Dải đất 28 cm ở Hà Nội được chủ rao bán 20 tỷ đồng
Dải đất của ông Tuân (Cầu Giấy, Hà Nội) rộng bằng một bức tường nhưng được rao giá “khủng” do án ngữ ở mặt đường.
Mới đây, tấm bảng rao bán thửa đất dài 18,7 m và rộng 28 cm, tại đường Nguyễn Văn Huyên, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, với giá 20 tỷ đồng gây xôn xao dư luận.
Mảnh đất chỉ rộng như một bức tường được rao bán đắt gấp 4 lần một căn chung cư cao cấp tại Hà Nội. Hiện giá thị trường đất mặt tiền ở đoạn đường này rơi vào khoảng 350 triệu/m2.
Ông Vũ Văn Thắng, cán bộ địa chính UBND phường Quan Hoa, cho biết thửa đất này là phần còn lại của nhà ông Tuân sau khi giải phóng mặt bằng làm đường vào năm 2015. Vì quá hẹp nên đất không đủ điều kiện để cấp phép xây dựng.
Dải đất này án ngữ ngay phía trước mảnh đất 140 m2 của ông Quang. Hơn 3 năm qua, ông Tuân dựng rào bằng tôn và kẽm để đánh dấu chủ quyền của mình, còn đất của ông Quang vẫn để trống. Một số người dân xung quanh cho biết họ đã thấy tấm biển rao bán nói trên được treo lên, hạ xuống nhiều lần.
Mới đây, sau khi có đơn xin hợp khối, hợp thửa của ông Tuân, chính quyền địa phương đã đồng ý để dải đất này hợp khối với thửa đất phía sau của ông Quang thành một mảnh đất gần 150 m2, với mặt tiền nhìn ra đường Nguyễn Văn Huyên rộng gần 20 m. Ông Quang sau đó đã bán mảnh đất cho một cán bộ về hưu theo giá thị trường.
Bức tường (dải đỏ) án ngữ ngay trước một ô đất khác trên đường Nguyễn Văn Huyên, được phát giá 20 tỷ đồng.
Video đang HOT
“Với chiều dài và rộng này, nếu không hợp khối, lô đất của ông Tuân chỉ có thể dùng để treo vài khung ảnh hay dựng một hàng rào. Mảnh đất nhà ông Quang, nếu không ra mặt đường thì giá sẽ khoảng 70-80 triệu đồng/m2, mua xong mặt tiền, giá trị có thể lên tới 400 triệu đồng/m2. Thế nên, giá trị “bức tường” 28 cm là khó đoán định và hoàn toàn có thể bán được 20 tỷ hoặc cao hơn”, chị Vũ Ngọc Ngà, thành viên Hiệp hội bất động sản Hà Nội, nhận định.
Anh Nguyễn Văn Cung, một người kinh doanh bất động sản lâu năm ở quận Hoàn Kiếm, chia sẻ thêm: “Không chỉ ở những con đường đắt đỏ như Nguyễn Văn Huyên, mà bất kỳ thành phố nào, giả sử miếng đất sau ‘bức tường’ rộng 100 m2, giá trị 15 tỷ đồng, khi ra mặt đường giá tăng lên từ 250 triệu/m2, tôi sẽ mua vì lời được ít nhất 5 tỷ”. Anh cũng cho biết từng có gian nhà 2 m2 ở quận Hoàn Kiếm được bán với giá 10 tỷ đồng.
Theo ông Lê Mạnh Tiến, phó chủ tịch phường Quan Hoa, những trường hợp đất xen, kẹt như của ông Tuân, nếu người dân không tự thỏa thuận chuyển nhượng để hợp thửa sẽ bị thu hồi để làm công trình công cộng như bảng tin, trạm xe buýt, điểm đặt cây ATM…
Cũng theo ông Tiến, sau khi giải phóng mặt bằng đường Nguyễn Văn Huyên, có khoảng 25 thửa đất hẹp như trên được rao bán với giá cao, nhiều hộ dân bị chắn mất lối đi bởi những thửa đất này. Hiện vẫn còn khoảng 4 thửa đất tương tự chưa được giải quyết.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Theo vnexpress.net
Xôn xao chuyện câu đối cổ tại chùa thiêng bị đánh tráo
Chùa Linh Tiên bỗng dưng xáo trộn khi các câu đối cổ tại đây bị đánh tráo khiến người dân rất bức xúc.
