Dài cổ cả năm chờ hoàn thuế
Cơ quan thuế ‘ngâm’ hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp gần một năm, dù theo quy định 40 ngày phải hoàn thuế.
Bà Võ Thị Bé Sáu, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Nghệ Thắng (gọi tắt là Công ty Nghệ Thắng, tỉnh Bình Dương) cho biết: “Do sản phẩm làm ra được xuất khẩu toàn bộ nên công ty không có thuế GTGT đầu ra. tháng 12-2014, công ty nộp hồ sơ xin hoàn gần 750 triệu đồng thuế nhưng bị ngâm cho đến nay”.
Không cho hoàn thuế
Cuối tháng 1-2015, Công ty Nghệ Thắng đến làm việc với Chi cục Thuế Thuận An (Bình Dương). Chi cục thuế này kiểm tra chứng từ và nhận định “toàn bộ hóa đơn đầu vào, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dùng để sản xuất của khách hàng đều xuất bán cho công ty…”.
Tuy nhiên, một chi nhánh của Công ty Nghệ Thắng mở tại tỉnh Long An bị thông báo là không tồn tại tại địa chỉ đăng ký kinh doanh. Vì vậy Chi cục Thuế Thuận An kết luận “sẽ xin ý kiến và thông báo sau”.
Trao đổi với chúng tôi, bà Võ Thị Bé Sáu khẳng định công ty đã giải trình việc chi nhánh ở Long An không tồn tại là do sau khi đăng ký xong mới biết tại huyện Đức Hòa (Long An) không cho sản xuất, chế biến gỗ. Do đó chi nhánh công ty không thể hoạt động tại địa phương này.
“Công ty cũng đã cung cấp nhiều công văn của Tổng cục Thuế có nội dung hướng dẫn xử lý các trường hợp tương tự cho Chi cục Thuế Thuận An và Cục Thuế tỉnh Bình Dương. Theo đó, nếu doanh nghiệp (DN) có vi phạm về đăng ký kinh doanh thì xử phạt hành chính (về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư) nhưng vẫn được giải quyết hoàn thuế. Thế nhưng cán bộ thuế không chấp nhận và họ tiếp tục xin ý kiến lòng vòng, ngâm hồ sơ hoàn thuế của chúng tôi” – bà Sáu bức xúc.
Lòng vòng xin ý kiến
Đến giữa tháng 6-2015, hai bên có một buổi làm việc. Song Chi cục Thuế Thuận An cũng không đưa ra kết luận gì mà cho biết đã gửi công văn xin ý kiến Cục Thuế tỉnh Bình Dương, khi nào có trả lời thì sẽ giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Đến khi Cục Thuế tỉnh Bình Dương có trả lời thì lại không chỉ hướng giải quyết mà lại hướng dẫn rằng Chi cục Thuế Thuận An phải xin ý kiến chỉ đạo của UBND thị xã Thuận An và Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương.
Chưa hết, vào cuối tháng 6-2015, Chi cục Thuế Thuận An tiếp tục ra thông báo “tạm dừng giải quyết hồ sơ hoàn thuế”, “chờ kết quả xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Video đang HOT
Bà Võ Thị Bé Sáu cho hay vì bức xúc với kiểu xin ý kiến lòng vòng khắp nơi, công ty gửi đơn khiếu nại lần hai. Đơn gửi ngày 13-7 nhưng mãi đến ngày 11-8, Chi cục Thuế Thuận An mới ra văn bản “thông báo” rằng cơ quan này đã gửi văn bản cho Sở KH&ĐT tỉnh Bình Dương và sở này có phúc đáp rồi nhưng Chi cục Thuế Thuận An phải tiếp tục xin ý kiến của Cục Thuế tỉnh Bình Dương… Khi nào Cục Thuế tỉnh có ý kiến chỉ đạo thì sẽ giải quyết theo quy định.
Bà Sáu thở dài: “Mãi đến nay, sau gần một năm gửi hồ sơ hoàn thuế và chờ các cơ quan thuế xin ý kiến, chỉ đạo… chúng tôi vẫn chưa được giải quyết, dù quy định là 40 ngày phải hoàn thuế cho DN”.
