Đại biểu Quốc hội tán thành bắt buộc mua bảo hiểm y tế
Đa số đại biểu nhất trí với quy định mua bảo hiểm y tế là bắt buộc thay vì “có trách nhiệm tham gia” như hiện tại. Tuy nhiên, một số ý kiến vẫn băn khoăn về tính khả thi khi chất lượng khám chữa bệnh chưa đồng đều.
Sáng 22/5, quốc hội thảo luận tại hội trường về dự luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Chất lượng khám chữa bệnh chưa đồng đều, quá tải bệnh viện khiến nhiều người dân chưa mặn mà mua bảo hiểm y tế. Ảnh: Thiên Chương.
Bà Nguyễn Thị Bích Nhiệm, đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái bày tỏ ý kiến tán thành quy định bảo hiểm y tế là bắt buộc. Hiện luật không quy định bắt buộc nên mới có tình trạng lựa chọn ngược. Nhiều người có thu nhập cao, kinh tế ổn định không tham bảo hiểm y tế mà chỉ có người mắc bệnh hiểm nghèo, ung thư… tham gia dẫn đến nguy cơ mất cân đối quỹ.
Đồng tình với quy định này, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cho rằng để đảm bảo tính khả thi, bên cạnh tuyên truyền thì cần bổ sung chế tài xử lý với những trường hợp không tuân thủ. Ví dụ, người không tham gia BHYT khi đi khám tại bệnh viện công lập thì phải thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo giá tính đầy đủ, không được bao cấp như hiện nay. Như vậy mới buộc họ có trách nhiệm hơn với xã hội. Bên cạnh đó cần đơn giản hóa việc cấp thẻ, mua thẻ, thủ tục khám chữa bệnh, đặc biệt nâng cao chất lượng.
Video đang HOT
Theo đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội), để luật đi vào cuộc sống thì nên tuyên truyền cho người dân, đồng thời cần có chế tài xử lý thích đáng nếu không thực hiện. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là ngành y tế cần triển khai các biện pháp hiệu quả hơn nữa để nâng cao y đức cũng như chất lượng khám chữa bệnh, xử lý nghiêm những hành vi thiếu đạo đức.
“Làm sao để người dân hăng hái tham gia, tự hào khoe với mọi người ngay từ cổng đi khám bảo hiểm y tế chứ không phải giấu đi như một số người làm hiện nay”, đại biểu An đề nghị.
Trong khi đó, đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) bày tỏ băn khoăn về tính khả thi của quy định này. Theo bà, tại sao phải bắt buộc người dân tham gia bảo hiểm y tế trong khi công tác này còn nhiều bất cập, chưa đưa ra được những giải pháp có tính chiến lược, dứt điểm. Chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế chưa đồng đều về chuyên môn kỹ thuật thì việc người dân đi khám vượt tuyến là hợp lý.
“Trách nhiệm hạn chế quá tải ở các bệnh viện tuyến trên phải thuộc về các cơ quan nhà nước. Đây là điều chúng ta phải làm chứ không phải tìm mọi cách hạn chế người dân khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến”, đại biểu Hạnh nói.
Vì thế theo đại biểu này, trước khi bắt buộc người dân phải mua bảo hiểm y tế thì việc cần làm trước hết là bắt buộc phải khắc phục sớm chất lượng khám chữa bệnh, quá tải tại các bệnh viện. Khi chất lượng các bệnh viện tuyến dưới đáp ứng được yêu cầu thì người bệnh sẽ không vượt tuyến.
Đặc biệt, nhiều đại biểu không đồng ý hạ mức chi trả khi khám vượt tuyến, trái tuyến như quy định trong dự thảo.
Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Yên Bái) cho rằng quy định hạ mức hưởng khi khám trái tuyến ở bệnh viện Trung ương từ 30 xuống 20% như dự thảo là chưa phù hợp. Việc vượt tuyến của người bệnh có yếu tố khách quan cấp bách, vì thế đại biểu đề nghị quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh vượt tuyến tại bệnh viện tuyến Trung ương là 30% để tránh thiệt thòi cho người bệnh.
“Những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, vượt khả năng chữa trị của tuyến dưới thì cần tạo điều kiện cho họ lên tuyến trên kịp thời. Thực tế khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên phải chuyển kinh phí khám chữa bệnh ban đầu cho cơ sở tuyến trên dẫn đến bệnh viện giữ bệnh nhân dù cơ sở vật chất, trình độ chưa phù hợp”, vị đại biểu này cho biết.
Cũng liên quan quy định này, đại biểu Nguyễn Thúy Hoàn (Thái Bình) cho rằng, quy định về vượt tuyến, trái tuyến gây khó khăn cho người bệnh trong việc lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh. Vì thế có tình trạng bệnh nặng thành nhẹ, bệnh nặng lại không được chữa kịp thời.
Dù vậy đại biểu Hoàn cũng thừa nhận thời điểm hiện tại chưa thể bỏ quy định này vì sẽ dẫn đến quá tải trong khi trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa các bệnh viện chưa đồng đều. Việc hạ mức chi trả như trong dự thảo là chưa phù hợp mà nên áp dụng như quỵ định hiện hành, không nên thu thêm của người bệnh. Dự thảo quy định Nhà nước chi trả 20%, người bệnh bỏ 80% (quy định hiện tại là 30 và 70).
Một số đại biểu cũng đề xuất đưa khám, điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tuổi vào diện được bảo hiểm chi trả, miễn cùng chi trả với hộ cận nghèo…
Theo VNE
CLIP Gái mại dâm 'gạ' đi khách hưởng 72 kiểu... chỉ với 800 ngàn đồng
Trước cửa bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), các cô gái mại dâm ăn mặc sexy, tụ tập nhau hoặc chia ra đứng lẻ ở từng điểm để "săn" khách.
Các cô gái mại dâm tụ tập theo nhóm hoặc chia ra đứng lẻ ở từng điểm để 'săn' khách (Ảnh minh họa)
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên, thời điểm mà các cô gái mại dâm hoạt động trước cửa bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Hà Nội là từ lúc 22h đêm cho tới 2h sáng, đỉnh điểm nhất là lúc 1h.
Tại đây, các cô gái mại dâm ăn mặc sexy, tụ tập theo nhóm hoặc chia ra đứng lẻ ở từng điểm để "săn" khách...
Theo lời các gái, nếu đi "tàu nhanh", người mua dâm sẽ phải mất 250 nghìn đồng/lượt, còn qua đêm thì cao hơn, khoảng 800 nghìn đồng/trên lượt. Số tiền này bao gồm cả tiền thuê phòng nhà nghỉ. "Cứ vào... 72 kiểu hay 94 thế cũng được, chả sao cả...", một gái đon đả chèo kéo.
Theo Xahoi
Chưa thể có hôn nhân đồng tính Nhà nước cần có cơ sở pháp lý để giải quyết hậu quả của tình trạng chung sống giữa những người cùng giới tính đang diễn ra trong thực tế, dù hiện nay chưa thể thừa nhận. Ngày 13/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) họp phiên thứ 24 để cho ý kiến về dự án Luật Hôn nhân và Gia đình...