Đại biểu Quốc hội truy vấn “ai nhận trách nhiệm vụ Formosa”?
Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội, Đại biểu Trần Công Thuật băn khoăn, đến nay vẫn chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm sau vụ Formosa xả thải đầu độc biển, ai bù đắp thiệt hại cho người dân nếu 500 triệu USD bồi thường không đủ chi? Bộ trưởng TN-MT được yêu cầu giải trình thêm…
Đại biểu Trần Công Thuật phát biểu tại hội trường (ảnh: Quochoi.vn).
Đại biểu Trần Công Thuật (Quảng Bình) đề cập sự cố môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh trực tiếp gây ra. Theo đại biểu, người dân đến giờ vẫn tâm tư vì hành động xả thải của Formosa là hành vi hủy hoại môi trường, gây ảnh hưởng toàn diện, phạm vi rộng và nghiêm trọng, là hành vi vi phạm Bộ luật hình sự nhưng trên thực tế đang xem xét ở mức vi phạm hành chính và bồi thường kinh tế.
“Lượng tiền 500 triệu USD mà Formosa bỏ ra để bồi thường được dựa trên thực tế hay dựa vào đàm phán, thỏa thuận. Nếu số tiền trên không đủ để đền bù cho dân thì ai sẽ bù đắp cho đủ hay người dân và địa phương tự khắc phục?” – đại biểu đặt câu hỏi.
Ngoài ra, theo đại biểu Thuật, đến nay vẫn chưa ai đứng ra để nhận trách nhiệm về vấn đề xả thải của Formosa trong khi đến 58 lỗi đã được chỉ ra, trong đó có biểu hiện của sự gian dối. Ông Thuật cho rằng những vấn đề Formosa nhất định phải làm rõ, minh bạch, nghiêm túc.
Mặt khác, theo đại biểu, việc Formosa cam kết không tái phạm cũng cần phải làm rõ, tái phạm là như thế nào, ở mức độ nào? Vi phạm trong việc chôn lấp chất thải rắn đã được phát hiện vừa qua có được gọi là tái phạm không?
Không trực tiếp trả lời những câu hỏi đại biểu đặt ra nhưng Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà đã giải trình một số nội dung về công tác quản lý, bảo vệ môi trường sau khi xảy ra một loạt sự cố môi trường kiểu như Formosa vừa qua.
Ông Hà trình bày, quản lý, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất và sinh hoạt thời gian qua đã thành vấn đề nóng khi 60% lượng nước của Việt Nam đến từ ngoài biên giới. Bộ TN-MT đã tích cực xây dựng quy chế sử dụng nước chung lưu vực xuyên biên giới, xây dựng chiến tài nguyên nước, tái cơ cấu sản xuất cho những vùng nhạy cảm.
Video đang HOT
Trước hết, Bộ TN-MT đã rà soát lại quy hoạch sử dụng, tránh xung đột giữa các lợi ích, mục đích khi sử dụng tài nguyên nước.
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà bên hành lang Quốc hội phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội (ảnh: Hoàng Long).
Về vấn đề khai thác khoáng sản (nguồn lợi mang lại 40-50% GDP quốc gia), Bộ trưởng TN-MT khẳng định quan điểm muốn giảm xuất khẩu khoáng sản thô. Theo đó, nguyên lý đưa ra là cần chọn thời điểm khai thác các loại khoáng sản hợp lý, dựa vào những tín hiệu của thị trường, xử lý nghiêm việc lãng phí tài nguyên, khai thác khoáng sản bằng công nghệ lạc hậu và thực hiện đấu thầu khai thác mỏ.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Chính phủ đang xem xét lần cuối Nghị định về đấu thầu khai thác khoáng sản.
Ngoài ra, một định hướng khác là tăng cường tìm kiếm thăm dò khoáng sản trên vùng biển, nghiên cứu sử dụng công nghệ hiện đại để khai thác bền vững. Ông Hà lấy ví dụ, vùng đồng bằng sông Hồng hiện có khoảng trên 10 tỷ tấn than, nếu khai thác tốt sẽ đảm bảo được vấn đề an ninh năng lượng quốc gia.
“Vấn đề giải quyết căn cơ chuyện môi trường phải là tái cơ cấu kinh tế, hạn chế việc phát triển kinh tế thâm dụng vào môi trường, can thiệp vào tự nhiên. Sau một loạt sự cố vừa qua có thể nhận thấy, môi trường của ta đã đến ngưỡng không thể chịu đựng thêm được nữa. Cần xác lập vị thế mới của môi trường, chuyển từ việc môi trường đi sau phát triển kinh tế sang định hướng môi trường phải trước và đi ngay trong quá trình phát triển kinh tế. Vấn đề môi trường cần đưa vào ngay trong mỗi dự án đầu tư, trong quá trình triển khai thực hiện” – Bộ trưởng TN-MT nói về cơ cấu kinh tế xanh.
