Đại ca xã hội đen khét tiếng Hong Kong, nổi danh ngang Lý Tiểu Long tuổi U80 ra sao?
Là cái tên được cả giới xã hội đen và làng giải trí kính nể nhưng khi trở về nhà, Trần Huệ Mẫn luôn giữ thái độ tôn trọng vợ, yêu thương các con.
Đại ca xã hội đen thành diễn viên điện ảnh
Giới võ thuật châu Á từng truyền tai nhau câu nói: “Quyền có Trần Huệ Mẫn, chân có Lý Tiểu Long“. Điều đó cũng đủ thấy được tài nghệ võ thuật và độ nổi tiếng của Trần Huệ Mẫn.
Trần Huệ Mẫn sinh năm 1944 trong một gia đình khá giả. Cha ông là thủy thủ quanh năm lênh đênh trên biển. Từ nhỏ, ông đã thích luyện võ, từng học qua Đàm gia Tam triển quyền và boxing phương Tây.
Sở hữu tài võ nghệ hơn người, trước khi bén duyên với điện ảnh, Trần Huệ Mẫn từng là đại ca có máu mặt trong giới xã hội đen.
Năm 16 tuổi, Trần Huệ Mẫn quen biết một người bạn trong bang 14K và theo anh ta gia nhập băng đảng. Một năm sau, ông thi vào cảnh sát, nhưng vì thiếu tuổi nên không được nhận.
Sau đó, Trần Huệ Mẫn chuyển sang làm coi ngục. Trong thời gian này, ông giúp đỡ một đại ca bang 14K bị bắt giam nên được ông ta và đàn em coi trọng.
Sau này, Trần Huệ Mẫn xin điều chuyển sang làm cảnh sát phòng chống ma túy. Tuy nhiên đến năm 1967, ông bị phát hiện là “tay trong” của xã hội đen nên bị khai trừ ra khỏi ngành. Từ đó, Trần Huệ Mẫn chính thức bước vào băng đảng.
Năm 25 tuổi, Trần Huệ Mẫn đã được làm đại ca của bang 14K. Sau lưng ông xăm hình “long đồ đằng tường”, vai trái xăm hình “thanh long”, vai phải xăm hình “bạch hổ”, hàm nghĩa võ công cao cường, là con người đầy trí dũng.
Thời kỳ hoàng kim nhất, cả khu Tsim Sha Tsui đều là địa bàn của ông.
Khi ấy, con đường Kimberley hào hoa của Hong Kong ngày nay thậm chí được đặt theo tên ông.
Năm 1970 – 1971, Trần Huệ Mẫn giành ngôi quán quân của cuộc thi boxing Đông Nam Á, tiếng tăm lừng lẫy.
Cũng chính vì thế khi Lý Tiểu Long qua đời, Trần Huệ Mẫn là cái tên được giới điện ảnh kỳ vọng sẽ thay thế được huyền thoại võ thuật nổi tiếng.
Video đang HOT
Nhận thấy làm diễn viên mang lại thu nhập khả quan, Trần Huệ Mẫn quyết định gia nhập làng giải trí.
Thâp niên 70-80, ông liên tiếp góp mặt trong nhiều bộ phim đình đám như Mùa xuân ở Đan Mạch, Nhảy bụi, Anh hùng xạ điêu truyện, Phong vũ đồng lộ, Bán Chi Yên, Kingdom of the Mob, Diệt môn, Đả lôi đài, Gangster pay day.
Là “người trong giang hồ”, Trần Huệ Mẫn xuất hiện trên màn ảnh đầy lạnh lùng dứt khoát. Ông trở thành hình tượng điển hình trong dòng phim xã hội đen, cảnh sát phá án vào những năm 70 của thế kỷ trước.
Tuổi U80 sống kín tiếng, nể vợ, thương con
Ngoài xã hội, Trần Huệ Mẫn là vị đại ca được kính nể. Trong giới điện ảnh, ông là một diễn viên chuyên nghiệp. Trong gia đình, ông lại nổi tiếng là người chồng “sợ vợ”, thương con.
Trần Huệ Mẫn kết hôn với vợ ông khi bà mới 17 tuổi. Khi ấy, ông vẫn là tay xã hội đen lang bạt khắp các hộp đêm. Còn vợ ông làm thu ngân ở hộp đêm của gia đình. Cứ 12 giờ khuya mỗi ngày, ông đều đến thu phí bảo kê, thấy ông bà liền tự động nộp tiền.
