thị Nga (65 tuổi), quê ở huyện Đan Phượng, Hà Nội - cư dân neo đậu, sinh sống trên địa bàn phường Phúc Xá đã 7 năm qua. Chủ nhân ngôi nhà nổi tuềnh toàng tâm sự: "Gia đình chưa có điều kiện mua xe máy để đi lại, song khi thấy CSKV khu phố đến tận nơi phổ biến quy định, tôi rất cảm động vì thấy mình vẫn được mọi người xung quanh quan tâm, chia sẻ...".
Tạo điều kiện tối đa cho dân
Đó là khẳng định của Trung tá Bùi Anh Tuấn - Phó Trưởng CAP Phúc Xá, quận Ba Đình sau 4 ngày triển khai Thông tư 12 trên địa bàn (từ 10 đến 14-5). Theo chỉ huy CAP Phúc Xá, trước khi triển khai, CAP đã biên soạn nhiều bài viết tuyên truyền, phát trên loa phát thanh phường để nhân dân hiểu, ủng hộ chủ trương và tự giác kê khai "Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe", khi CSKV xuống địa bàn. "10 CSKV được yêu cầu xuống các tổ dân phố, thăm hỏi nhân dân, kết hợp tuyên truyền sâu, hướng dẫn họ kê khai mẫu nhanh, chính xác và trả kết quả trong 3 ngày" - Trung tá Bùi Anh Tuấn cho hay.
Đặc thù địa bàn là có 2 khu tập thể, còn lại một lượng lớn dân nhập cư từ nơi khác đến sinh sống, đi làm sớm khuya nên quỹ thời gian CSKV có thể tiếp xúc, gặp dân không nhiều. Các cuộc họp tổ dân phố liên tục được triển khai ở các khu dân cư, giúp CSKV CAP Phúc Xá hướng dẫn trực tiếp một lượng lớn người có nhu cầu sang tên đổi chủ phương tiện. Các hộ dân vắng mặt, CSKV sẽ lập danh sách để tới từng nhà gặp, tuyên truyền, hướng dẫn. 10 CSKV xuống phố đồng nghĩa với việc họ vắng mặt tại trụ sở công an phường.
Trường hợp công dân có hộ khẩu trên địa bàn, đã chuyển đi nơi khác sinh sống có nhu cầu xác nhận làm thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện, chỉ huy CAP trực tại đơn vị có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ, xác nhận cho dân chứ không chờ đợi CSKV, tránh để dân phải đi lại nhiều lần - Trung tá Bùi Anh Tuấn nói về chủ trương đã được thống nhất trong tập thể chỉ huy đơn vị.
Theo ANTD
Ngân hàng Nhà nước bác thông tin "rửa" vàng bằng cơ chế Theo khẳng định của Ngân hàng Nhà nước, thông tin cho rằng chủ trương tạm xuất, tái nhập vàng là nhằm hợp pháp hóa vàng nhập lậu là hoàn toàn không có căn cứ, cố ý bóp méo chính sách của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước khẳng định thực hiện công tác quản lý thị trường vàng theo đúng quy định (Ảnh...