Vị tư lệnh ngành cho biết, sau sự cố biển miền Trung, Bộ TN-MT đã rà soát, kiểm tra, thanh tra được 137 cơ sở, từ hạ tầng khu/cụm công nghiệp cho đến những ngành sản xuất xả thải nhiều như khai thác khoáng sản, hoá chất, giấy, dệt nhuộm…
Theo ông Hà, thời gian tới cần có biện pháp quyết liệt, nghiêm túc trong việc bảo vệ môi trường và hoàn thiện đồng bộ giải pháp đánh giá tác động môi trường khi sửa luật đầu tư, luật doanh nghiệp cũng như quy định chặt chẽ việc giám sát chất lượng môi trường theo nguyên tắc để người dân trực tiếp tham gia giám sát.
Chưa có quy định về bổ nhiệm thư ký của Bộ trưởng
Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Thành Công nêu về việc bổ nhiệm chức danh hàm, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân giải thích, theo Nghị quyết năm 2011 của Quốc hội về chất vấn, trả lời chất vấn cũng như chỉ đạo của Chính phủ sau đó, Bộ Nội vụ đã tiến hành tổng kết vấn đề này. Theo Bộ trưởng, Bộ Nội vụ đã hoàn thành việc nghiên cứu hoạt động bổ nhiệm hệ thống chức danh “hàm” tại Việt Nam, báo cáo Thủ tướng vào tháng 10/2015. Sau đó, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ tiếp tục hoàn thiện chính sách theo hướng hoàn thiện Nghị định của Chính phủ quy định về việc này.
Theo Bộ trưởng Nội vụ, khi rà soát thì thấy trong luật công chức, viên chức không có quy định về chức danh hàm (đây là Nghị định không đầu). Vậy nên vừa qua, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình tiếp tục yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp Ban tổ chức TƯ xây dựng đề án để báo cáo Bộ Chính trị.
Trước hết, Bộ Nội vụ đề nghị hoàn thiện quy định về công tác cán bộ của Đảng khi bổ nhiệm các chức danh hàm, chức danh thư ký của Thứ trưởng, Bộ trưởng hiện nay.
P.Thảo
Theo Dantri
Thừa Thiên Huế đã chi trả 40 tỷ đồng tiền đền bù của Formosa
Ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, qua 6 ngày chi trả tiền đền bù Formosa cho người dân, từ 21/10 đến hết ngày 26/10, đã thực hiện được 11/29 xã, thị trấn với số tiền 40 tỷ đồng.
Trong đợt 1 chi trả khoảng 50% tiền đền bù này, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ chi trả 400 tỷ đồng đối với 29 xã, thị trấn của 5 huyện, thị xã. Huyện Phú Lộc là nơi có số tiền bồi thường thiệt hại cao nhất, lên tới 201,6 tỷ đồng, tiếp theo là huyện Phú Vang với hơn 137 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (đứng, đeo kính) đi kiểm tra công tác chi trả tiền bồi thường sự cố Formosa cho người dân (ảnh: Cổng thông tin UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Dự kiến đến ngày 30/10 sẽ chi trả xong đợt 1. Đợt 2 sẽ được tiếp tục chi trả sau đó với 350 tỷ. Tổng số tiền chi trả dự kiến khoảng 750 tỷ đối với tỉnh này.
Cho đến hết ngày 26/10, đã có 11/29 xã của 3 địa phương là huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền được chi trả tiền. Tổng số tiền chi trả trong 6 ngày đầu tiên này tại Huế là 40 tỷ đồng. Do đặc thù các nơi chi trả đầu tiên có ít đối tượng bị ảnh hưởng, nên những ngày sau công tác sẽ nặng nề hơn với các vùng có nhiều đối tượng với số tiền nhiều hơn.
Chi trả tiền cho người dân ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền
Được biết Thừa Thiên Huế là tỉnh đầu tiên tiến hành chi trả tiền đền bù của Formosa. Các địa phương trong tỉnh đã thành lập 7 tổ chi trả; trong đó các đơn vị có số ngư dân bị thiệt hại lớn do sự cố ô nhiễm môi trường biển là Phú Vang, Phú Lộc mỗi đơn vị thành lập 2 tổ chi trả; còn lại mỗi huyện thành lập một đơn vị chi trả; thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, chi trả xong địa phương này mới chuyển sang địa phương khác.
Hiện ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang có 65 ý kiến kiến nghị từ người dân. Một số phát sinh như đối tượng nuôi thủy hải sản ở khu vực đầm phá nước lợ cũng bị tác động gián tiếp từ sự cố Formosa khi thủy hải sản bán không được, dự kiến sẽ được tỉnh trình Chính phủ xem xét.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Cao cho hay, qua thực tế việc thực hiện chi trả tiền bồi thường ở một số xã, người dân đến nhận tiền đều phấn khởi, không có bức xúc trong nhân dân. Bà con đều vui mừng cho biết sẽ dùng đúng mục đích số tiền này.
Đại Dương
Theo Dantri
Thừa Thiên Huế bắt đầu chi trả tiền bồi thường cho ngư dân Chiều ngày 21/10, tại 3 xã Lộc Điền, Vinh Giang, Vinh Hưng (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã bắt đầu tổ chức cấp phát tiền bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển do Formosa gây ra cho bà con ngư dân. Theo Quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ, trong đợt 1 này huyện Phú Lộc được...