Đại biểu Quốc hội : Tăng tuổi nghỉ hưu là đúng đắn, nhưng vì sao vẫn chưa thực hiện bình đẳng giới?
Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu là đúng đắn, không chỉ tăng nguồn lực lao động mà còn kéo dài thời gian cho người lao động.
Liên quan tới đề xuất tăng tuổi hưu trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có cuộc trao đổi ngắn với báo giới.
Theo ông Lợi, tăng tuổi nghỉ hưu được thực hiện theo tinh thần nghị quyết, tiệm cận với quá trình già hóa dân số. Dân số Việt Nam đã kết thúc thời kỳ vàng từ năm 2011 và đang chuyển sang quá trình già hóa. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay là 76,6 với nam và 81,2 đối với nữ. Vì vậy, theo ông Lợi, tăng tuổi nghỉ hưu là việc làm đúng đắn nhưng cần phải tính toán chất lượng già hóa dân số có tốt hay không.
Ông Lợi cho rằng, có một điểm quan trọng chưa được đề cập trong tờ trình chính phủ là điều chỉnh tuổi nghỉ hưu không chỉ là để tăng nguồn lực lao động cho tương lai, mà còn để kéo dài thời gian làm việc cho người lao động.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Bùi Sỹ Lợi. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
“Người lao động có thời gian dài thêm để tích lũy quỹ hưu trí, khi về hưu, tiền lương hưu cao hơn bình quân hiện nay để giải quyết các vấn đề khó khăn về đời sống, đảm bảo tuổi già khi hết tuổi lao động”, vị đại biểu Quốc hội này nhấn mạnh.
Ông Lợi cho rằng, Chính phủ khi đưa ra quy định tăng tuổi nghỉ hưu nên kèm theo các danh mục ngành nghề lĩnh vực được giảm tuổi để người lao động chiếu theo Bộ luật Lao động thấy rằng mình có thuộc đối tượng điều chỉnh tuổi nghỉ hưu hay không.
“Chính phủ nên đánh giá tác động nhóm nào là nhóm được kéo dài, nhóm nào là nhóm phải giảm đi cũng như tiếp tục lấy ý kiến, tập trung vào các lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật, không lấy ý kiến của chỉ riêng công chức hoặc chỉ riêng người lao động bởi người lao động trực tiếp luôn muốn được giảm tuổi trong khi người làm việc hành chính, sự nghiệp, đặc biệt là khu vực công muốn nâng tuổi”, ông Lợi cho hay, nhấn mạnh phải tính lợi ích chung của tất cả người lao động.
Ông Lợi cũng nêu thắc mắc về việc vì sao độ tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ sau khi được điều chỉnh (nam 62, nữ 60) vẫn chệnh lệch mà không thực hiện về bình đẳng giới.
Video đang HOT
Về đề xuất để các luật chuyên ngành quy định rõ số tuổi từng ngành, từng lĩnh vực, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội nêu rõ:
“Về mặt nguyên tắc, Bộ luật Lao động là bộ luật quốc gia quy định lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng tham gia vào quan hệ lao động, tuổi nghỉ hưu cần phải quy định trong bộ luật chung. Bộ luật này sẽ dẫn chiếu ra các khu vực khác, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật”.
Theo ông Lợi, Chính phủ có danh sách các nhóm ngành tăng hoặc giảm tuổi nghỉ hưu trong nghị định dự thảo. Tuy nhiên, ông cho rằng kể cả khi tuổi lao động được chính thức điều chỉnh, Chính phủ vẫn cần phải giao cho Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế cập nhật thay đổi của tính chất các ngành nghề.
Cụ thể, với các ngành đã được cải thiện, điều kiện lao động không còn nặng nhọc, độc hại thì phải cho ra khỏi danh sách để đưa vào danh mục bình thường. Với các nhóm ngành chưa vào nhóm ngành lao động độc hại, cần phải được phải được bổ sung vào danh mục mới.
Các danh mục này sẽ do Chính phủ chuẩn bị và có thể giao cho Thủ tướng Chính phủ công bố hoặc Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ quốc hội thống nhất để công bố. Danh mục không nhất thiết phải được thảo ra theo mức thời gian cố định mà cần được rà soát liên tục hàng năm để bổ sung hoặc đưa ra các ngành không còn phù hợp.
Tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) được công bố hồi cuối tháng 4, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi với nữ từ năm 2021. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ có lộ trình để tránh gây “sốc” cho thị trường lao động.
Cụ thể, theo phương án 1, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Với phương án 2, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định tuổi nghỉ hưu trong một số trường hợp đặc biệt. Đó là người lao động được nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi do bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt.
Đồng thời, người lao động cũng được nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi nếu có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, hoặc làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác.
SONG HY_PHẠM THỊNH
Theo VTC
Đại biểu Quốc hội băn khoăn số lượng cấp tướng trong ngành Công an
Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) cho rằng, giám đốc công an và chỉ huy trưởng và chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố đều nên có trần cấp bậc hàm là đại tá. Tuy nhiên, cần quy định cấp bậc, hàm trung tướng đối với giám đốc công an Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 6-11, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi). Một trong các nội dung được các đại biểu thảo luận sôi nổi là quy định số lượng và trần cấp tướng trong Công an nhân dân.
