Đại công trường ở thị trấn nghỉ dưỡng Tam Đảo
Nhiều du khách phản ánh hàng loạt công trình đang mọc lên hoặc được cải tạo ở thị trấn Tam Đảo, khiến khu nghỉ dưỡng này trở nên ồn ào và bụi bặm.
Loạt biệt thự ở Tam Đảo bị phá dỡ để cải tạo.
Thị trấn Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) nằm ở độ cao trên 900m so với mặt nước biển. Nơi đây, vào mùa hè khí hậu mát mẻ, là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước với hơn một triệu lượt khách mỗi năm.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, Tam Đảo có đặc trưng là “du lịch nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối tuần, sinh thái, hội nghị, hội thảo”.
Hơn một năm qua, hàng loạt công trình được thi công trên địa bàn, khiến nhiều du khách đến thị trấn Tam Đảo luôn nghe thấy tiếng ồn và bụi bặm.
Những ngôi nhà cao tầng mọc lên ở phố núi.
Video đang HOT
Anh Hải, một khách du lịch từ Hà Nội lên Tam Đảo cho hay, nhân dịp cuối tuần anh lên thị trấn này mong được nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng, nhưng lại gặp cảnh đại công trường với mất độ xây dựng dày đặc.
Vật liệu xây dựng chất đống trên hè phố ở Tam Đảo.
Ông Đỗ Văn Chúc, Phó bí thư thị trấn Tam Đảo cho biết, việc xây dựng trên địa bàn nằm trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
“Để Tam Đảo phát triển thành khu du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp, chúng ta phải bằng lòng với nhau rằng khó có thể tránh khỏi những xáo trộn và ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường, đời sống”, ông Chúc nói.
Ở trung tâm thị trấn Tam Đảo, 9 căn biệt thự bị bỏ hoang lâu ngày đang được tháo dỡ để cải tạo lại.
Theo lãnh đạo thị trấn, dự kiến đến năm 2019, việc xây dựng các công trình lớn trên địa bàn sẽ được tạm dừng để “du khách và người dân địa phương hưởng thụ hạ tầng và các công trình đã mọc lên”.
Ông Lê Quý Dương, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Đảo, cho biết khu biệt thự trên thuộc sở hữu của một doanh nghiệp tư nhân.
“Việc phá dỡ các biệt thự chưa sử dụng là để cải tạo cho phù hợp với cảnh quan, chứ không phải đập bỏ để xây mới. Việc này cũng không ảnh hưởng đến quy hoạch chung của trị trấn Tam Đảo”, ông nói.
Theo Phạm Hùng – Phương Sơn (VNE)
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chúng ta chọn tôm và cá tra
"Trình tự đã thay đổi, vì nước biển dâng, quy luật dòng chảy thay đổi, thượng nguồn thay đổi. Tuy nhiên vẫn trên môi trường là nước thì phải lựa chọn sản phẩm thích ứng với biến đổi mới. Thủy sản chính là sự lựa chọn hàng đầu và chúng ta chọn tôm và cá tra", Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu sáng nay trên nghị trường.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu giải trình. (Ảnh: Đàm Duy).
Sáng ngày 1.11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã có phát biểu giải trình trước Quốc hội về vấn đề tái cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Bộ trưởng Cường cho biết: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu và thích ứng với môi trường. "Chúng ta hiện nay đang tiến hành tái cơ cấu nông nghiệp nên có nhiều áp lực, có nhiều điều kiện bắt buộc phải tập trung giải quyết. Trong đó nổi lên hai vấn đề, thứ nhất tính thích ứng với biến đổi khí hậu, thứ hai tính thích ứng với môi trường", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Theo Bộ trưởng Cường, sức sản xuất của nền nông nghiệp Việt Nam không chỉ thỏa mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi 180 quốc gia, với 30 tỷ USD năm 2016, năm 2017 dự báo đạt 35 tỷ USD.
