Đại biểu Quốc hội nói 3 kỳ họp vẫn phải ăn thịt heo đắt, thực tế giá heo hơi giờ ra sao?
Thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội năm 2020, có đại biểu Quốc hội nói, đã qua 3 kỳ họp Quốc hội nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua thịt heo với giá đắt dù đã có nhiều giải pháp để tái đàn, tăng đàn. Vậy giá heo hơi giờ ra sao?
Cụ thể, theo đại biểu Lưu Thành Công (Vĩnh Long), có một vấn đề cử tri hết sức quan tâm về mối quan hệ hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng
Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã hết sức tích cực trong việc giải quyết mối quan hệ này nhưng kết quả cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri.
Người sản xuất, người tiêu dùng phải chịu nhiều thiệt thòi, trong khi đó lợi nhuận ở khâu kinh doanh còn quá cao.
“Điển hình, giá heo hơi khi đại biểu Quốc hội có ý kiến nghị trường, Thủ tướng chỉ đạo rất quyết liệt, Bộ NNPTNT cũng đã tích cực vào cuộc nhưng đã 3 kỳ họp rồi vẫn chưa giải quyết được vấn đề về giá. Người dân phải còn phải tiêu thụ giá thịt cao ngất ngưởng” – đại biểu Lưu Thành Công nói.
Theo đại biểu Lưu Thành Công giá heo hơi chưa giảm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của nhiều người dân, nhất là những người có thu nhập thấp.
Thực tế, theo báo cáo của Bộ NNPTNT, nhờ tích cực thực hiện các biện pháp tái đàn, tăng đàn, giá heo hơi thời gian qua đã có xu hướng giảm.
Trong tháng 10/2020, giá heo hơi trong nước có nhiều biến động, giá có xu hướng giảm trong 23 ngày đầu tháng, sau đó tăng trở lại trong bối cảnh mưa bão dồn dập tại khu vực miền Trung. Tuy nhiên, so với cuối tháng 9/2020, giá heo hơi giảm khoảng 6.000 – 10.000 đồng/kg.
Hiện giá heo hơi trung bình trên cả nước dao động trong khoảng 66.000 – 78.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hiện đã giảm nhẹ, tuy nhiên, ở khu vực miền Trung, giá heo hơi có thể tăng do bị ảnh hưởng mưa lũ, làm thiệt hại khoảng 50.000 con heo. Ảnh: I.T
Video đang HOT
Theo Cục Chăn nuôi ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong đợt lũ lụt vừa qua, 4 tỉnh bị ảnh hưởng nặng tại khu vực miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại khoảng 50.000 con lợn, lượng lợn bị thất thoát trong lũ không đáng kể so với tổng sản lượng của cả nước, chỉ chiếm khoảng 0,2%.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, giá heo hơi trong khu vực bị ảnh hưởng có thể tăng bởi tình hình mưa bão vẫn tiếp tục hoành hành tại khu vực này.
Do ảnh hưởng của mưa lũ, cần đề phòng khả năng dịch tả lợn châu Phi sẽ bùng phát trở lại.
Thời gian qua, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung, Việt Nam đã đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn. Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 90.420 tấn thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (mã HS 0203), trị giá 214,78 triệu USD, tăng 357% về lượng và tăng 460,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019
Trong đó, Nga, Brazil, Canada, Mỹ và Ba Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020.
Theo báo cáo mới công bố của USDA, sản lượng thịt lợn của Việt Nam trong năm 2020 dự báo sẽ đạt 2,24 triệu tấn, giảm gần 6% so với năm 2019.
Tuy nhiên, sản lượng thịt lợn được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2021, đạt 2,35 triệu tấn, tăng 4,9% so với năm 2020.
Tiêu thụ thịt lợn cũng dự kiến phục hồi trong năm 2021, đạt 2,49 triệu tấn, tăng so với mức 2,39 triệu tấn của năm 2020.
Theo USDA, Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích người tiêu dùng tăng tiêu thụ thịt gia cầm để giảm áp lực lên ngành chăn nuôi lợn và điều này sẽ giúp tăng trưởng quy mô chăn nuôi gia cầm Việt Nam.
