Đại danh y 80 tuổi cơ bắp như thanh niên, từng cứu sống hàng triệu người
Bác sĩ Chung Nam Sơn được nhận định là một trong những “đại danh y” được kính trọng và vĩ đại bậc nhất trong biểu niên sử của y học hiện đại Trung Quốc.
Sự nghiệp của ông đã định hình lại nền y tế cộng đồng ở quốc gia tỷ dân.
Nổi tiếng với công việc tiên phong trong lĩnh vực phổi, dịch tễ học và y tế công cộng, sự nghiệp của Tiến sĩ Chung Nam Sơn gắn liền với công cuộc “rẽ sóng đạp gió” cứu sống hàng triệu người Trung Quốc trong 2 đại dịch thế giới là SARS và Covid-19.
Đam mê y thuật, nhưng phá vỡ kỷ lục thể thao quốc gia
Chung Nam Sơn sinh năm 1936 trong một gia đình giàu truyền thống y khoa ở thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Cha ông là một bác sĩ nhi khoa nổi tiếng trong khi mẹ là người sáng lập ra một bệnh viện ở tỉnh Quảng Đông.
Ngay từ nhỏ, Nam Sơn đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi sự dấn thân hành nghề của gia đình. Được truyền cảm hứng từ sự cống hiến không ngừng nghỉ của cha mẹ với ngành y, ông đã nuôi dưỡng ước mơ và khát khao trở thành một bác sĩ giỏi chữa bệnh và cứu người.
Bác sĩ Chung Nam Sơn được thừa hưởng truyền thống y khoa của gia đình.
Bất chấp những khó khăn trong thời chiến, ông theo học và chứng tỏ năng lực xuất sắc tại Đại học Y Bắc Kinh (nay là Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học Bắc Kinh). Ngoài niềm đam mê y học, nam sinh còn rất thích môn thể dục và lập kỷ lục quốc gia môn vượt rào tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ nhất. Đội tuyển quốc gia Trung Quốc đã mời Nam Sơn tham gia huấn luyện nhưng ông vẫn quyết định ở lại trường.
Năm 1960, chàng trai trẻ Nam Sơn tốt nghiệp, bắt đầu một hành trình mà không ngờ sẽ định hình lại nền y tế cộng đồng ở Trung Quốc. Khoảng thời gian đầu, ông dạy y và biên tập tờ báo của trường cho đến khi được chuyển về Bệnh viện trực thuộc Trường Cao đẳng Y tế Quảng Châu vào năm 1971.
Video đang HOT
Để hoàn thiện bản thân và học hỏi công nghệ y tế tiên tiến của nước ngoài, bác sĩ Chung Nam Sơn đã nỗ lực giành được cơ hội học tập tại Vương quốc Anh. Sau khi trở về Trung Quốc, ông nhanh chóng tham gia tuyến đầu, nghiên cứu y học lâm sàng và được bầu làm viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc vào tháng 5/1996.
Gần 90 tuổi dấn thân tiên phong giữa ‘bão lửa’
Năm 2003, khi thế giới vật lộn với sự bùng phát của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), ở tuổi gần 70, Tiến sĩ Nam Sơn tiên phong lên tuyến đầu trong các nỗ lực ứng phó của Trung Quốc. Với chuyên môn sâu về các bệnh đường hô hấp và dịch tễ học truyền nhiễm, ông đóng vai trò then chốt trong việc xác định loại virus Corona mới gây ra đợt bùng phát và thực hiện các biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Câu nói quen thuộc của ông: “Hãy gửi những bệnh nhân nguy kịch nhất đến cho tôi” hay “SARS không khủng khiếp, có thể phòng ngừa và chữa khỏi” đã trấn an hàng triệu người đang hoảng loạn lúc bấy giờ, theo Nhân dân Nhật báo.
Những hành động quyết đoán và khả năng lãnh đạo kiên định của Chung Nam Sơn được nhận định là công cụ giúp ngăn chặn sự lây lan của virus và giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Những nỗ lực của vị tiến sĩ cuối cùng đã đẩy lùi được dịch bệnh, cứu được hàng trăm triệu người và khiến ông được ca ngợi như một vị anh hùng của Trung Quốc.
Đầu năm 2020, khi làn sóng virus corona mới bao trùm Trung Quốc, Chung Nam Sơn, khi này đã 84 tuổi, tiếp tục khoác lên mình chiếc áo blouse trắng. Ông giữ chức vụ lãnh đạo nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia và gia nhập tiền tuyến của chiến trường chống dịch tại Vũ Hán.
Tiến hành nghiên cứu truy xuất nguồn gốc virus và phân lập thành công các chủng virus sống từ các mẫu lâm sàng, phân và nước tiểu. Thực hiện nghiên cứu toàn quốc đầu tiên về các đặc điểm lâm sàng của Covid-19 đã tạo cơ sở cho sự hiểu biết chính xác cũng như chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.
Tiến sĩ Chung Nam Sơn được chọn là một trong “100 người đã lay chuyển Trung Quốc kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới”. Ở tuổi 85, ông vẫn giữ được vóc người khỏe khoắn nhờ chăm tập thể dục.
Ngày 20/1/2020, trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông ở Bắc Kinh, Chung Nam Sơn đã tuyên bố về sự lây truyền “từ người sang người” của Covid-19, từ đó gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trên khắp Trung Quốc, khu vực và thế giới.