“Tôi thường xuyên ra vào hộp đêm, loại phụ nữ nào cũng từng gặp qua. Nhưng cô ấy thì lại khác, rất chất phát giản dị, thực sự là vợ đảm mẹ hiền. Chúng tôi kết hôn khi vợ 17 tuổi, tôi 25.
Em gái của cô ấy rất xem thường tôi, bảo tôi là kẻ trăng hoa, lại còn là dân xã hội đen, cả ngày chỉ biết đánh đấm, hôn nhân sẽ chẳng dài lâu.
Nhưng rồi sau đó thì sao, em gái cô ấy cưới chồng hết lần này đến lần khác, còn vợ chồng tôi đã ở bên nhau 41 năm rồi”, nam diễn viên chia sẻ.
Ở bên nhau 50 năm qua, vợ chồng Trần Huệ Mẫn từng trải qua nhiều sóng gió. Trong đó, có chuyện ông “phim giả tình thật” với nữ diễn viên Nhật Bản Shindo Emi và chuyện bà xã vì ông mà ngồi tù 3 năm trời.
Cụ thể, trước đây, bang hội của Trần Huệ Mẫn có mối quan hệ thân thiết với bang Sơn Khẩu của Nhật Bản. Những năm 80, bang này khai chiến với một bang xã hội đen khác, nên cần một lượng súng lớn. Họ nhờ ông đại diện đến Vience mua súng.
Kết quả, Trần Huệ Mẫn và vài người trong bang bị bắt, áp giải về Hong Kong. Cảnh sát phát hiện trong tài khoản của vợ Trần Huệ Mẫn có tiền mua súng đạn, vì vậy vợ chồng ông bị truy tố. Trước tình cảnh này, vợ ông đã chủ động đứng ra nhận hết tội về mình.
Cực chẳng đã, Trần Huệ Mẫn đành phải để vợ chịu tội thay mình bởi khi đó ông có rất nhiều tiền án, trong người lại tàng trữ súng nên nếu nhận tội phải ngồi tù ít nhất 7, 8 năm, còn bà thì chỉ phải ngồi tù nhiều nhất là 3 năm.
Trần Huệ Mẫn từng phải lòng nữ diễn viên Nhật Bản, tuy nhiên ông vẫn chọn quay về với vợ và 3 con nhỏ.
Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà trong lòng ông luôn cảm thấy day dứt với vợ. Sau biến cố này, Trần Huệ Mẫn cũng thay đổi rất nhiều. Nếu như trước kia ông là kẻ khá phong lưu chơi bời, thì từ khi vợ ngồi tù ông không còn lui tới các hộp đêm, cũng không tìm đến những người phụ nữ khác.
“Nói thực lòng, sau này tôi đã ngoan hơn rất nhiều. Tôi mở hộp đêm, lại đóng phim, mỹ nhân nào chẳng gặp qua, nhưng sự hòa thuận của gia đình là quan trọng nhất.
Hơn nữa, vợ tôi lại là người có địa vị trong giang hồ, có rất nhiều tai mắt, tôi nào dám làm loạn, phải giữ thể diện cho vợ tôi chứ”, ông chia sẻ.
Hiện tại, Trần Huệ Mẫn không còn hoạt động sôi nổi trong giới showbiz mà chuyển sang làm ông chủ kinh doanh rượu vang, tuy nhiên cuộc sống của ông vẫn nhận được sự quan tâm chú ý của công chúng.
Để vợ ngồi tù thay 3 năm, ông day dứt, bù đắp và ở bên bà suốt 50 năm qua.
Thời gian gần đây, có nhiều tin đồn Trần Huệ Mẫn đang chống chọi với bệnh tật ở tuổi 77. Tuy nhiên, con gái ông mới đây đã đăng tải hình ảnh gia đình trên trang cá nhân, khẳng định tình trạng sức khỏe của nam diễn viên đang có tiến triển tốt.
Hiện Trần Huệ Mẫn dành nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống bình yên bên gia đình. Chia sẻ về quãng thời gian lăn lội trong thế giới ngầm, ông bộc bạch:
“Sau khi kết hôn, sinh con, lá gan của tôi cũng bé hơn. Tôi không muốn con cái mình bước vào thế giới đen tối đó, bởi dân xã hội đen đa phần đều không có kết thúc tốt đẹp.
Tôi cũng khuyên các bạn trẻ đừng sa chân vào con đường này. Một khi đã vào thế giới ngầm, tiền đồ của các bạn sẽ bị ảnh hưởng, sau này muốn trở về làm người bình thường cũng không còn cơ hội nào nữa”.
