“Đại ca “gác kiếm” giang hồ và ngày tàn của “giới đi chơi”
Chỉ cần có nhiều tiền và được tôn vinh “nức tiếng” trong giới giang hồ, các “đại ca” không ngại dùng đến những “mưu mô”, thủ đoạn triệt hạ nhau. Để rồi “ngày tàn” đến, cái giá mà họ phải trả quá đắt, còn số “đàn em” khi biết rõ chân tướng sự việc thì đã quá muộn màng…
Thủ đoạn của các “đại ca”
Theo “đại ca” T. Campo, những người dân lành khi nhìn thấy các băng nhóm thanh toán lẫn nhau hoặc gây rối, hay đập phá tại địa điểm kinh doanh nào đó thường cho rằng, đang gặp phải các băng nhóm “ xã hội đen“. Trên thực tế, đó là những cuộc chiến tranh “ngầm” trong “giới”, do sự tranh giành địa bàn lẫn nhau để kiếm ăn. Và người “núp” sau bóng tối để điều khiển những “cuộc chiến” là các “đại ca”.
“Nếu cuộc “huyết chiến” không may “đụng” lực lượng công an vây bắt, các “đai ca” này vẫn không ảnh hưởng gì. Cho rằng, ai có mặt tại hiện trường thì chịu trách nhiệm, nếu mất “lính” này thì thu thập “lính” mới khác. Những thanh niên lêu lổng, hư hỏng, không nghề nghiệp, có hoàn cảnh nghèo, thành phần bỏ nhà đi bụi…, luôn là tầm ngắm của các “đại ca”. Các tay “anh chị” cho rằng, những thành phần này thuộc dạng “âm binh”, cứ gom về băng nhóm, đến lúc cần, chỉ tốn một chầu ăn nhậu là thỏa sức sai khiến”, T. Campo tiết lộ.
T. Campo cho biết thêm, trước mặt các “đàn em”, “đại ca” luôn dùng “túi mật” (cách trong “giới” hay dùng đẻ dụ ngọt – PV) để nói, luôn nhắc đến “luật” đạo nghĩa của “giới”. Mỗi khi đã uống rượu “nghĩa” của “đại ca” rồi là không được làm trái ý. Nếu ai thực hiện sai, bị cho là “lỗi đạo”, là quân “bất nghĩa”. Các “huynh đệ” khi gặp “đại ca” luôn cúi đầu thưa “anh hai” hoặc chào “sư phụ” một cách sùng bái. Từ đó, các “đại ca” không ngần ngại dùng “mưu mô” để tồn tại mà chỉ chính bản thân các “đại ca” mới thấu hiểu.
“Khi “đại ca” muốn nâng bản lĩnh của một “đàn em” nào lên, hay cho lên đường là chuyện không mấy khó. Cứ sau mỗi trận gây chiến về, “đại ca” luôn hết mình khen ngợi, thì những lần tiếp theo, nhân vật “âm binh” (các đàn em – PV) đó sẽ càng hăng máu hơn, lao tiếp vào cuộc chiến như một con thiêu thân mà quên đi hậu quả phải gánh lấy”, T. Campo bộc bạch.
T. Campo kể tiếp, khi “đàn em” liều mình đánh thắng nhiều trận trên địa bàn thì “đại ca” càng có thêm tiếng thơm trong “giới”. Tự động nâng “số má” lên, dễ nhận bảo kê thêm nhiều địa điểm mới. Nhưng mỗi khi “đại ca” không cần giữ “âm binh” đó ở lại, thì sẽ luôn khen có bản lĩnh rồi cho đi đối mặt liên tiếp nhiều cuộc chiến. Lúc đó, sớm muộn cũng phải bị công an còng tay vào tù. Như vậy, đã cho “lên đường “đàn em” một cách đúng “đạo nghĩa” mà không thể trách ai.
