Đại biểu Quốc hội Ukraine cảnh báo sai lầm có thể khiến Kiev mất Donbass
Chính sách gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) được quy định trong Hiến pháp Ukraine, tuy nhiên nếu điều này được thực thi không qua trưng cầu dân ý, Kiev có thể sẽ mất khu vực Donbass – miền Đông Ukraine.
Cảnh báo trên được đại biểu Quốc hội Ukraine Nadezhda Savchenko đưa ra khi phát biểu trên kênh truyền hình NewsOne.
Đại biểu Quốc hội Ukraine Savchenko cảnh báo sai lầm có thể khiến Kiev mất Donbass
Bà Nadezhda Savchenko nhắc lại các lời hứa trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình, ông Vladimir Zelensky nói rằng nên tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh quân sự NATO.
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tuyên bố nước này sẽ chỉ gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau khi tiến hành trưng cầu dân ý.
Ông Zelensky nêu rõ: “Gia nhập NATO sẽ đảm bảo an ninh cho đất nước chúng ta… Chúng ta phải nói với người dân Ukraine NATO là gì và tổ chức này không tồi tệ. Khi nào người dân Ukraine sẵn sàng, thì chắc chắn chúng ta sẽ nêu vấn đề này trong một cuộc trưng cầu dân ý, và Ukraine sẽ gia nhập NATO”.
Tuy nhiên, trong chuyến thăm tới Brussels hôm 4/6, Tổng thống Zelensky đã hứa rằng ông sẽ thúc đẩy việc thực hiện chính sách gia nhập các tổ chức EU, NATO, vì vấn đề này “được viết trong Hiến pháp Ukraine”.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ở thủ đô Brussels (Bỉ), Tổng thống Zelensky nhấn mạnh việc gia nhập NATO và EU là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ukraine.
Video đang HOT
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
“Việc gia nhập EU và NATO (ghi trong Hiếp pháp Ukraine) được cựu Tổng thống Poroshenko gây áp lực đối với Quốc hội. Tôi không nghĩ rằng cần phải ghi vào Hiến pháp. Tôi nghĩ rằng người Ukraine cần hỏi và biết trong Hiến pháp của chúng ta viết gì và mang lại cho người Ukraine điều gì, chứ không phải việc tham gia EU và NATO”, đại biểu Quốc hội Ukraine Savchenko nói.
Khi được hỏi liệu Tổng thống Zelensky có thể giải quyết được cuộc xung đột ở Donbass hay không, đại biểu Savchenko nói rằng tình hình căng thẳng trong suốt 5 năm của cuộc khủng hoảng nội bộ Ukraine đã đạt đến mức sẽ có thể có “Thế chiến thứ III”.
“Nếu có tình trạng không liên kết ở Ukraine, thì chúng ta nghiêng về hòa bình hơn và điều này rất quan trọng đối với chúng ta bây giờ. Nếu gia nhập EU và NATO, thì chúng ta sẽ không có Donbass, điều đó quan trọng đối với chúng ta hay không?”, bà Savchenko nói.
Cựu Tổng thống Ukraine Poroshenko
Vào tháng 2/2019, theo đề nghị của ông Poroshenko (khi đó là Tổng thống Ukraine), Quốc hội Ukraine đã thông qua những thay đổi trong Hiến pháp, theo đó củng cố chính sách của Ukraine hướng tới gia nhập EU và NATO.
Tuy nhiên, Ủy viên châu Âu về chính sách láng giềng và mở rộng EU – Johannes Hahn trước đó tuyên bố rằng nói về tư cách thành viên của Ukraine tại EU trong những năm tới là điều không thực tế, Kiev nên tập trung thực hiện thỏa thuận liên kết với EU.
Còn cựu Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen cũng tuyên bố rằng để gia nhập Liên minh quân sự này, Ukraine sẽ cần phải đạt được một số tiêu chí và để thực hiện được điều đó cần nhiều thời gian.
Các chuyên gia và nhà phân tích nhận định Kiev sẽ không thể trở thành thành viên của NATO trong 20 năm tới.