Ngôi chùa Linh Tiên bỗng dưng xáo trộn khi ba đôi câu đối cổ tại đây bị đánh tráo khiến người dân thôn Cao Xá, xã Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội) rất bức xúc
Bất ngờ câu đối cổ của chùa bị rao bán
Những ngày vừa qua, người dân thôn Cao Xá, xã Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội) rất bức xúc trước sự việc trụ trì chùa Linh Tiên đã tự ý hạ ba đôi câu đối cổ của chùa đem đi sửa chữa dẫn đến bị kẻ gian đánh tráo.
Cụ thể ngày 18/9, ông Phí Đình Thịnh (thôn Cao Xá) bất ngờ khi thấy chủ cửa hàng này giao bán hình ảnh ba câu đối cổ trên mạng xã hội. Trước những nghi vấn, ông Thịnh đã nhiều lần xác minh và chứng thực đây chính là cổ vật của chùa Linh Tiên Quán. "Khi thấy được những hình ảnh này, tôi có đến nhờ những thầy đồ tại Văn miếu Quốc Tử Giám đọc giúp. Sau khi giải nghĩa, các thầy đồ đều khẳng định đây là những câu đối cổ trong chùa Linh Tiên" - ông Thịnh kể lại.
Theo ông Phí Hữu Thịnh, 70 tuổi (thôn Cao Xá, xã Đức Thượng), ba đôi câu đối cổ này là của ba dòng họ Phí Hữu, Nguyễn Thế và Trần Văn trong thôn cung tiến cho chùa Linh Tiên từ thời vua Khải Định với niên đại cách đây khoảng hơn 110 năm. "Linh Tiên Quán đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, mọi cổ vật, tài sản trong chùa là bất di, bất dịch và không ai được quyền thay đổi nó. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch vào cuộc điều tra, rà soát xem đến nay mất gì, còn gì. Và nếu mất thì ai là người đánh mất"- ông Thịnh bức xúc.
Ông Phí Hữu Thịnh bức xúc về việc ba đôi câu đối cổ tại chùa Linh Tiên bị đánh tráo thay vào đó là ba câu đối giả không còn giá trị lịch sử
Trước vấn đề này, chiều 26/9, sư thầy Thích Đàm Chính đã có buổi đối thoại, giải trình trực tiếp trước đông đảo quần chúng nhân dân thôn Cao Xá. Tại đây, sư thầy Thích Đàm Chính bày tỏ, thời gian vừa qua, ba đôi câu đối bị thợ gian tham đánh tráo là sự việc đáng tiếc và ngoài ý muốn đối với nhà chùa. Khi thấy các câu đối trước kia được sơn son thếp bạc đã xỉn màu, xuống cấp vì vậy nhà chùa mong muốn tô trang lại bằng việc sơn son thếp vàng. Theo vị trụ trì, sau khi hoàn thành nhà chùa hoàn toàn không hề biết các câu đối đã bị đánh tráo vì nhìn vào chữ cổ hoàn toàn đúng nội dung, không mất một nét, kích cỡ vẫn y nguyên.
Bên cạnh đó, sư thầy cũng thừa nhận sơ suất trong việc tiến hành trùng tu câu đối khi chưa báo cáo với chính quyền và hỏi ý kiến nhân dân. "Nhà chùa xin nhận trách nhiệm vì suy nghĩ chủ quan khi có việc trùng tu, tôn tạo hoặc liên quan đến các hạng mục xây dựng mới cần xin phép các cấp chính quyền. Còn lại việc sơn son thếp vàng câu đối chỉ là tô trang điểm sức cho chùa nên đã không thông báo để nhân dân được biết" - sư thầy Thích Đàm Chính nói.