Những đóng góp của bác sĩ Chung còn vượt xa lĩnh vực bệnh truyền nhiễm. Trong suốt hơn 50 năm sự nghiệp của mình, ông là tác giả của nhiều tài liệu nghiên cứu và ấn phẩm, đề cập đến nhiều chủ đề y tế và nâng cao kiến thức khoa học. Nghiên cứu tiên phong của ông về phổi và dịch tễ học không chỉ cải thiện kết quả của bệnh nhân mà còn cung cấp thông tin về các chính sách và thực tiễn y tế công cộng, định hình quỹ đạo chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc và thế giới. Ngoài ra, Tiến sĩ Chung còn ủng hộ nhiệt thành với các sáng kiến như các biện pháp kiểm soát thuốc lá và các chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường.
Ngoài công việc nghiên cứu khoa học và y học, Chung Nam Sơn vẫn duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, những bức ảnh ông chạy, chơi bóng rổ, nâng tạ tràn ngập trên mạng xã hội Trung Quốc. Ở tuổi 85, ông vẫn cao lớn, khỏe mạnh và tràn đầy nhiệt huyết.
Để ghi nhận những đóng góp của Chung Nam Sơn cho sự nghiệp y học hiện đại Trung Quốc, ông đã được trao tặng nhiều danh hiệu như “Công nhân tiên tiến quốc gia”, “Nhà tiên phong cải cách”… Năm 2009, Tiến sĩ Chung được bình chọn là một trong “100 người đã lay chuyển Trung Quốc kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới”.
Năm 2020, ông được Chủ tịch nước Trung Quốc tặng thưởng “Huân chương Cộng hòa” – huân chương danh dự cao nhất dành cho những cá nhân có đóng góp to lớn, lập công lao xuất sắc. Tính đến nay, chỉ có 9 cá nhân được trao tặng huân chương này và Chung Nam Sơn là đại diện duy nhất của ngành y tế nước này.
WHO yêu cầu Trung Quốc cấp thông tin về đợt bùng phát bệnh viêm phổi bí ẩn
Các báo cáo cho biết nhiều bệnh viện nhi ở Bắc Kinh, Liêu Ninh và các thành phố khác ở Trung Quốc đang quá tải.
Chính quyền Trung Quốc ngày 13/11 đã báo cáo về tình trạng gia tăng các ca bệnh về đường hô hấp ở nước. Ảnh minh họa: EPA-EFE
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã yêu cầu Bắc Kinh cung cấp thêm thông tin về đợt bùng phát bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân xuất hiện ở miền Bắc Trung Quốc.
Theo thông báo, cơ quan y tế của Liên hợp quốc đã chính thức yêu cầu Trung Quốc cung thông tin chi tiết về tình trạng gia tăng các bệnh về đường hô hấp và báo cáo về các ca bệnh viêm phổi bí ẩn ở trẻ em.
Tuyên bố cho biết: "WHO đã yêu cầu thêm thông tin dịch tễ học và lâm sàng, cũng như kết quả xét nghiệm từ các cụm bệnh được báo cáo ở trẻ em, thông qua cơ chế Quy định Y tế Quốc tế".
Theo đài truyền hình Al Jazeera, Trung Quốc đang chứng kiến sự gia tăng số ca mắc bệnh hô hấp tương tự cúm so với cùng kỳ trong vòng ba năm qua, trước khi áp dụng biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt "Zero COVID". Chính sách phòng dịch đó đã được bãi bỏ từ tháng 12/2022.
WHO lưu ý rằng Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hồi đầu tháng 11 đã báo cáo về xu hướng ra tăng các ca mắc bệnh về đường hô hấp. Nguyên nhân được cho là do việc dỡ bỏ các biện pháp ngăn chặn COVID-19 cùng với sự lây lan của nhiều mầm bệnh tương tự với SARS-CoV-2 như cúm, mycoplasma pneumoniae (bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ) và virus hợp bào hô hấp (RSV).
Đầu tuần này, cộng đồng y tế trực tuyến ProMED đã đặt ra nghi vấn về việc ngày càng nhiều phương tiện truyền thông đưa tin về các ca bị bệnh viêm phổi không xác định ở trẻ em tại miền Bắc Trung Quốc.
Kênh FTV News ở Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin các bệnh viện nhi ở Bắc Kinh, Liêu Ninh và nhiều nơi khác đang quá tải bệnh nhân.
WHO cũng kêu gọi người dân ở Trung Quốc thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm tiêm chủng, tránh tiếp xúc gần, đeo khẩu trang khi cần thiết và ở nhà khi bị bệnh.
Các trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 từng được báo cáo là bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân vào cuối năm 2019. Những ca đầu tiên tử vong đầu tiên do căn bệnh này xảy ra vào tháng 1/2020.
Quan ngại sâu sắc trước sự lây lan nhanh chóng và mức độ nghiêm trọng của virus SARS-CoV-2, WHO đã tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu vào tháng 3/2020.
Một nhóm chuyên gia của WHO đã đến Vũ Hán để điều tra về dịch bệnh vào đầu năm 2021, nhưng nguồn gốc của virus này vẫn chưa thể xác định rõ.
Thụy Điển: Hơn 1.000 con mòng biển đầu đen chết do cúm gia cầm Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Cơ quan thú y quốc gia của Thụy Điển (SVA) ngày 22/6 thông báo hơn 1.000 con mòng biển đầu đen, bị chết ở thành phố Kalmar của nước này, được xác định nhiễm cúm gia cầm. Thông báo cho biết phần lớn mòng biển đầu đen chết ở một khu vực tại thành phố trên....