‘Đại chiến’ các dòng máy chiếu cao cấp
Những dòng máy chiếu cao cấp có giá từ 70 triệu đồng đến gần 100 triệu đồng BenQ W7000, Optoma HD8300, Epson TW8100, Sony PLV HW50ES đọ tài về chi tiết vùng sáng, tối, contrast, màu da, độ bão hòa màu, xem phim thực tế…
Phong trào chơi máy chiếu ở TP HCM đang rất phát triển với nhiều dòng máy chiếu cao cấp, 3D. Các nhà cung cấp cũng tung ra nhiều giải pháp xem phim, màn chiếu liên tục được nâng cấp. Nhằm tìm ra những điểm mạnh, điềm hạn chế của 4 máy chiếu BenQ W7000, Optoma HD8300, Epson TW8100, Sony PLV HW50ES các thành viên của diễn dàn HD Việt Nam, Nghe nhìn Việt Nam VNAV đã test “mù” những tính năng của các sản phẩm này.
“Buổi test máy chiếu là khách quan và không có việc quảng cáo hay ‘dìm’ một máy chiếu nào hết, buổi đánh giá cũng không có đơn vị máy chiếu nào tham gia tài trợ nên kết quả là rất công bằng. Kết quả do các thành viên đánh giá bằng phiếu”, anh Trần Việt Anh, quản trị diễn dàn HD Việt Nam cho biết.
Theo quản trị VNAV, anh Lâm Nhựt Hùng, chơi máy chiếu rất phức tạp, chủ yếu do quan điểm, sở thích cá nhân của mỗi người, như người thí thích màu rực rỡ, người thì thích màu trung tính vì vậy “cuộc chiến” chỉ nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm còn hạn chế của máy để mọi người thấy mình thích hợp với dòng máy nào.
D9a5i chiến 4 máy chiếu. Ảnh: Kiên Cường
Buổi đánh giá sử dụng 4 máy chiếu chiếu lên 4 màn chiếu cong 120 inch. Các máy máy này được che chắn để mọi người không nhận ra nhãn hiệu, màn chiếu cong đều cùng loại như nhau. Tất cả đều được phát nội dung bằng đầu Dune, dây HDMI Sony 1.4 dài 2m.
Có 2 vòng thi: Sơ loại 4 máy chiếu thử 6 tính năng ansi contrast, chi tiết vùng tối, chi tiết vùng sáng, màu da, độ bão hòa màu (chiếu đoạn phim), xem phim thực tế. Cả 6 tính năng này được thực hiện với máy chiếu chưa cân chỉnh (dùng thông số hãng đã cài đặt sẵn cho máy chiếu), và sau cân chỉnh (calibrate), calibrate được làm thông qua thiết bị cân chỉnh. Phiếu đánh giá được phát cho các thành viên tham gia với thang số từ 1 đến 4 (4 là điểm cao nhất).
Sau vòng sơ loại 1 và sơ loại 2 (bấm vào link để xem chi tiết), ban tổ chức chọn 2 máy chiếu điểm cao nhất vào vòng chung kết, ở vòng này sẽ so sánh trực tiếp (không che máy chiếu) với các đoạn phim (không test từng tính năng). Sau đó mọi người sẽ chọn máy chiến thắng bằng cách đứng về phía máy đó.
Theo VNE
Video đang HOT
7 ứng dụng tuyệt vời mà đèn flash LED trên iPhone có thể đem lại
Đèn flash LED vốn được biết đến trên các thiết bị smartphone giống như một công cụ hỗ trợ người dùng có được những bức hình chụp được trong không gian tối một cách đẹp nhất.
Tuy nhiên, với một chiếc đèn flash LED như vậy, người dùng còn có thể biến hóa dễ dàng để tạo ra rất nhiều các chức năng tiện dụng đến không ngờ để giải quyết các vấn đề khác nhau xuất hiện trong cuộc sống. Và dưới đây là tổng hợp lại của 7 chức năng ít ai để ý hoặc hầu như không biết đến sự tồn tại của nó trên đèn flash LED của iPhone.
1. Đèn pin
Có lẽ việc phải đi vào một nơi không có ánh sáng hoặc bị bất ngờ rơi vào bóng tối, thì điều đầu tiên bạn nghĩ đến chắc chắn phải là tìm nhanh một nguồn sáng để tìm đường đi nhưng khi trong tay không có chiếc đèn pin nào cả thì với một chiếc iPhone, điều đó là điều hoàn toàn có thế.
Bên cạnh một số giải pháp ngẫu nhiên nghĩ ra của người dùng là điều chỉnh độ sáng màn hình lên tới cực điểm để lấy độ sáng, tuy nhiên điều này chỉ là bất đắc dĩ bởi nó sẽ rất ngốn pin và nhanh hỏng máy. Để có thể giải quyết điều này, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến một bộ phận ít ai để ý ở phía sau, đó chính là đèn flash LED.
Để sử dụng tính năng này, tất nhiên là người dùng cũng có thể tải về các ứng dụng hỗ trợ bật đèn flash của bạn nhưng thao tác đơn giản nhất mà chả cần cài thêm ứng dụng nào là truy cập vào phần máy ảnh, chuyển sang chế độ quay video và bật biểu tượng đèn flash phía trên đỉnh của màn hình và quan trọng là bạn sẽ chẳng phải nhấn hay giữ gì khi đèn chiếu sáng.
