Đại chiến Xích Bích được đầu tư tốn kém thế nào ở các bản ‘Tam quốc’?
Đại chiến Xích Bích là trận thư hùng kinh điển nhất trong “Tam quốc diễn nghĩa”. Khi chuyển thể từ tiểu thuyết, các nhà làm phim luôn cố gắng đầu tư mạnh tay cho trận đánh này.
Đại chiến Xích Bích là một trận đánh lớn cuối thời Đông Hán, có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành của thế chân vạc (Ngụy – Thục – Ngô). Trận đánh diễn ra giữa hai phe: liên quân Tôn Quyền – Lưu Bị và đội quân lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo.
Chi tiết về đại chiến Xích Bích đã được các sử gia miêu tả trong nhiều tác phẩm lịch sử, ghi dấu ấn công lao của nhiều nhân vật lừng danh. Sự kiện quan trọng này cũng gắn liền với danh tác Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung. Trong các bản phim chuyển thể lấy cảm hứng từ bộ tiểu thuyết kinh điển này, Xích Bích luôn là trận chiến được đầu tư kỹ lưỡng và dàn dựng công phu nhất.
Tam quốc diễn nghĩa bản 1994
Tam quốc diễn nghĩa bản 1994 được xem là phiên bản chuyển thể xuất sắc của bộ tiểu thuyết kinh điển cùng tên do tác giả La Quán Trung viết. Những yếu tố như phục trang, âm nhạc, chế tác đều được thực hiện nghiêm khắc để đảm bảo sát nguyên tác và tôn trọng lịch sử. Đặc biệt, ê-kíp làm phim dồn rất nhiều tâm huyết cho trận Xích Bích, với tham vọng “dựng nên một đại cảnh khiến cho 20 năm sau không ai dám làm lại Tam quốc”.
Tam quốc diễn nghĩa bản 1994 được coi là phiên bản chuyển thể thành công nhất của tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên.
Đội ngũ sản xuất bắt tay thiết kế ngoại cảnh cho trận đại chiến nói trên một năm trước khi bấm máy. Họ xây dựng thủy trại với 72 chiến thuyền, 125 lều trại, 6 kho lương thực, hàng nghìn cây cờ hiệu, tất cả chỉ cần một mồi lửa là mất hết. Bên cạnh đó, ê-kíp còn chuẩn bị 9 máy quay và huy động 2.300 diễn viên quần chúng.
Để tăng thêm sự uy hùng, bi tráng và cảm xúc cho cảnh quay, nhà sản xuất Tam quốc diễn nghĩa 1994 đã đặt riêng nữ nhạc sĩ Cốc Kiến Phân kết hợp cùng 4 nhạc sĩ khác sáng tạo nên ca khúc bất hủ mang tên Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông. Ca khúc được lồng ghép khéo léo vào khung cảnh bốn bề khói lửa của chiến trường, góp phần thể hiện uy danh lẫy lừng của những vị hảo hán nổi tiếng như Lưu Bị, Quan Vũ, Tào Tháo, Tôn Quyền, Gia Cát Lượng…
Các đạo diễn của Tam quốc diễn nghĩa 1994 còn đầu tư cảnh quay trên không để mở rộng tầm nhìn của khán giả, bao quát toàn bộ hướng tiến công và phòng thủ ở màn Hỏa công Xích Bích. Tại thời điểm đó, flycam hiện đại, gọn nhẹ chưa phổ biến. Do đó, đoàn phim phải thuê trực thăng với chi phí gần 200.000 NDT.
Trận Xích Bích tiêu tốn của đoàn làm phim nhiều công sức.
Chia sẻ về cảnh quay, biên kịch Lưu Thư Lượng cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ quay được cảnh rộng đầy đủ cho thấy quân Tào tan tác trong nháy mắt, thiên binh vạn mã chôn vùi trong biển lửa”.
Mất một năm ròng rã chuẩn bị và nhiều ngày quay dựng liên tục, đoàn làm phim Tam quốc diễn nghĩa mới tái hiện thành công đại chiến Xích Bích. Sự kỳ công, tỉ mỉ đó là điều hiếm có và càng đáng trân trọng hơn khi so sánh với nhiều bộ phim cổ trang Trung Quốc có thời lượng lên tới 40, 50 tập, nhưng chỉ được dàn dựng qua loa, cẩu thả trong một thời gian ngắn như hiện nay.
Đại chiến Xích Bích
Đại chiến Xích Bích là tác phẩm điện ảnh ra rạp vào năm 2008, do đạo diễn Ngô Vũ Sâm cầm trịch. Phim được thực hiện thành hai bản, một bản cho khán giả châu Á gồm hai phần và một bản cho người hâm mộ Âu – Mỹ, rút gọn chỉ còn một phần.