Trí Dũng (Lược dịch)
Theo infonet
Quốc hội Ukraine "dội gáo nước lạnh" thứ 2 lên tân Tổng thống Zelensky
Quốc hội Ukraine (Verkhovnya Rada) ngày 4/6 tiếp tục từ chối xem xét, thảo luận dự luật của tân Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky về luận tội nguyên thủ quốc gia.
Quốc hội Ukraine "dội gáo nước lạnh" thứ 2 lên tân Tổng thống Zelensky
Kết quả bỏ phiếu của Quốc hội cho thấy đa số các nghị sĩ không muốn đưa dự luật này của Tổng thống Zelensky vào chương trình nghị sự. Theo đó, chỉ có 110/450 đại biểu đã bỏ phiếu ủng hộ, trong khi cần tối thiểu 226 phiếu.
Ngày 29/5, Tổng thống Zelensky đã chuyển cho Quốc hội Ukraine một dự luật về luận tội Tổng thống. Đây là một trong những cam kết được đưa ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông, trong số những cam kết trong chiến dịch tranh cử còn có việc gỡ bỏ quyền miễn trừ của đại biểu quốc hội và trừng phạt vì làm giàu bất hợp pháp.
Ngày 23/5, sắc lệnh của Tổng thống Zelensky về việc giải tán Quốc hội có hiệu lực. Cuộc bầu cử Quốc hội sớm dự kiến diễn ra vào ngày 21/7 tới. Đại diện của Tổng thống Zelensky trong quốc hội, ông Ruslan Stefanchuk tuyên bố, ông hy vọng rằng thành phần mới của Quốc hội sẽ thông qua luật về luận tội Tổng thống.
Trước đó, Quốc hội Ukraine ngày 22/5 đã từ chối xem xét, thảo luận một dự luật nhằm thay đổi hệ thống bầu cử Quốc hội Ukraine, do tân Tổng thống Vladimir Zelensky đề xuất. Đây được coi là "gáo nước lạnh" đầu tiên mà Quốc hội nước này dành cho tân Tổng thống Zelensky.
Tân Tổng thống Ukraine Zelensky
Ông Vladimir Zelensky, người mới nhậm chức Tổng thống Ukraine hôm 20/5, đã đề xuất một dự luật, trong đó yêu cầu hủy bỏ hệ thống bầu cử dựa theo nguyên tắc đa số và nới lỏng điều kiện tham gia bầu cử đối với các chính đảng Ukraine.
Theo kết quả kiểm phiếu, chỉ 92/450 nghị sĩ ủng hộ việc thảo luận về dự luật do tân Tổng thống đề xuất trong khi tối thiểu cần 226 phiếu ủng hộ.
Thủ tục luận tội Tổng thống ở Ukraine
Theo Hiến pháp Ukraine, có thể tuyên bố bỏ phiếu bất tín nhiệm Tổng thống nếu phạm tội phản quốc hoặc phạm tội khác. Ngoài ra, cần phải thông qua một luật đặc biệt về luận tội.
Thủ tục này liên quan đến việc Quốc hội thành lập một Ủy ban điều tra tạm thời, những phát hiện được xem xét tại một cuộc họp của Quốc hội. Sau đó, ít nhất 226 đại biểu bỏ phiếu ủng hộ để đưa ra các cáo buộc chống lại người đứng đầu nhà nước, và sau đó cần 300 phiếu ủng hộ, Quốc hội sẽ quyết định luận tội.
Tuy nhiên, trước đó cần phải có hai kết luận: từ Tòa án Hiến pháp - về tính hợp pháp của thủ tục luận tội, từ Tòa án Tối cao - rằng Tổng thống thực sự đã vi phạm luật.
Theo Infornet
Nga nổi đóa vì NATO lôi kéo nước này gia nhập liên minh NATO đang trải thảm đỏ đón Bắc Macedonia tham gia liên minh này trong một nỗ lực để mở rộng phạm vi của NATO ở Balkan nhằm đối trọng với Nga. Động thái này được cho là có thể khiến Nga nổi giận. Thủ tướng Bắc Macedonia Zoran Zaev bắt tay với ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO Bắc Macedonia được coi...