“Khi có những vụ việc gây chiến xảy ra, các “đại ca” không bao giờ xuất hiện đối mặt tranh đấu, họ luôn sợ các “âm binh” trẻ mới gia nhập của đối thủ. Nếu “đại ca” mà để lớp “lính” này chém phải, xem như bị mất số, mất tiếng nói trong “giới”. Chính vì thế, “đại ca” thường chỉ “núp” sau “bóng tối” từ xa để điều khiển các “âm binh”. Tất nhiên, các “đại ca” luôn “mưu mô” và tìm một vị trí “ẩn” an toàn nhất”, T. Compo chia sẻ.
Cũng theo T. Campo, “đại ca” và “đàn em” các băng nhóm trong “giới đi chơi” rất sợ “chèo” (Công an – PV) phát hiện khi đang ẩu đả. Khi các điểm kinh doanh, quán nhậu xảy ra đánh nhau, người dân điện thoại cầu cứu lực lượng cảnh sát 113 và công an khu vực đến giúp đỡ. Nhưng các “đại ca” này luôn nắm bắt sự sơ hở của các lực lượng chức năng. Họ luôn lưu ý và biết địa phương nào khi xảy ra ẩu đả thường công an đến chậm…. Khi phát hiện bóng dáng “chèo” đến, “đại ca” ẩn núp từ xa liền thông báo: “Rút…!”. Nên đến khi công an xuất hiện, cũng là lúc các băng nhóm đã kịp tháo chạy.
Với “mưu mô” muốn băng nhóm luôn mạnh, các “đại ca” thích săn lùng những “âm binh” kém hiểu biết, dễ dàng sai khiến. Bên đó, các cậu ấm thuộc gia đình giàu có, thích “dựa hơi” giang hồ xin gia nhập cũng không ít. Nhiều cậu ấm sau một thời gian gia nhập vào băng nhóm tự hối hận nên xin rút lui. Tuy nhiên, là dân có tiền, lúc xin vào “giới” thì dễ nhưng khi rút ra khỏi “giới” lại không đơn giản. Vì đã chấp nhận uống rượu “nghĩa” nên các “huynh đệ” sẽ thường xuyên tìm kiếm hỏi thăm “ sức khỏe“! Đến khi hối hận cũng đã muộn màng…
Video đang HOT
Đến khi hối hận cũng đã muộn màng…
Ngày tàn của “giới đi chơi”
“Mỗi khi được “giới đi chơi” phong cho hai chữ “đại ca” tức là “huynh” đó đã từng vào tù ra khám. Thời gian ở trong nhà tù, nó như một cảnh “địa ngục trần gian”, ai đã từng vào ngồi tù sẽ không quên được những ngày tháng đó. Không ít “đại ca” có “máu mặt”, xăm mình bặm trợn, trong đó có “đại ca” Q., từng làm bảo kê cho nhiều quán Bar, Vũ trường ở TP.HCM. Gặp nhau ngoài đời, hắn là một tên hét “ra lửa”, nhưng khi gặp lại trong trại, mới biết “ngày tàn” của “giới đi chơi”. Với sắc mặt tái mét, người gầy ốm, xanh xao…, đến nay vẫn chưa ra khỏi trại.
Thằng Q. hối hận vì đã một thời gây ra không biết bao nhiêu khổ đau cho những người dân lương thiện. Hắn muốn được chết cho quên đi tất cả, nhưng đâu có thể dễ dàng chết khi đang ở trong tù. Rồi hắn khuyên tôi, đến ngày mãn hạn tù (vào năm 2011- PV), khi nào ra khỏi cổng nhớ đi thẳng một hơi đừng bao giờ nhìn lui lại phía sau sẽ không may mắn”, T. Campo kể lại.
Theo T. Campo, K. Tân Bình là tình “huynh đệ” chí cốt và tâm giao nhất trong “giới đi chơi” với anh ta, cũng làm “đại ca” của một băng nhóm, nhưng khi số “đàn em” phát hiện ra những “mưu mô” thủ đoạn của hắn, nên tất cả “đàn em” đều rời bỏ ra đi.