Con gái Lý Tiểu Long tiết lộ thêm nhiều chuyện về cha
Lý Tiểu Long ghét các cảnh võ thuật sử dụng khinh công và các sức mạnh siêu nhiên.
Nhân dịp kỷ niệm 47 năm ngày mất của Lý Tiểu Long, tờ Tatler của Mỹ đã đăng bài phỏng vấn với con gái của nam diễn viên quá cố. Trong bài phỏng vấn, cô cho biết cha cô, Lý Tiểu Long đã giúp xóa bỏ định kiến về người châu Á tại Hollywood, Mỹ.
"Trước cha tôi, người châu Á trong mắt phương Tây là những con người ít nói, chăm chỉ và quỵ lụy. Tôi không nghĩ họ nhìn nhận về chúng tôi một cách hoàn chỉnh như những người bình thường, bởi ở đây, chúng tôi chưa có người đại diện", Shannon Lee chia sẻ.
Lớn lên tại Mỹ và sớm chuyển về Hong Kong sinh sống từ nhỏ, Lý Tiểu Long thường bị bạn bè người Anh trong trường phân biệt và bắt nạt vì màu da. Cũng vì thế, từ năm 13 tuổi, Lý Tiểu Long đã quyết định theo học võ sư Diệp Vấn để chống lại những kẻ bắt nạt. Shannon cho biết, cha cô sẵn sàng ẩu đả với bạn học khi bị bắt nạt.
Shannon cho rằng, Hollywood thời bấy giờ chưa đánh giá cao tài năng của cha cô. Trong phim The Green Hornet ông tham gia năm 1966, Lý Tiểu Long phải đeo mặt nạ và không có một lời thoại nào. Thậm chí, cát-xê của ông còn thấp hơn các đồng nghiệp khác nhiều lần.
Bên cạnh diễn xuất, Lý Tiểu Long còn tự tay viết kịch bản cho một series phim về một nhà võ sư, tuy nhiên, các nhà sản xuất đã từ chối với lý do giọng người Trung Quốc khó nghe đối với khán giả.
Năm 1972, Lý Tiểu Long đã bị mất vai chính, chiến binh Kwai Chang Caine trong loạt phim truyền hình Viễn tây Kung Fu. Vai diễn này sau đó đã được giao cho David Carradine, một diễn viên da trắng.
"Cha tôi hoạt động nghệ thuật trong thời mà Hollywood không sẵn sàng đầu tư mạnh tay cho các diễn viên châu Á. Họ không muốn tạo ra những nhân vật châu Á đích thực", Shannon chia sẻ.
Trong bài phỏng vấn, Shannon còn chia sẻ về triết học võ thuật của Lý Tiểu Long. Cô cho biết, Lý Tiểu Long xem võ thuật như một cách kết nối con người từ nhiều sắc tộc.
Năm 1960, Lý Tiểu Long mở trường dạy võ mang tên Jun Fan Gung Fu Institute. Tại đây, học viên không bị giới hạn về tuổi tác cũng như sắc tộc.
Con gái Lý Tiểu Long: 'Cha tôi ghét cảnh võ thuật khinh công'
Vào những năm của thập niên 70, Lý Tiểu Long thường xuyên được mời về đóng phim tại quê nhà Hong Kong do từng xuất hiện trên các bom tấn của Hollywood. Tuy nhiên, theo chia sẻ của con gái, Lý Tiểu Long không thích sự hư ảo của võ thuật trên phim ảnh tại quê nhà.
"Cha tôi cố gắng thể hiện chân thật nhất tất cả các cảnh hành động mà ông thực hiện. Ông ghét các cảnh võ thuật sử dụng khinh công, các sức mạnh siêu nhiên và những cảnh múa võ kéo dài cả chục phút mà các nhân vật không hề mệt mỏi", Shannon chia sẻ.
Shannon Lee sinh năm 1969, là con gái của Lý Tiểu Long và Linda Lee Cadwell. Hiện cô đang làm nhà sản xuất phim, đồng thời cũng là chủ tịch của Bruce Lee - tổ chức giới thiệu tư tưởng mang tên cha cô.
'Nữ hiệp cuồng nộ' từng lọt vào mắt xanh của Lý Tiểu Long Nữ diễn viên Angela Mao (Mao Anh) là gương mặt nổi tiếng của dòng phim võ hiệp Trung Quốc. Bà từng được ví là phiên bản nữ của huyền thoại Lý Tiểu Long. Năm 1973, ngôi sao võ thuật Angela Mao Ying (Mao Anh) là cái tên nổi tiếng sánh ngang Lý Tiểu Long tại Mỹ. Bộ phim Hapkido (được phát hành tại...