USDA dự báo quy mô chăn nuôi gia cầm của Việt Nam trong năm 2020 sẽ đạt 505 triệu con, tăng 5% so với năm 2019 và trong năm 2021 đạt 515 triệu con, tăng 2% so với năm 2020. Tuy nhiên, những người chăn nuôi gia cầm cần thận trọng mở rộng sản xuất bởi có thể dẫn tới rủi ro dịch bệnh và giá thịt gia cầm giảm.
Thái Bình: Xử lý kịp thời, ngăn chặn triệt để bệnh dịch tả lợn châu Phi lan rộng
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh tả lợn Châu Phi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái Bình và các đơn vị liên quan đang tập trung khoanh vùng, dập dịch, kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ và tổng vệ sinh phun thuốc tiêu độc khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
16 ổ dịch bệnh tả lợn châu Phi tại 5 huyện
Theo số liệu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình tính đến hết ngày 27/10, toàn tỉnh đang phát sinh 16 ổ dịch bệnh tả lợn châu Phi tại 5 huyện. Tổng số lợn phải tiêu hủy là 545 con, với tổng trọng lượng là hơn 33 tấn. Số hóa chất đã sử dụng để khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại cấp phát cho các ổ dịch là gần 900 lít và hơn 14 tấn vôi bột.
Tính riêng trong ngày 27/10, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh tại tám ổ dịch cũ của bốn huyện: Vũ Thư, Đông Hưng, Hưng Hà và Quỳnh Phụ. Số lợn đã tiêu hủy là 51 con, bao gồm 22 lớn nái và 29 lợn thịt.
Đáng chú ý, huyện Vũ Thư là nơi để dịch lây lan khá nhanh, đang tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi ở địa phương này. Cụ thể, ở đây đang xuất hiện ổ dịch tại xã Hòa Bình (số lợn ốm, chết đã tiêu hủy là một con); xã Việt Hùng (số lợn ốm, chết đã tiêu hủy là 22 con); xã Minh Khai (số lợn ốm, chết đã tiêu hủy ba con); xã Tân Lập (số lợn ốm, chết đã tiêu hủy là ba con).
Hiện, Trung tâm Chẩn đoán Thú y đã có phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 7695 khẳng định một mẫu dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi lấy tại thôn Nam Hưng, xã Song Lãng, huyện Vũ Thư.
Theo đánh giá của huyện Vũ Thư, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn chủ yếu là dịch xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và không đáp ứng yêu cầu chăn nuôi theo quy định, một số hộ tận dụng thức ăn thừa cho lợn mà không qua xử lý nhiệt, việc kiểm soát buôn bán, giết mổ lợn chưa chặt chẽ và ý thức chăn nuôi của một số hộ dân kém nên dẫn đến dịch bệnh. Từ ngày 02/10/2020 đã phát sinh ổ dịch tại thị trấn Vũ Thư. Đến nay đã tiêu hủy 325 con với trọng lượng hơn 15 tấn của 77 hộ tại 5 xã, thị trấn gồm: Thi trấn Vũ Thư, xã Hòa Bình, Việt Hùng, Minh Khai và xã Tân Lập.
Trước tình hình này, huyện Vũ Thư đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị, địa phương khoanh vùng, dập dịch. Đặc biệt là đẩy mạnh vệ sinh tiêu độc, khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường. Khẩn trương tiêu hủy lợn chết, xử lý các ổ dịch. Cung cấp đầy đủ hóa chất và vôi bột để các địa phương xử lý dịch bệnh. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân và các hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi.
Ông Đinh Vĩnh Thụy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, từ ngày 26/9/2020, bắt đầu xuất hiện ổ dịch tại xã Vũ Chính (thành phố Thái Bình), sau đó xuất hiện thêm các ổ dịch tại huyện Vũ Thư, Kiến Xương. Đến thời điểm hiện tại dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn 14 xã thuộc 5 huyện, thành phố, với số heo phải tiêu hủy là hơn 300 con.
Ngay sau khi xuất hiện ổ dịch tại xã Vũ Chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình đã phối với các đơn vị, địa phương tăng cường việc giám sát, kịp thời phát hiện các ổ dịch để đưa ra các biện pháp khoanh vùng dập dịch; cung cấp hóa chất cho các địa phương để thực hiện việc tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời họp với chủ trang trại heo để thông báo tình hình dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng chống dịch, ký cam kết với các chủ bến đò không vận chuyển heo từ tỉnh ngoài vào địa bàn...