Tác phẩm được đánh giá cao về mặt hình ảnh, kỹ xảo và chế tác. Trận Xích Bích có ý nghĩa xoay chuyển bánh xe lịch sử và là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất ở danh tác Tam quốc diễn nghĩa. Vì thế, đạo diễn Ngô Vũ Sâm và ê-kíp dốc hết sức, đầu tư mạnh tay để truyền tải trọn vẹn không khí bi hùng, tinh thần trung nghĩa, tài binh pháp và cá tính của các nhân vật ở trận đánh ấy.
Video đang HOT
Nhà làm phim họ Ngô ấp ủ ý định tái hiện trận Xích Bích đã lâu, từ khi ông mới đặt chân tới Hollywood vào thập niên 1990. Song, vì chưa đủ tự tin và thiếu thốn điều kiện, dự án của ông vẫn mãi nằm trên giấy. Đến năm 2004, những công đoạn đầu tiên của quá trình hiện thực hóa kế hoạch trên mới được tiến hành.
Đạo diễn Ngô Vũ Sâm đã dồn nhiều tâm huyết để tái hiện trận Xích Bích trên màn ảnh rộng.
Ngô Vũ Sâm rất muốn quay trận thủy chiến lịch sử ngay trên chính con sông Trường Giang năm xưa, nhưng hai bên sông mọc lên rất nhiều ngôi nhà cao tầng, gây khó khăn cho việc xử lý kỹ xảo sau này. Do vậy, mùa hè 16 năm trước, ê-kíp làm phim cùng nhà sản xuất Trương Gia Trấn đã đi khảo sát một số địa điểm ở 4 tỉnh Hồ Bắc, Giang Tô, Hà Bắc và Vân Nam.
Cuối cùng, sau nhiều lần nâng lên đặt xuống, họ đã chọn Uất huyện thuộc tỉnh Hà Bắc. Quyết định này xuất phát từ một lần đi ngang qua đập nước ở Uất huyện, đạo diễn họ Ngô tình cờ nhìn thấy một vùng đất cạnh bờ sông có vẻ rất thích hợp để dựng nên Ô Lâm trong tích Tam Quốc. Ê-kíp khởi công xây dựng một phim trường nước tại đó, tiêu tốn nhiều tiền đến mức số vốn dự kiến ban đầu cho Đại chiến Xích Bích là là 50 triệu USD, sau đã đội lên tới 75 triệu USD.
Đại chiến Xích Bích thỏa mãn khán giả về phần nhìn với phần kỹ xảo đẹp mắt.
Năm 2007, tức 3 năm sau dịp khảo sát đó, đoàn làm phim mới bấm máy cảnh quay đầu tiên. Bối cảnh tiếp tục được hoàn thiện. Riêng bối cảnh cho các phân đoạn quan trọng như “thuyền cỏ mượn tên”, “lửa thiêu liên hoàn chiến” ngốn mất hơn 10 triệu NDT. Việc đóng thêm nhiều chiến thuyền lớn có chiều cao 30 m, rộng 6 m cũng tiêu tốn bộn tiền với mức phí bình quân 1 triệu NDT/chiếc. Bởi vậy, đạo diễn Ngô Vũ Sâm đành phải nhờ vào kỹ xảo vi tính nhằm tăng thêm lượng chiến thuyền.
Để hoàn thành trận thủy chiến, ê-kíp phải huy động hàng trăm nhân viên, hàng nghìn diễn viên quần chúng và chia thành bốn giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn quay trực tiếp, phần lớn là quay cảnh thuyền cháy và binh lính rơi xuống nước. Tiếp theo, đội ngũ sản xuất tiến hành quay tại một bể nước lớn nhân tạo ở gần Bắc Kinh đối với những phân đoạn các chiến thuyền húc vào nhau, trong khi lửa vẫn cháy và binh sĩ giao tranh. Giai đoạn thứ ba là những cảnh quay thu nhỏ để liên kết các phần. Cuối cùng là khâu hậu kỳ, thêm thắt hiệu ứng kỹ xảo điện ảnh.
Quy mô đồ sộ và sự hoành tráng của trận chiến lịch sự đã được thể hiện trọn vẹn trong những khung hình ấn tượng của Đại chiến Xích Bích.