Theo Báo cáo giai trinh, tiếp thu, chỉnh lý Dư thao một số ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật; một số ý kiến đề nghị bổ sung tiêu chí xác định Giám đốc Công an cấp tỉnh có cấp bậc hàm tướng với quy trình, điều kiện chặt chẽ.
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị quy định cấp bậc hàm cao nhất đối với Giám đốc Công an cấp tỉnh, thành phố là Đại tá, bảo đảm tương đương với quân hàm của chỉ huy quân sự địa phương theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.
UBTVQH thấy rằng, việc quy định Giám đốc Công an một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng là đúng nhu cầu, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công an cấp tỉnh hiện nay, cũng như phù hợp với chủ trương của Đảng về xây dựng và tổ chức CAND theo hướng "Bộ tinh, tỉnh mạnh".
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo quy định số lượng và tiêu chí xác định vị trí Giám đốc Công an cấp tỉnh có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) băn khoăn, trong điều kiện nước ta ở thời bình, hàm tướng có cần thiết số lượng nhiều như thế hay không? Về quy định hàm thiếu tướng có số lượng không quá 11 đối với Giám đốc công an hành chính tỉnh loại I, đại biểu cho rằng quy định như vậy còn bất cập với các tỉnh, thành phố còn lại.
"Có tỉnh, thành phố hiện tại là loại II nhưng tiệm cận là loại I. Sau này lên loại I thì sao? Có được phong hàm thiếu tướng hay không? Người mang hàm thiếu tướng của tỉnh này chưa chắc đã có chuyên môn, thời gian trong ngành cao hơn người mang hàm đại tá của tỉnh khác, như vậy sẽ không hợp lý. Cùng là Giám đốc Công an tỉnh, thành phố như nhau mà có người mang hàm cấp tướng, có người lại mang hàm cấp tá", đại biểu nói.
Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) cho rằng, với những cải tổ trong bộ máy ngành công an hiện nay thì việc Giám đốc Công an tỉnh, thành phố có trần quân hàm thiếu tướng là hợp lý và cần thiết. Nhằm tạo ra những vị tướng trong thời bình thực sự bản lĩnh, tài năng, có kiến thức và kinh nghiệm thực tế từ địa phương.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi phát biểu tại hội trường
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cân nhắc nghiên cứu kỹ và nên khảo sát xem thực tế hiện nay đang có bao nhiêu trường hợp cấp bậc hàm cao nhất là thiếu tướng đang giữ chức vụ Giám đốc Công an các tỉnh không thuộc đơn vị hành chính loại 1. Đồng thời, cần có quy định chuyển tiếp về những trường hợp này trong điều khoản thi hành của luật.
"Mặt khác, lấy tiêu chí đơn vị hành chính loại 1 để quy định cấp bậc, hàm cao nhất của Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là chưa sát với chức năng của lực lượng công an đang đảm nhiệm. Bởi xác định tỉnh loại 1, 2, 3 đôi khi chỉ có ý nghĩa tương đối. Loại 1 về kinh tế, dân số, diện tích chưa hẳn bao giờ cũng là loại 1 về quốc phòng an ninh và ngược lại.
Thực tế, nhiều tỉnh không được xếp đơn vị hành chính đơn vị hành chính loại 1 nhưng có vị trí chiến lược về an ninh trật tự. Người đứng đầu lực lượng công an của những tỉnh này cần có cấp bậc, hàm tương đương như cấp bậc, hàm của các tỉnh xếp loại đơn vị hành chính loại một để thực hiện nhiệm vụ", đại biểu phân tích.
Theo đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) cho rằng, giám đốc công an và chỉ huy trưởng và chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố đều nên có trần cấp bậc hàm là đại tá. Tuy nhiên, cần quy định cấp bậc, hàm trung tướng đối với giám đốc công an thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Còn đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng, không nhất thiết 11 tỉnh là thiếu tướng mà tỉnh nào, chức năng, nhiệm vụ và nhiệm vụ quốc phòng an ninh quan trọng thì cần phải điều động tướng về địa bàn đó, do Bộ trưởng Bộ Công an phân bổ. Tuy nhiên, nhưng không được quá trần của Quốc hội giao cho là bao nhiêu trung tướng và bao nhiêu thiếu tướng.
Khi địa phương nào được xác định là trọng điểm về an ninh quốc phòng thì lực lượng quân đội cũng được phong thiếu tướng tương đương như giám đốc công an tỉnh.
Phương Thảo
Theo baophapluat
Quan chức Quốc hội: Không thể chấp nhận quy định số lần bán dâm với sinh viên Đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cũng nêu quan điểm xung quanh Dự thảo gây tai tiếng mới đây của Bộ Giáo dục Đào tạo. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi bức xúc trước Dự thảo sinh viên sư phạm bán dâm đến lần thứ 4 mới bị đuổi học của...