Đến thời điểm hiện tại, cơ bản các ổ dịch trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình đã được khống chế, có những địa phương nhiều ngày không phát sinh ổ dịch mới như thành phố (hơn 20 ngày), huyện Kiến Xương (hơn 10 ngày).
Ổ dịch tại xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư là ổ dịch có diễn biến phức tạp nhất. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND huyện Vũ Thư và xã Việt Hùng đang tập trung khoanh vùng, khống chế không để lợn xuất ra ngoài địa bàn và ngược lại, kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ và tổng vệ sinh phun thuốc tiêu độc khử trùng trên địa bàn toàn xã.
Phân công nhiệm vụ cụ thể
Trước đó, UBND tỉnh Thái Bình đã có Chỉ thị số 19/CT-UBND về việc tập trung chỉ đạo, triển khai các giải pháp kiểm soát dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các UBND các huyện, thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Cùng với việc chủ động sẵn sàng các phương án về kinh phí, nhân lực, vật tư, phương tiện bảo đảm thực hiện các giải pháp và sử lý dịch, UBND các huyện, thành phố cần rà soát, thống kê, có giải pháp kịp thời thông tin, tuyên truyền tới các trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi về tình hình dịch bệnh, quy trình phòng, chống dịch.
Đồng thời, chỉ đạo áp dụng nghiêm ngặt, đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chỉ tái đàn lợn khi điều kiện chuồng nuôi đảm bảo áp dụng tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chỉ nhập nuôi đàn lợn khỏe mạnh, rõ nguồn gốc, không mang mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Đối các khu có ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ cao, UBND các huyện, thành phố phải tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm, kịp thời báo cáo và xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Việc kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng và xử lý tại cơ sở cần đảm bảo phương châm: Phát hiện sớm, xử lý nhanh gọn, kịp thời quyết liệt, không để lây lan thành dịch, đặc biệt tại các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn.
Riêng cơ sở giết mổ, kinh doanh lợn, các cơ sở cung ứng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn quản lý cần được quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó, UBND các huyện, thành phố duy trì và đẩy mạnh hoạt động kiểm tra các tổ chức, cá nhân có vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn, các sản phẩm từ lợn.
UBND tỉnh đề nghị các địa phương có ổ dịch xảy ra, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố chỉ đạo áp dụng đồng bộ, nghiêm ngặt các giải pháp xử lý dịch theo quy định như: Khoanh vùng, bao vây ổ dịch. Trước mắt, cho tiêu hủy toàn bộ đàn lợn của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ nếu có lợn mắc bệnh. Đồng thời thống kê, kiểm soát, quản lý chặt chẽ số lợn trong vùng dịch ít nhất 21 ngày không phát sinh ổ dịch mới thì mới cho xuất bán ra thị trường.
Về phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh yêu cầu Sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phòng chống dịch tại cấp huyện, xã; kịp thời tham mưu rút kinh nghiệm đối với các địa phương chỉ đạo chưa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch làm lây lan dịch bệnh.
Song song với việc thường xuyên kiểm tra, xác minh dịch bệnh và hướng dẫn xử lý dịch bệnh kịp thời tại cơ sở, Sở cần tăng cường hoạt động đội kiểm dịch lưu động để phát hiện và ngăn chặn các trường hợp vận chuyển trái phép lợn và các sản phẩm từ lợn trên địa bàn tỉnh.
Để ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy định vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chỉ đạo Cục Chăn nuôi và Cục Thú y thường xuyên bố trí lực lượng phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường, công an huyện, xã xử lý các trường hợp vi phạm như: vận chuyển lợn từ vùng dịch; lợn nghi nhiễm bệnh, mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi hoặc không có thủ tục kiểm dịch theo quy định.
Giá lợn hơi hôm nay 25/10: Đi ngang, dao động trong khoảng 60.000 - 77.000 đồng/kg Theo ghi nhận, giá lợn hơi hôm nay (25/10) đi ngang so với hôm qua. Hiện giá heo hơi trên cả nước được thu mua trong khoảng 60.000 - 77.000 đồng/kg. Giá lợn hơi hôm nay 25/10 tại miền Bắc Theo ghi nhận, giá lợn hơi hôm nay đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên giá lợn hơi...