“Bản chất thích làm “đại ca” của nó vẫn không thay đổi, nên năm rồi (2012), khi không ai bên cạnh lại bị một băng nhóm đến đánh trả thù, trong lúc đang đánh trả thì bị “chèo” ập đến bắt tại hiện trường. Sau khi hỏi cung, loài ra thêm những vụ trước đó nên phải lãnh án 8 năm tù, mới ở được chỉ 2 năm”, T. Campo cho biết.
T. Campo bộc bạch: “Từ khi ra tù đến nay, anh em trong “giới đi chơi” cứ nghĩ những “huynh” nào từng bị “rớt” vào trại sau khi ra lại xem như là những “anh hùng” nên xếp vào hàng “đại ca”. Nhưng các “huynh đệ” đâu hiểu được rằng khi đụng chuyện đối mặt sát phạt đâm chém lẫn nhau, các “đàn em” đâu hiểu được bên trong của “đại ca” cũng có cảm giác sợ và lo lắng không thua kém. Chẳng qua, do các “âm binh” phía dưới quá tôn sùng “đại ca” rồi cùng “bơm” đẩy lên vị trí cao, để rồi, có một số “đại ca” phải cố che giấu cái sợ vào trong, sau đó phải dùng các “mưu mô” thủ đoạn để được tồn tại trong “giới”…
Thử hỏi xem, có ai nói các “đai ca” trong “giới đi chơi” không sợ pháp luật, không sợ bị công an bắt? Tất nhiên, sẽ không ai thích phải bị ngồi tù khi họ đã từng nếm qua những ngày tháng phải ăn cơm tù. Trước khi tôi chấp nhận kể lại tường tận những gì tôi biết và đã trải qua một thời làm “đại ca” trong “giới đi chơi”, cũng là lúc tôi đồng ý chấp nhận “gác kiếm” để làm lại cuộc đời”.
Theo vietbao
Đại ca Thiết cù và lần sa lưới ngớ ngẩn
Gây ra vụ nổ súng với hai anh em cựu VĐV wushu Trần Xuân Ánh và Trần Đức Trang, Thiết "cù" bỏ trốn rồi bị tổ công tác 141, Công an Hà Nội, bắt quả tang khi hắn đang ung dung ngồi trên taxi, mang theo khẩu súng K59 và 6 viên đạn.
Thiết "cù" tại tòa.
Mối thù dai dẳng
Ngày 28/5, TAND Thành phố Hà Nội đưa bị cáo Đào Ngọc Thiết (SN 1968, tức Thiết "cù", trú tại phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử tội "Chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự".
Trước khi ra hầu tòa, Thiết "cù" nổi danh vì đã tham gia vụ đấu súng với hai anh em VĐV wushu Trần Xuân Ánh và Trần Đức Trang.
Đó là vào đêm 1/12/2004, do có mâu thuẫn, Trần Xuân Ánh đến nhà nghỉ Linh Anh gặp chị Hoàng Thuý Linh, vợ Thiết "cù". Tại đây, hai bên nảy sinh cãi vã. Ánh đã hành hung vợ chồng Thiết "cù". Và mối thù giữa Thiết "cù" và Ánh đeo đẳng từ đây.
Đêm 2/12/2004, hai bên hẹn nhau ra ngõ Hàng Cháo để "nói chuyện". Đêm đó, anh em Trang, Ánh đều có mặt. Nhóm của Thiết "cù" đã dùng súng bắn nhóm của anh em Ánh, Trang. Hậu quả, Thiết "cù" và nhóm "đàn em" ôm mối hận vào tù "bóc lịch".
Đến trước Tết Nguyên đán Kỷ Sửu (2009), Thiết "cù" ra tù, vẫn mang trong lòng mối thù với Ánh.
Khoảng 21h30 ngày 3/2/2009, nhóm của Ánh và Trang đối mặt với Thiết "cù". Nhớ lại thù xưa, Thiết "cù" bắt Ánh phải xuống nước xin lỗi hắn. Nhưng đối với Ánh, việc phải xin lỗi là điều không dễ chấp nhận, ngược lại, nó làm máu "iêng hùng" trong người Ánh như càng sôi sục.