2. Đèn phòng
Một mẹo khá hay khác khi sử dụng với đèn flash LED trên iPhone là bạn có thể biến nó thành một chiếc đèn có độ sáng phủ rộng lên khắp căn phòng.
Nếu như đó là một chuyến đi chơi dã ngoại hoặc gặp lúc mất điện, với thủ thuật độc đáo này, bạn chỉ cần sử dụng một chiếc iPhone và một chai nước là đã thành công. Các bước cơ bản để thực hiện chỉ đơn giản là việc bạn bật sẵn đèn flash và hướng cho ánh sáng đèn rọi lên trên, sau đó việc cuối cùng chỉ là đặt một chai nước lên đó và bạn sẽ có không gian tràn ngập ánh sáng nhờ khả năng phát tán các tia sáng từ chất lỏng như nước khá rộng.
3. Thông báo thư đến
Đây là một chức năng có thể coi như là sẵn có trên iPhone của người dùng bên cạnh chức năng thông báo bằng nhạc chuông và chế độ rung, nhưng thực sự không phải ai cũng biết tới chức năng tiện dụng này. Đó là khi có một tin nhắn hoặc cuộc gọi đến được gửi tới máy, bạn sẽ nhìn thấy đèn flash được nhấp nháy liên tục.
Để có thể bật được chức năng này lên, bạn phải vào Cài đặt (Settings), sau đó là Tổng quan (General) và di chuyển tới lựa chọn Khả năng truy cập (Accessibilty), trong đó ở phần tùy chỉnh Nghe (Hearing) bạn sẽ thấy một tùy chọn bật đèn flash LED để cảnh báo (LED flash for Alerts).
4. Đèn nháy
Chức năng như một chiếc đèn nháy, điều đó là hoàn toàn có thể thực hiện được trên đèn flash của iPhone, tuy nhiên trên thực tế nó không được lập trình để có thể làm được như vậy mà chủ yếu vẫn phải thông qua các ứng dụng hỗ trợ.
Đơn cử thấy rõ nhất đối với chức năng là ứng dụng RoboStrobe cho phép bạn có thể bật đèn flash cũng như điều chỉnh tốc độ phát sáng của nó để tạo thành một chiếc đèn nháy di động vô cùng tiện dụng cho những buổi chơi đêm, tiệc tùng.
5. Giải trí với âm nhạc
Là một chức năng khá hay để có thể tận hưởng cảm giác âm nhạc hòa lẫn với ánh sáng giống như một show trình diễn âm nhạc thực tế.
Cũng là với ứng dụng RoboStrobe, bên cạnh chức năng đèn nháy cơ bản, ứng dụng còn có thêm tùy chọn làm đèn flash nhấp nháy dựa trên nền nhịp điệu của một bài hát được phát ra từ bên ngoài. Chính vì thế mà ứng dụng hoàn toàn có thể làm thỏa mãn các trải nghiệm thưởng thức âm nhạc từ cơ bản tới chuyên sâu của người dùng.
6. Tạo mã Morse
Sống trong thời đại kĩ thuật số hiện nay, ắt hẳn sẽ ít người có thể biết đến một phương thức chuyển đổi kí tự chữ thành các mật mã để gửi tới người nhận bằng một chiếc đèn pin có tên Morse. Mặc dù hiện nay, khả năng bảo mật thông qua email và tin nhắn đã được nâng cao lên rất nhiều nhưng điều đó không có nghĩa là ứng dụng tạo mã Morse không đem lại hiệu quả nào.
Để tạo ra được mã Morse theo ý của mình, bạn có thể tự tay tắt hay bật đèn flash hoặc một cách tiện dụng hơn đó là tải về một ứng dụng có tên Light Morse Code để thực hiện điều đó, còn nếu bạn là người không ưa các sử dụng ánh sáng này thì bạn cũng có thể sử dụng một ưng dụng khác có tên Tele Tweet như hình ảnh trên.
7. Máy chiếu
Việc sử dụng một chiếc máy chiếu cồng kềnh với các cổng kết nối và thiết bị truyền dữ liệu tới, bạn sẽ bị hạn chế rất nhiều trong công việc cũng như hoạt động giải trí của mình. Để giải quyết điều này, hiện đã có rất nhiều các bộ thiết bị hỗ trợ chuyển đổi hình ảnh từ iPhone ra màn hình lớn, hoạt động giống như một chiếc máy chiếu thực thụ.
Hiện trên thị trường cũng đang bày bán rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ tính năng này trên iPhone như Pocket Projector, DIY Projector... và mức giá bán cho những sản phẩm này cũng thực sự không quá đắt với người dùng phổ thông có thể sở hữu chúng.
Theo Mashable
Google Glass được dự đoán có giá chỉ 300 USD Giá của Google Glass được dự đoán dựa trên giá của các vật liệu (bill of materials - BOM) cấu thành sản phẩm. Theo dự đoán mới đây của một hãng nghiên cứu, kính Google Glass có thể sẽ được bán với giá chỉ 300 USD khi ra mắt vào cuối năm nay. Đây là mức giá rẻ hơn rất nhiều so với...