Vẫn theo Bộ trưởng NNVPTNN, trong hai năm vừa qua diễn biến của khí hậu cực đoan hơn, gay gắt hơn, có nhiều dị thường hơn so với kịch bản đã dự báo, đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho đời sống của người dân.
"Chính vì thế, phải coi đây là một nguyên tắc cơ bản để tái cơ cấu, kể cả quy mô ngành hàng quốc gia, ngành hàng vùng, ngành hàng địa phương", Bộ trưởng Cường đánh giá.
Đối với cơ chế thị trường, theo Bộ trưởng Cường, sức sản xuất của nền nông nghiệp Việt Nam không chỉ thỏa mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi 180 quốc gia, với 30 tỷ USD năm 2016, năm 2017 dự báo đạt 35 tỷ USD.
"Như vậy nếu chúng ta có một nền kinh tế mở với nền nông nghiệp thì cũng phải chấp nhận hàng hóa nông sản của nước ngoài đưa vào nước ta. Nếu chúng ta không tính toán kỹ, lựa chọn sản phẩm mang tính thế mạnh để phát triển với giá thành phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng thì sẽ không thể thắng được mà thua trên sân nhà", Bộ trưởng lưu lý.
Từ phân tích trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định đây là hai nguyên tắc mang tính cơ bản trong tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay. "Chúng ta có làm được không? Phải khẳng định nếu tập trung quyết liệt chúng ta sẽ làm được", ông nói.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng, trong biến đổi khí hậu cũng tạo ra những dư địa mới nếu biết cách tận dụng sẽ đưa ra những sản phẩm phù hợp mang tính cạnh tranh. "Ví dụ, ở Đồng bằng sông Cửu Long trước đây chúng ta tập trung vựa nông sản theo trình tự lúa gạo - thủy sản- trái cây, nay chuyển trình tự sang thủy sản - trái cây - lúa gạo.
"Trình tự đã thay đổi, vì nước biển dâng, quy luật dòng chảy thay đổi, thượng nguồn thay đổi. Tuy nhiên vẫn trên môi trường là nước thì phải lựa chọn sản phẩm thích ứng với biến đổi mới, thủy sản chính là sự lựa chọn hàng đầu. Việc lựa chọn này có cơ sở, vì xu hướng của thị trường tốc độ tăng sản phẩm này khoảng 5-7 %/năm. Chúng ta lựa chọn hai con tôm và cá tra", ông Cường khẳng định.
Riêng với con tôm, Bộ trưởng phân tích thêm: Trên thế giới có 7 tỷ người, chỉ cần mỗi người ăn 1 kg là đã hết 7 triệu tấn. Trong khi chúng ta hiện mới cung ứng được 5 triệu tấn, rõ ràng nhu cầu thị trường còn lớn..
Vẫn theo Bộ trưởng Cường, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng một ngành hàng này thành hàng chủ lực, đến năm 2025 phấn đấu trở thành ngành lớn với giá trị xuất khẩu từ 8 -10 tỷ USD.
"Ninh Thuận khô hạn nhưng có nơi nào táo, nho ngon bằng Ninh Thuận. Do đó có thể thấy dù có tác động của biến đổi khí hậu, nhưng nếu chúng ta biết cách lựa chọn đúng đối tượng sản xuất thì vẫn thành công trong tái cơ cấu nông nghiệp", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Theo Danviet
Người "dát bạc" cho cây nứa rừng Quảng Ngãi Anh Thuận đã thuần hóa cây nứa rừng tại trang trại để lấy đốt nấu cơm lam, thu lợi từ 50.000-70.000 đồng/cây. Anh Nguyễn Đức Thuận (42 tuổi, ở số 2 Ngô Sỹ Liên, TP.Quảng Ngãi) kể: "Cách đây khoảng 7 năm, trong một lần đi du lịch ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tôi đã được thưởng thức cơm nấu từ ống nứa...