Sau màn thách đố, hẹn nhau một "trận chiến" mới, Ánh gọi cho các "chiến hữu để "tham chiến". Nhóm của Ánh chuẩn bị áo giáp, súng AK, súng côn xoay, đạn... rồi lên ô tô đến điểm hẹn.
Đến 1h15 ngày 4/2/2009, chiếc ô tô của nhóm Ánh và Thiết "cù" đỗ xịch trước ngõ 23, phố Đoàn Thị Điểm. Khi đó Phạm Văn Thắng (SN 1969, ở quận Hai Bà Trưng, HN), là người của nhóm Thiết "cù" bước xuống xe, tay cầm súng K59, vừa đi vừa chửi, nhắm về phía nhóm của Ánh mà bóp cò.
Lúc đó, Ánh cũng dùng súng AK bắn trả 2 phát, một phát trúng vào ngực Thắng. Dù dính đạn, nhưng Thắng vẫn bắn tiếp 1 phát trúng vào chân Lê Bá Thành, là đồng bọn của Ánh. Nghe tiếng súng nổ, Trang chạy ra để hỗ trợ em trai. Thấy Thành bị Thương, Trang cùng Bùi Văn Tú dìu Thành chạy trốn.
Sau khi được đưa vào bệnh viện, Thắng đã tử vong, một số đối tượng khác bỏ trốn.
Ngày 22/7, TAND TP Hà Nội đưa vụ án ra xét xử. Anh em nhà Ánh, Trang đã phải nhận án tù.
Trong lần gây hấn này, Thiết "thoát" tội giết người vì tòa xét thấy chưa đủ căn cứ để khởi tố bị can đối với Thiết về hành vi giết người, VKSND TP Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố đối với Thiết. Công an HN đã tách toàn bộ tài liệu liên quan đến Thiết để tiếp tục điều tra, xử lý sau.
Sa lưới
Sau khi anh em Ánh, Trang ngồi tù, suốt thời gian dài đại ca Thiết "cù" im hơi lặng tiếng, đến 15h45 ngày 22/8/2012, Tổ công tác 141, Công an Hà Nội đã "tóm" được đại ca này khi hắn đang ung dung ngồi trên xe taxi, đi tới ngã tư Tam Trinh, hướng cầu Mai Động.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trong túi xách mang theo của Thiết có 1 khẩu súng K59, 6 viên đạn.
Tại cơ quan điều tra, Thiết "cù" khai nhận, sau khi gây hấn với nhóm của Trần Xuân Ánh, hắn bỏ trốn và thường xuyên qua lại biên giới Việt - Trung.
Khoảng tháng 6/2012, Thiết qua khu vực chợ Pò Chài, Trung Quốc, giáp danh với cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, mua 1 khẩu súng K59 và 6 viên đạn của một người đàn ông không quen biết với giá 15 triệu đồng.
Theo lời khai của Thiết "cù", sở dĩ hắn phải "sắm" cho mình khẩu súng vì vẫn bị ám ảnh, sợ anh em nhà Trang, Ánh trả thù.
Ngày 22/8/2012, Thiết đi xe khách từ Lạng Sơn về Hà Nội và bị bắt giữ tại ngã tư Tam Trinh - Minh Khai.
Thiết từng có 2 tiền án về tội Trộm cắp tài sản và Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng. Lần phạm tội này là tái phạm nguy hiểm. Sau khi xem xét, chiều 28/5, HĐXX tuyên phạt bị cáo Thiết mức án 18 tháng tù giam.
Theo 24h
Giang hồ tình án ly kỳ (P1): Khi đại ca bị "cắm sừng" Tuấn Sốt Rét, một đại ca giang hồ cộm cán vùng Bình Thạch bị nhiều giang hồ phối hợp tấn công. Vụ việc khởi nguồn từ mối tình giữa Tuấn Sốt Rét và Mỹ Trà. Đi tù vì tình, vì tình trốn trại!. (Ảnh minh hoạ) Đi tù vì tình, vì tình trốn trại! Thuở trước, Tuấn Sốt Rét vốn chỉ là một...