Trước những kiến nghị của người dân, sư thầy Thích Đàm Chính cũng hoàn toàn mong muốn cơ quan chức năng sớm vào cuộc, kiểm kê, đối chiếu cổ vật, tài sản di tích để có được trả lời thoả đáng về những bức xúc của nhân dân.
Xử lý đúng người, đúng tội...
Theo tìm hiểu của PV, trong biên bản tường trình của sư thầy Thích Đàm Chính, vào 26/3 âm lịch (tức ngày 11/5 dương lịch) nhà chùa có thuê một người thợ tên Nguyễn Đăng Hùng trú tại xóm Trại Chiêu (Sơn Đồng, Hà Nội) đến tân trang lại ba câu đối cổ khi thông báo cho bất kỳ một cơ quan, đoàn thể nào trên địa bàn.
Về nguyên tắc, việc trùng tu cổ vật này phải được thực hiện và có sự giám sát tại chùa, tuy nhiên vị trụ trì lại đồng ý với đề nghị mang về nhà để tiện sơn son thếp vàng của anh Hùng. Khi nhận thấy được giá trị của ba đôi câu đối, người thợ này đã nổi lòng tham, đánh tráo và thay thế bằng bộ câu đối mới có kích thước, nét chữ nho giống y nguyên bản. Sau khi thực hiện hành vi của mình, những cổ vật này được anh Hùng bán cho một chủ cửa hàng tại thôn Thượng Thuỵ, xã Đức Thượng với giá 35 triệu đồng.
Bản tường trình của anh Nguyễn Đăng Hùng về hành vi đánh tráo ba đôi câu đối cổ tại chùa Linh Tiên
Sau khi vụ việc được phơi bày, ngày 24/9, cán bộ, nhân dân thôn Cao Xá cùng sư thầy Thích Đàm Chính đã đến chùa Đại Từ Ân, thị trấn Phùng (Đan Phượng, Hà Nội) - nơi mua lại ba câu đối cổ để đề nghị được đem về vị trí cũ. Kết quả, anh Hùng đã thừa nhận lỗi lầm của mình và bỏ ra 35 triệu đồng để chuộc lại. Đến khoảng 23 giờ cùng ngày, công an huyện Hoài Đức đã mặt để lấy lời khai của những người liên quan và tiến hành niêm phong ba câu đối nói trên để tiến hành xác minh, điều tra vụ việc.
Ông Trần Văn Thảo, Trưởng công an xã Đức Thượng cho biết, qua quá trình nắm bắt và thiết lập hồ sơ đến nay, công an xã Đức Thượng xác định do vụ việc vượt quá chức năng, thẩm quyền nên đã báo cáo với công an huyện Hoài Đức vào cuộc xác minh.
"Hiện Đội điều tra tổng hợp của huyện đang trong quá trình điều tra làm rõ, ai sai phạm đến đâu sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đúng người, đúng tội. Sau khi có kết luận của cơ quan công an điều tra, chúng tôi sẽ lập tức thông báo đến quần chúng nhân dân được biết" - ông Thảo khẳng định.
Chùa Linh Tiên hay còn gọi "Linh Tiên Quán" là một công trình cổ kính với cấu trúc "Tiền khánh, hậu chuông" bề thế, mang vẻ đẹp độc đáo và lưu giữ nhiều bảo vật gắn với truyền thuyết Lã Nam Đế (tức Lữ Gia). Ngày 9 tháng 1 năm 1990, theo quyết định số 34 VH/QĐ Bộ trưởng Bộ Văn Hóa nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã ký quyết định công nhận "Quán Linh Tiên" xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội là di tích lịch sử cấp Quốc Gia cần được bảo tồn.
Tạ Hải
Theo baogiaothong
Chân ngắn hay dài mặc lên đều cao ráo tức thì với 15 công thức mix đồ thú vị từ chân váy midi Chân váy midi chính là item đẹp xinh, duyên dáng nhất dành cho bạn trong những ngày thu dịu mát của hiên tại. Sự lửng lơ lưng chừng của thiết kế váy cộng thêm độ bồng xòe đầy tinh tế, một thiết kế chân váy midi dường như hội tụ đầy đủ những nét duyên đầy ý nhị và nhẹ nhàng duyên dáng...