“Nay mai sẽ trả lời thôi mà!”
Song song với việc khiếu nại cơ quan thuế địa phương, Công ty Nghệ Thắng còn có công văn thắc mắc gửi đến Bộ Tài chính. Và ngày 26-10, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có công văn hướng dẫn giải quyết trường hợp Công ty Nghệ Thắng. Cụ thể, Tổng cục Thuế hướng dẫn phải hoàn thuế nếu DN không kinh doanh ngành nghề cấm, còn việc vi phạm đăng ký kinh doanh (nếu có) thì xử phạt hành chính trong lĩnh vực đầu tư.
Tuy nhiên, đến chiều 10-11, Công ty Nghệ Thắng cho hay vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ Chi cục Thuế Thuận An, Cục Thuế tỉnh Bình Dương về giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Đặt vấn đề tại sao hồ sơ hoàn thuế của Công ty Nghệ Thắng gần một năm mà vẫn chưa giải quyết, một phó phòng kiểm tra nội bộ của Cục Thuế tỉnh Bình Dương nói “tại Tổng cục Thuế chậm trả lời”.
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi tiếp ngày 26-10 Tổng cục Thuế đã có công văn trả lời nhưng vì sao đến nay DN vẫn chưa được giải quyết, vị này trả lời: “DN nôn nóng dữ lắm, gọi điện thoại hối thúc hoài. Nay mai sẽ trả lời thôi mà!”.
Đóng cửa mà vẫn chưa được hoàn thuế Các DN hội viên thường phản ánh khó khăn về thủ tục thuế, đặc biệt là hoàn thuế. DN không được hoàn thuế đúng hạn, thậm chí bị kéo dài thời gian sáu tháng, một năm. Trong khi đó DN lại luôn bị đòi hỏi thêm giấy tờ, làm thêm nhiều thủ tục rất nhiêu khê và thậm chí các DN phản ánh phải có “bôi trơn” thì mới hoàn nhanh được. Tôi biết có trường hợp DN xin hoàn thuế khoảng 120 triệu đồng mà đợi hoài cũng không được giải quyết. Sau đó DN này ngừng hoạt động, đành phải bỏ luôn số tiền trên vì mệt mỏi quá, không chờ đợi nổi! Ông NGUYỄN VĂN BÉ, Chủ tịch Hiệp hội Các DN khu công nghiệp TP.HCM Nợ doanh nghiệp gần 200 tỉ đồng Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thép Khương Mai, phản ánh công ty kinh doanh xuất nhập khẩu sắt thép, có xuất đi Campuchia. Một năm đạt doanh số khoảng 400 tỉ đồng thì thuế GTGT 40 tỉ đồng, năm năm dồn lại 200 tỉ đồng. Thế nhưng năm năm qua ngành thuế chỉ mới hoàn thuế cho công ty một lần, khoảng 1 tỉ đồng. Đến chiều 10-11, công ty vẫn chưa được giải quyết hoàn thuế. “Ngành thuế nên xem xét lại. Tôi chưa chậm thuế một ngày nào mà thuế nợ tôi năm năm nay chưa trả. Ngành thép có tỉ suất lợi nhuận rất thấp, chỉ 1%-2%, mà thuế “giam” lại 10% sẽ ảnh hưởng đến DN. Cứ làm như vậy thì DN sẽ… chết đuối” – ông Khương nói.
Theo_PLO
Kinh hoàng nước tinh khiết sản xuất bằng nguồn nước sát nghĩa địa
Sáng 7/11, Chi cục ATVSTP tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã phát hiện và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai Đại Dương vì đã vi phạm quy định vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm
Kinh hoàng hơn, cơ sở này đã sử dụng nguồn nước gần nghĩa địa để sản xuất nước uống đóng chai.
