‘Đại chiến’ sản lượng kéo giá dầu xuống đáy
Các nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đang tích cực bơm dầu thô vào thị trường. Kết quả: giá dầu quay lại mức đáy trong năm nay sau khi giảm 4,3%, xuống còn 43 USD/thùng.
Đại chiến trên thị trường dầu mỏ vẫn chưa thuyên giảm – Ảnh: Shutterstock
Theo CNN và Russia Today, hôm 11.8, giá dầu quay lại mức đáy trong năm nay sau khi giảm 4,3% xuống còn 43 USD/thùng.
Cùng ngày, trong báo cáo hằng tháng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết trong tháng 7, sản lượng của họ tăng đến mức cao nhất trong vòng 3 năm. Các quốc gia giàu dầu thô sản xuất 31,5 triệu thùng/ngày, cao hơn mức trần mà OPEC đã đồng thuận vào tháng 6 đến 1,5 triệu thùng.
Video đang HOT
Nguồn cung dầu thô đến từ Iran, Iraq và Ả Rập Xê Út, Angola. Sản lượng của Iran hiện ở mức cao nhất kể từ năm 2012 và là dấu hiệu cho thấy nước này sẵn sàng tận dụng lợi thế có được từ thỏa thuận hạt nhân.
Các biện pháp trừng phạt từ lâu đã ngăn trở hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu của Iran. Nước này đang háo hức lấy lại vị trí quyền lực trong ngành năng lượng thế giới. Iran tăng sản lượng thêm 32.300 thùng/ngày, nâng mức cung lên 2,86 triệu thùng/ngày hồi tháng trước.
Hôm 10.8, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định một khi Iran đã thực sự trở lại thị trường, lượng cung dầu thô sẽ tăng thêm đến 1 triệu thùng/ngày. Giá dầu sẽ đi xuống trong năm sau với mức giảm 10 USD mỗi thùng, hay giảm khoảng 21% so với mức giá hiện tại .
Các nước không thuộc OPEC cũng đang tăng sản lượng. Báo cáo của OPEC cho hay sản lượng dầu thô ở Biển Bắc, Trung Quốc, Colombia, Nga và Mỹ đã tăng nhanh hơn so với dự kiến.
Các dữ liệu trên cho thấy trận chiến khốc liệt trong thị trường dầu mỏ vẫn không thuyên giảm. Các nước sản xuất dầu từ chối cắt giảm sản lượng, ngay cả khi giá cả đi xuống.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Các công ty Mỹ ngày càng chết sớm?
Theo tờ The Fiscal Times, Tập đoàn tư vấn Boston gần đây đã đưa ra một bảng phân tích mô hình tăng trưởng của 35.000 công ty niêm yết công khai ở Mỹ kể từ năm 1950 đến nay. Bảng phân tích cho thấy bất kể là do phá sản, bị thâu tóm hay vì lý do nào khác các công ty đại chúng đều có tuổi thọ ngắn hơn.
Không ít công ty khai thác dầu đá phiến ở Mỹ có nguy cơ phá sản vì giá dầu giảm - Ảnh: Reuters
Theo bảng phân tích này, trung bình một công ty đại chúng chỉ sống được... 30 năm. Chỉ có một số ít công ty sống được đến 50 - 60 năm. Đáng chú ý là các công ty đại chúng không chỉ chết sớm hơn mà còn có thể... chết bất kỳ lúc nào. Mỗi năm có khoảng 1/10 công ty đại chúng phải đóng cửa. Tỷ lệ này tăng gấp 4 lần so với năm 1965.
Báo cáo này cảnh báo các công ty giờ đây phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Những rủi ro đó không chỉ xảy ra trong lĩnh vực công nghệ thay đổi nhanh chóng mà chúng hiện hữu ở hầu hết các ngành công nghiệp. Ảnh hưởng đến cả các công ty lớn lẫn công ty nhỏ. Và sẽ không có bến đỗ an toàn cho bất kỳ công ty nào.
Báo cáo cũng đưa ra một số lời khuyên cho các công ty cũng như những người điều hành đang tìm cách xây dựng thành công lâu dài cho công ty mình như: Hãy chú ý đến những cảnh báo và các dấu hiệu dễ bị nguy hiểm; đảm bảo chiến lược phù hợp; liên tục tìm cách làm mới công việc kinh doanh để bắt kịp những thay đổi; không quá chú trọng vào mục tiêu ngắn hạn vì như thế sẽ thất bại trong dài hạn...
Lê Uyên
Theo Thanhnien
Thỏa thuận hạt nhân Iran: Giá dầu sẽ giảm trong trung hạn? Theo báo cáo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 13/7, nhu cầu dầu thô toàn cầu trong năm 2015 sẽ tăng khoảng 1,28 triệu thùng/ngày, tương đương với 100.000 thùng/ngày. Theo đó, giá dầu có thể tăng lên tương ứng. Một nhà máy lọc dầu tại Tehran (Ảnh: NYTimes) Tuy nhiên, ngay sau khi Iran và Nhóm P5...