Đạo diễn Ngô Vũ Sâm từng bộc bạch rằng Đại chiến Xích Bích là bộ phim ông dồn nhiều tâm huyết nhất, cũng khiến ông mệt mỏi và khổ cực nhất. Khi bắt tay vào làm, ông quyết định vừa bám sát theo các cứ liệu lịch sử, vừa bảo đảm giữ lại các tình tiết cao trào trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa để làm hài lòng lượng độc giả đông đảo của danh tác này.
Tác phẩm của đạo diễn họ Ngô ít nhiều gây tranh cãi vì cắt nhỏ trận Xích Bích thành hai phần, khiến mạch phim bị chậm. Tuy nhiên, với những khán giả không có cái nhìn quá khắt khe, bộ phim xứng đáng được đón nhận khi tái hiện sinh động quy mô đồ sộ, sự hoành tráng và bi hùng của đại chiến vang danh sử sách trên.
Tam quốc bản 2010 cũng gây tranh cãi như Đại chiến Xích Bích vì những tình tiết cải biên không thỏa đáng, cùng góc nhìn mới về con người của Tào Tháo và Lưu Bị. Song, nếu tạm gác những điểm lệch lạc so với nguyên tác Tam quốc diễn nghĩa, đây vẫn là một tác phẩm truyền hình chất lượng. Phim quy tụ dàn sao “khủng”, có kinh nghiệm diễn xuất dày dặn, đồng thời, đầu tư và chăm chút cho phần thiết kế mỹ thuật, phục trang, hành động…
Xích Bích và Quan Độ là hai trận đánh khó dàn dựng nhất ở Tam quốc. Ê-kíp làm phim đã dốc toàn lực để tái hiện trận chiến này một cách sinh động và chân thực nhất.
Các cảnh chiến đấu của Tam quốc 2010 được dàn dựng rất công phu. Xích Bích và Quan Độ là hai trận đánh khó nhất. Đằng sau những thước phim hoành tráng, sống động đó là quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc của ê-kíp. Để phục vụ cho nhiều cảnh chiến đấu, đội ngũ sản xuất phải kêu gọi đến 56.000 diễn viên quần chúng. Ngựa được dùng trong đại chiến Xích Bích cùng các trận đánh khác đều là loại đặc tuyển từ những chú ngựa đua Hong Kong cao lớn oai phong.
Để tái hiện trận thư hùng kinh điển, ê-kíp đã mời cả cố vấn kỹ xảo của bom tấn Hollywood – The Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn) – nhằm tạo nên những khung hình đẹp và sống động nhất. Theo Baidu, Tam quốc 2010 là bộ phim truyền hình đầu tiên sử dụng kỹ xảo điện ảnh để thực hiện các cảnh quay quy mô như đại chiến Xích Bích.
Nhiều diễn viên đã bị thương vì hiệu ứng khói lửa thật trên phim trường.
Ngoài ra, khi dựng trận đại chiến, đội ngũ sản xuất phải chấp nhận nhiều rủi ro. Hiệu ứng khói lửa ở Tam quốc 2010 không hẳn là kỹ xảo mà có phần là thật, cho nên việc diễn viên bị bỏng, thậm chí bị cháy xém cả tóc, lông mày không phải là chuyện hiếm gặp. Theo đạo diễn Cao Hy Hy, sau khi quay xong trận Xích Bích và Quan Độ, có đến 14 diễn viên bị thương và phải nhập viện điều trị.
Nguyên Hạnh
Kỳ lạ cộng đồng chiến thuật "chê" cả Võ Thánh Quan Vũ, nhất mực đổi Lưu Bị chứ không phải là tướng SS Vũ Râu???
Khi phải lựa chọn, dù rất thèm thuồng nhưng nhiều game thủ Tam Quốc Tốc Chiến vẫn quyết định quay lưng lại với Vũ Râu.
Ra mắt vào ngày 18/3 vừa qua, Tam Quốc Tốc Chiến đang chứng kiến một cuộc chạy đua hừng hực khí thế ở tất cả các server. Nào là chiêu mộ x10 hên hay xui, dùng tướng nào, thay tướng nào, nuôi ai làm tank, lấy ai làm support, hàng trăm vấn đề được anh em chia sẻ trên group cộng đồng mỗi ngày, vô cùng rôm rả.
Lúc này, meta vẫn chưa kịp thành hình, các game thủ đang nằm ở giai đoạn chiêu mộ tướng và khám phá sức mạnh của mỗi tướng. Chưa kể dụng tướng là thức thời, tướng mạnh nhất chính là tướng phù hợp nhất, tùy thời điểm mà khác nhau.