Cận cảnh cơ sở sản xuất bị bao vây bởi mồ mả
Đầu tháng 11, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện và đình chỉ hoạt động đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai Đại Dương ở thôn Châu Tử (xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vì đã vi phạm quy định vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên trong cơ sở sản xuất nước uống Đại Dương vào thời điểm Chi cục ATVSTP đi kiểm tra
Tại thời điểm kiểm tra, Chi cục ATVSTP đã phát hiện tại cơ sở sản xuất nước uống Đại Dương những chiếc bình đã qua sử dụng được vứt bừa bãi ngay cửa ra vào, bên cạnh là dòng nước thải lênh láng hoà quện với đất bẩn. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất ra loại nước uống tinh khiết cho người tiêu dùng đều được đặt trong căn nhà tăm tối, ẩm thấp với khoảng diện tích hơn 20m.
Nguy hại hơn, mặc dù môi trường ẩm ướt, hôi hám như vậy nhưng hàng chục chiếc bình vẫn được nhân công vô tư bật sẵn nắp chờ châm nước vào bình. Dụng cụ sản xuất thực phẩm chưa đảm bảo, bố trí chưa theo nguyên tắc một chiều, chiết rót tạm bợ. Đặc biệt, trong số các lao động đang làm việc tại đây không người nào sử dụng các dụng cụ nhằm bảo đảm vệ sinh như găng tay, khẩu trang, đồ bảo hộ...nhưng những họ vẫn vô tư đi lại, ra vào khu vực sang chiết, châm nước vào bình. Sau đó họ đóng nắp, dán nhãn và cho người vận chuyển ra thị trường tiêu thụ.
Cơ sở lọt thỏm trong khu vực mà xung quanh toàn mồ mả.
Nguy hiểm hơn, cơ sở sản xuất nước uống Đại Dương đã sử dụng nguồn nước gần nghĩa địa để sản xuất nước uống đóng chai. Điểm lấy nước để sản xuất nước uống "tinh khiết" của cơ sở này nằm giữa khu nghĩa địa của thôn Châu Tử. Mục sở thị cơ sở này, PV không khỏi bất ngờ, cơ sở này lọt thỏm trong xung quanh là hàng chục ngôi mộ. Là cơ sở sản xuất nước uống, nhưng căn nhà này không hề có tên hay bảng hiệu. Nhìn bên ngoài không ai nghĩ đây là cơ sở sản xuất nước uống "tinh khiết".
Theo nhiều người dân, khu nghĩa địa này đã tồn tại hàng chục năm nay. "Nghĩa địa này đã tồn tại từ đời ông, đời cha rồi. Cơ sở sản xuất nước uống này thì mới mở năm ngoái thôi nhưng không biết sao họ lại làm giữa nghĩa địa như thế", bà Nguyễn Thị H (45 tuổi, người dân sống gần đó) cho hay.
Tin tức từ cơ quan chức năng cho biết, trước đó cơ sở sản xuất nước uống đóng chai Đại Dương đã bị Chi cục ATVSTP tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra và đề nghị ngừng hoạt động để thực hiện các thủ tục hồ sơ pháp lý theo quy định của nhà nước đối với loại hình nước uống đóng chai. Tuy nhiên, cơ sở vẫn tiếp tục hoạt động.
Trước tình hình trên, Chi cục ATVSTP đã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP đối với cơ sở nước uống đóng chai Đại Dương, thông báo về chính quyền địa phương dừng hoạt động cơ sở này. Đồng thời, thông báo lên phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo người tiêu dùng khi sử dụng nước uống đóng chai cần chọn mua những cơ sở đã được công bố sản phẩm.
Có thể xuất hiện vi khuẩn E -coli
Theo quy định của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát (trong đó có nước uống đóng chai) phải là quy trình khép kín. Người tham gia sản xuất vào khu vực sản xuất phải mặc trang phục riêng. Phải rửa tay, không ăn uống, không hút thuốc...Nhưng dường như những quy định trên đều không được cơ sở sản xuất nước uống Đại Dương tuân thủ.
