Đại biểu Quốc hội: “Xén” bớt Tổng cục không nên “đẻ” thêm ghế
Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, việc Bộ Tài nguyên và Môi trường sắp xếp lại 3 Tổng cục là điều đáng hoan nghênh. Ông lưu ý, việc sắp xếp này phải đảm bảo giảm biên chế, không “đẻ” thêm ghế.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về việc Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng kế hoạch sắp xếp lại 3 tổng cục, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng đây là vấn đề quan trọng, cần phải thực hiện quyết liệt.
Đại biểu Phạm Văn Hòa nói về việc sắp xếp lại 3 Tổng cục của Bộ TN&MT.
Bộ TN&MT dự kiến sắp xếp lại ba tổng cục trong thời gian tới. Ông nhìn nhận như thế nào về việc này?
- Việc sắp xếp, tinh giản cấp tổng cục trực thuộc các Bộ là vấn đề rất quan trọng. Nếu có sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương sẽ thành hiện thực.
Tôi được biết Bộ TN&MT và một số Bộ khác dự kiến sẽ sắp xếp, cắt giảm một số tổng cục. Theo tôi cho đó là vấn đề hợp lý, rất hoan nghênh.
Bộ TN&MT đã kịp thời xem xét chức năng cụ thể của từng tổng cục, để đưa ra giải pháp hợp lý nhất trong việc sắp xếp, giữ lại, hay giải thể những tổng cục không cần thiết. Theo tôi, Bộ TN&MT nên hợp nhất lại những tổng cục, hay cục có chức năng, nhiệm vụ trùng nhau.
Thực tế, không chỉ riêng Bộ TN&MT, nhiều Bộ khác còn có các Tổng cục cũng cần phải noi gương. Qua đó, các Bộ này theo thẩm quyền nên xem xét, đề xuất, tham mưu cho Chính phủ để sắp xếp lại tổng cục cho phù hợp với bối cảnh tỉnh hình mới.
Bên cạnh những ưu điểm đó, có ý kiến lo ngại việc “xé” Tổng cục thành nhiều cục để “đẻ” ra nhiều ghế?
Video đang HOT
- Tôi cũng nghe những lo ngại đó. Nhưng tôi tin rằng, đề án giảm bớt các Tổng cục của Bộ TN&MT thì việc “đẻ” ra thêm Vụ, Cục không đáng lo ngại lắm.
Điều quan trọng của đề án này làm sao khi sắp xếp lại Tổng cục sẽ giảm tổng biên chế trong Bộ TN&MT. Còn giảm Tổng cục mà biên chế vẫn giữ nguyên biên chế hoặc để “phình” bộ máy, tăng biên chế thì không hiệu quả, không đúng mục tiêu.
Còn nếu cứ điều chuyển Vụ trưởng, Vụ phó, hay Trưởng phòng… từ chỗ này qua chỗ khác thì giảm Tổng cục cũng như không. Điều này cần hết sức lưu ý, không để xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện.
Có ý kiến còn băn khoăn, lo ngại về yêu cầu cải cách hành chính, sẽ phải đi “xin” thủ tục nhiều nơi hơn thay vì duy trì mô hình tổng cục?
- Lo ngại đó là xác đáng. Tôi nghĩ, Bộ TN&MT cũng cần phân biệt rạch ròi, cụ thể một tổ chức, đơn vị có thể tham gia nhiều lĩnh vực cùng một lúc, chứ không nên để nhiều cá nhân tham gia một nhiệm vụ.
Tôi tin rằng, Bộ TN&MT sẽ có chỉ đạo hết sức sát sao để giảm bớt đầu mối trung gian, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp, người dân. Bởi tinh giản bộ máy phải đi kèm với tinh giản được biên chế và khắc phục được chồng chéo, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Đại biểu Quốc hội đề nghị dành 1 ngày quốc tang cho hơn 22.000 người tử vong do COVID -19
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) đề nghị dành 1 ngày quốc tang cho hơn 22.000 người đã tử vong do COVID- 19. Còn đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đề xuất chọn ngày 27/4 làm ngày tưởng niệm...
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội)
Ngày 8/11, Quốc hội thảo luận tập trung ở hội trường về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, ngân sách Nhà nước, công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đề cập đến công tác phòng chống COVID -19, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đánh giá cao sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ngành, sự chủ động quyết liệt của Chính phủ nên đến nay dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.
Tuy nhiên, hậu quả của dịch bệnh để lại hết sức to lớn cả người và của, tính đến nay trên 22.000 đồng bào, chiến sỹ, cán bộ tuyến đầu chống dịch tử vong.