Đó chính là lý do vì sao mà hiện tại, rất nhiều cái tên mới đang được tôn lên hàng "idol giới trẻ" trong Tam Quốc Tốc Chiến vì tính khả dụng của chúng đối với tình hình hiện tại. Trong các bài viết trước, Giả Hủ và Chân Cơ là 2 vị tướng đang "hot" trên mọi mặt trận thì hôm nay, hãy cùng đến với "idol" giới trẻ mới xuất hiện cùng biệt danh "bình máu di động".
Chính là Hán Chiêu Liệt Đế - Lưu Bị
Còn nhớ ban đầu, một vài game thủ đã từng "chê" Lưu Bị yếu, chỉ là tướng buff có gì đáng để đầu tư. Đương nhiên mỗi người có cách build đội hình riêng, Lưu Bị chỉ là 1 trong số gần trăm con tướng, sáng tạo và đột phá mới là game chiến thuật, ấy nhưng tướng phế hay không một cần cũng là nằm ở việc người chơi có biết cách dùng nó hay không.
Thứ nhất, hiện đang có sự kiện quay thưởng ra nhiều loại rương tướng, có thể tùy chọn Lưu Bị, không quá khó để sở hữu.
Thứ hai, ở giai đoạn đầu này, khi các đội hình còn đang trong thời gian thử nghiệm, meta chưa được định hình rõ, các tướng còn đang ở giai đoạn phát triển, các ngưỡng sức mạnh thức tỉnh về sau chưa đạt đến, thì Lưu Bị chính là sự lựa chọn công thủ vẹn toàn.
Thứ ba, nếu như Chân Cơ chỉ có thể hồi sinh đồng đội với 50% máu thì con số này ở Lưu Bị lên tới 60%, có Lưu Bị trong đội hình không khác gì được mang 6 tướng ra trận. Nói cách khác, nếu Chân Cơ là buff "quốc dân" thì Lưu Bị chính là phiên bản nâng cấp toàn diện, làm sao có thể chê?
Lưu Bị bắt đầu xâm chiếm dần các đội hình mạnh nhất hiện tại
Chính vì vậy mà khi mở rương thưởng được lựa chọn giữa Lưu Bị và Quan Vũ, rất nhiều (xin nhắc lại là rất nhiều) game thủ đã rỉ tai nhau chọn Hán Chiêu Liệt Đế, trừ khi đội hình quá thiếu sát thương mới tính đến con bài Võ Thánh. Há chẳng phải ở thời điểm hiện tại, Quan Vũ đang thuộc hàng chờ ưu tiên thấp hơn Lưu Bị hay sao?
Trong trận chiến này, phần thắng đã nghiêng về Lưu Bị
Đương nhiên sẽ có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định này như: đội hình đã đủ sát thương, tâm lý lấy thủ làm công, bài toán kinh tế khi nuôi Quan Vũ... nhưng chắc chắn, tất cả phải dựa trên cơ sở là Lưu Bị thực sự mạnh, vừa buff công, buff thủ, buff máu lại còn xóa debuff toàn đội hình và hồi sinh đồng đội.
Có Lưu Bị trong đội hình thì lực chiến chưa phải là tất cả
Điểm yếu nhất của Lưu Bị có lẽ chính là phần duyên phận có phần hơi "gắt" khi móc với những cái tên máu mặt làng Tam Quốc như: Lưu Bị, Quan Vũ, Tào Tháo, Trương Phi. Bởi vậy nên ở những rương thưởng tiếp theo, rất nhiều người chơi đang hướng tới việc thu thập các vị tướng này.
Thời của Quan Vũ có lẽ chưa phải là bây giờ
Lưu Bị hay Quan Vũ? Meta sau này cái tên nào sẽ tiếp tục nổi lên? Đó âu là điều mà chúng ta cần phải cùng nhau khám phá. Như đã nói ở trên, game chiến thuật là đỉnh cao của sự sáng tạo, của cái tôi cá nhân, càng dị biệt lại càng là cao thủ và Tam Quốc Tốc Chiến đang cung cấp cho game thủ Việt đầy đủ yếu tố cần để thỏa sức dụng binh. Tải Tam Quốc Tốc Chiến ngay hôm nay và sớm trải nghiệm vòng xoáy meta ảo diệu bậc nhất này nhé.
Gia Cát Lượng quá bất công với người này, khiến nhà Thục xuống dốc Bên cạnh những danh tướng như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, nhà Thục Hán còn có không ít những hàng tướng nổi tiếng và không kém phần mạnh mẽ. Ảnh minh họa. Trong đó Ngụy Diên là một trong những hàng tướng nổi tiếng, đi theo Lưu Bị sớm nhất nhưng lại là người không được lòng Gia Cát Lượng nhất. Ngụy...