Tinh nhanh cho phóng viên, ông Nguyễn Văn Oai, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi cho biết, với công nghệ sản xuất nước thủ công như cơ sở nước uống Đại Dương, nước uống đóng bình, đóng chai không đảm bảo vệ sinh là điều dễ hiểu. Hệ thống xử lý nước thô sơ và công nghệ xúc rửa bình mất vệ sinh là nguyên nhân giúp các loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại. Điều đáng nói, cơ sở này sử dụng nguồn nước gần nghĩa địa, sau đó "hô biến" thành nước uống tinh khiết, nước đóng bình, đóng chai mà không qua hệ thống lọc xử lý vi trùng và tia cực tím. Nghĩa địa này đã tồn tại hàng chục năm nay, nên khả năng mạch nước ngầm ở khu vực này đã bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Theo ông Oai, các loại nước giếng khoan không được đưa qua hệ thống xử lý kỹ càng sẽ dễ dàng có sự xuất hiện của vi khuẩn E. Coli gây tiêu chảy, viêm đường ruột.... Những kim loại nặng như chì, thủy ngân, các nguyên tố độc hại như Arsen, lưu huỳnh và vi sinh tồn tại trong nước ngầm không thể xử lý được về lâu dài tích lũy trong cơ thể có khả năng gây bệnh ung thư.
Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai Đại Dương chỉ là một căn nhà cấp 4.
Để xác định nước có nhiễm bẩn hay không, người ta dựa trên các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh và độc chất - kim loại nặng. Các mẫu nước khi đem đi phân tích sẽ cho biết được nó có an toàn cho người tiêu dùng hay không.
Theo tìm hiểu của PV, cơ sở sản xuất nước uống Đại Dương được thành lập vào năm 2014. Để giữ khách hàng chủ cơ sở đã cạnh tranh bằng giá thành, mỗi bình nước khi giao cho các đại lý với giá chỉ từ 8.000 - 10.000 đồng/bình, còn khi giao cho các cửa hàng bán lẻ thì giá từ 10. 000 - 15.000 đồng/bình. Thị trường tiêu thụ nước của cơ sở này chủ yếu trong địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Nhiều người dân ở thôn Châu Tử cho biết, dù giá mỗi bình nước của cơ sở Đại Dương rẻ hơn các nhãn nước khác nhưng người dân ở đây vẫn không sử dụng. Ông Nguyễn Đức T, một người dân ở thôn Châu Tử tiết lộ: "Cơ sở này nằm cạnh mồ mả làm cho chúng tôi thấy lợm giọng khi nghĩ đến việc uống phải những ngụm nước "tinh khiết" sản xuất từ đây".
Bà Nguyễn Thị H, gần đó bức xúc : "Mồ mả đã lâu năm, ngấm vào mạch nước ngầm họ lại sử dụng nước này để sản xuất nước uống tinh khiết. Ai dám đảm bảo là nước này hoàn toàn sạch, hợp vệ sinh. Ở xa không biết còn mua về uống, mình sống ở gần chứng kiến hàng ngày ai mà dám mua. Mua về uống để sinh bệnh à".
Tăng cường kiểm tra Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 40 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, hầu hết các cơ sở sản xuất đã trang bị nhiều loại máy xử lý nước hiện đại để làm sạch nước theo tiêu chuẩn nước uống trước khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên, còn không ít cơ sở vẫn làm theo kiểu thủ công, chưa trang bị hệ thống lọc đạt chuẩn. Trước tình hình này, sắp tới, chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Dương Kha
Theo_Người Đưa Tin
Chấn chỉnh các chi cục Thuế đặt thêm thủ tục rườm rà Bà Trần Thị Lệ Nga, Cục phó Cục Thuế TP, vừa có văn bản hướng dẫn và đề nghị các chi cục Thuế quận 5, quận Tân Phú phải thực hiện đúng quy định, không được đòi thêm giấy tờ, đặt thêm thủ tục với người nộp thuế. Trước đó, trong hội nghị đối thoại sáng 8-10 với doanh nghiệp, Cục đã nghe...