"Để tưởng niệm những hy sinh, mất mát trên, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ nên lấy 1 ngày làm ngày tưởng niệm nạn nhân tử nạn vì COVID -19 và tôi đề xuất ngày 27/4 - ngày bùng phát đợt dịch thứ 4, gây thiệt hại nặng nề nhất cả về kinh tế cũng như sinh mạng người dân", ông Thông nói, đây cũng là mong muốn của cử tri.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội) nhắc đến con số cho đến hôm nay đã có 22.500 người bị tử vong do COVID -19. Theo ông, mất mát này là hết sức to lớn.
"Có thể nói, từ sau năm 1975 đến nay thì tổn thất về người lần này là lớn nhất, là nhiều nhất. Bởi vậy, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV này tôi đề nghị Quốc hội cho phép tổ chức quốc tang cho những người đã mất vì dịch COVID -19", ông Trí nói.
Cho hay trên thế giới có một số nước làm việc này, đại biểu nêu 3 lý do đề xuất này.
Đầu tiên, theo ông Trí, 22.500 người tử vong vì dịch COVID -19 vừa qua là rất lớn, rất đáng để đất nước dành cho họ một ngày quốc tang. Điều này cũng phù hợp với kết luận của Bộ Chính trị trong Thông báo số 19 ngày 22/4/2011 là "đồng ý tổ chức quốc tang trong trường hợp thiên tai thảm họa đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn tính mạng, của cải của nhân dân".
Thứ hai, hầu hết những người đã mất trong đại dịch đã ra đi trong đau đớn, xa cách người thân và vì dịch bệnh nên không được tổ chức mai táng chu toàn.
"Dành cho họ một ngày quốc tang là rất nhân văn, là rất nhân nghĩa và cũng rất nhân ái, đúng với đạo lý của con người Việt Nam", ông Trí nhấn mạnh.
Lý do thứ 3, ông Trí cho rằng, dành 1 ngày quốc tang cho 22.500 người đã mất là để nhắc nhở những người đang sống tuyệt đối không được lơ là; đồng lòng, quyết tâm hơn trong công cuộc chống đại dịch cam go và ác liệt này.
"Rất mong Chính phủ sớm lựa chọn thời điểm thích hợp để tổ chức 1 ngày quốc tang cho những người đã mất trong địa dịch COVID -19", đại biểu đoàn TP Hà Nội tha thiết.
"Gói hỗ trợ cần đủ lớn và kịp thời để bắt kịp được thời cơ phục hồi"
Một vấn đề nữa được đại biểu đoàn Bình Thuận đề cập là những "tín hiệu tốt" trong năm 2021, từ đó nhận định mục tiêu tăng trưởng năm 2022 từ 6 - 6,5% là "có thể đạt được", nhưng phải có sự quyết tâm thật lớn từ Trung ương đến địa phương.
Ông Thông đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành liên quan khẩn trương ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiễn miễn, giảm các loại thuế, phí, tiền điện, nước và các biện pháp nêu trong Nghị quyết 105 của Chính phủ; kiểm tra tiến độ và hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất ngân hàng, gia hạn nợ....
"Các gói hỗ trợ cần đủ lớn và kịp thời để bắt kịp được thời cơ phục hồi", ông nhấn mạnh.
Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ lập quỹ bảo đảm cho doanh nghiệp vay, như điều kiện cho vay có thể được nới lỏng, doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.
Nhất là khẩn trương triển khai thật sớm Nghị quyết số 406 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về miễn, giảm thuế.
Theo ông Thông, báo cáo của Chính phủ có nêu, dự kiến cả năm, tổng số tiền các cấp, các ngành thực hiện miễn giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất... khoảng 118 nghìn tỷ đồng, trong đó khoản được gia hạn là 115 nghìn tỷ đồng, khoản miễn, giảm khoảng 3 nghìn tỷ đồng.
Dẫn chứng, doanh nghiệp đã ủng hộ 8.795 nghìn tỷ cho quỹ vaccine, đại biểu cho rằng, khoản miễn giảm còn "quá thấp", chưa tương xứng với đóng góp của doanh nghiệp cho phòng chống dịch.
Từ đó, ông đề nghị Chính phủ và các địa phương có gói hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn hơn; xem đây là nguồn đầu tư trở lại để giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch.
"Tôi nghĩ, nếu chúng ta bỏ một đồng cho doanh nghiệp, có thể tạo thêm công ăn, việc làm, doanh thu từ đó kích thích quá trình phục hồi kinh tế nhanh hơn. Quá trình đó, cần quan tâm đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì đây là doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số các doanh nghiệp hiện nay, là nơi có nhiều lao động nhất", đại biểu Thông nhấn mạnh.
Ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kế hoạch phát triển KT-XH và công tác phòng chống dịch COVID-19 Theo chương trình Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đường 34 tỷ đồng "vô dụng", thành chỗ phơi lúa

5 trụ bê tông 'mọc' trước chung cư ở Hà Nội, chính quyền phải chỉ đạo khẩn

Nghe đọc lệnh khởi tố qua mạng, cụ bà 77 tuổi suýt mất gần 200 triệu đồng

Vụ bà trùm Q7 PR dầu gội 'dỏm': Cục Quản lý Dược chưa kịp 'trở tay' ở kênh này?

Thương tâm con gái đi cùng bố bị xe đầu kéo cán tử vong trên quốc lộ 5

Hai cha con tử vong bất thường trong căn nhà khóa trái ở Lâm Đồng

Hồ sơ công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội đầu bị thu hồi

Lòng Se Điếu 'hót hòn họt' gặp biến, loạt cơ sở bị điều tra, tạm ngừng đón khách

Đi chợ từ 4h sáng khắp Hà Nội, TPHCM vẫn... không mua được bộ lòng xe điếu

Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa

Xử phạt người đánh nhân viên y tế ở Phú Thọ, đã công khai xin lỗi

5 trụ bê tông bất ngờ "mọc lù lù" trước khu chung cư ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Thực phẩm giàu sắt hơn thịt bò, giúp bổ máu, ngừa thiếu máu hiệu quả
Ẩm thực
05:58:20 09/05/2025
"Chị gái Son Ye Jin" nổi tiếng khắp châu Á: Biểu tượng nhan sắc Hàn Quốc đời đầu, giờ biến mất như chưa từng tồn tại
Hậu trường phim
05:56:19 09/05/2025
Phim 18+ Nhật Bản gây sốc nhất cuối thế kỷ 20: Khán giả bị lừa, bỏ chạy giữa rạp
Phim châu á
05:55:10 09/05/2025
Israel âm thầm thay đổi cục diện Bờ Tây, người Palestine lo bị sáp nhập lãnh thổ
Thế giới
05:52:09 09/05/2025
Khỉ mặt vuông gây bật cười ở Trung Quốc
Lạ vui
05:50:24 09/05/2025
Dembele là ứng viên số một cho Quả Bóng Vàng 2025
Sao thể thao
05:49:39 09/05/2025
Ghét chú chó tôi đang nuôi, mẹ chồng lập tức lén gọi người đến bán khi biết tin con dâu mang bầu
Góc tâm tình
05:08:02 09/05/2025
Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp
Sao châu á
23:56:24 08/05/2025
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ
Phim việt
23:54:07 08/05/2025
Phản hồi mới nhất của Đoàn Di Băng: "Khách hàng cứ yên tâm sử dụng các lô hàng trước đó"
Sao việt
23:42:52 08/05/2025