Đại biểu Quốc hội: Lương chưa tăng đã lo tăng chi phí sống!
Theo đại biểu Nguyễn Văn Minh – đoàn TP. Hồ Chí Minh, việc Quốc hội thông qua phương án tăng 5% lương cho cán bộ, công chức nhà nước kể từ 1/5/2016 là tín hiệu mừng, tuy nhiên vẫn còn đó nỗi lo khi sắp tới sẽ tăng học phí, viện phí, bảo hiểm y tế…
Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về mức tăng lương 5% đối với công chức, viên chức nhà nước vừa được Quốc hội thông qua ngày 11/11?
Nếu nói mức tăng này có đủ hay không, thì chắc chắn là không đủ. Tuy nhiên, việc tăng lương cơ sở như Chính phủ trình và được Quốc hội biểu quyết thông qua 5% cũng là một tín hiệu mừng.
Điều đó có nghĩa là, qua ý kiến của cử tri, của đại biểu Quốc hội thì việc tăng lương cũng đã được thực hiện và Chính phủ cũng đã hết sức chắt chiu những kinh phí khác.
Tuy nhiên, để đảm bảo cuộc sống của công chức, những người ăn lương thì ngoài vấn đề lương còn phải đảm bảo các nguồn cơ sở khác.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Minh (TPHCM) – ảnh: Bích Diệp
Cụ thể là gì thưa ông?
Cử tri và đại biểu Quốc hội chúng tôi đang rất băn khoăn, lo lắng về lộ trình tăng học phí, viện phí. Có những gia đình thu nhập 10 triệu đồng/tháng nhưng phải nuôi hai con học đại học, tôi nghĩ đây là một vấn đề khó khăn. Có sinh viên phải tạm dừng học đại học để nhường “suất học” cho em. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng băn khoăn.
Ngày 15/11 tới, bảo hiểm y tế cũng sẽ tăng. Cử tri phản ánh với tôi, tăng là chuyện bình thường, tuy nhiên liệu chất lượng điều trị, chất lượng giường bệnh, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh…có thay đổi so với hiện nay hay không? Hay là tăng nhưng tất cả vẫn như cũ? Dường như chúng ta đang dùng bình mới nhưng rượu vẫn cũ!
Video đang HOT
Một số ý kiến cho rằng, trở ngại của lộ trình tăng lương là do biên chế quá nhiều, năng suất lao động thấp. Ông nghĩ sao về điều này?
Thực tế tôi thấy, chúng ta nhận một người vào biên chế nhà nước thì rất dễ nhưng khi cho 1 người nghỉ lại là một vấn đề rất khó! Ngay trong quy định về tinh giản biên chế cũng đòi hỏi rất nhiều vấn đề.
Ai cũng biết là đã có quy trình về cán bộ, đã có mô tả về vị trí việc làm và thấy rằng đã đầy quá việc làm! Trong bộ máy nhà nước hiện tại còn tình trạng 1 việc nhưng lại rất nhiều người làm, song chưa mạnh dạn cắt giảm.
Trong tâm lý người lãnh đạo vẫn có suy nghĩ: cho nghỉ thì cuộc sống người đó sẽ thế nào? Hơn nữa, nguyên tắc tinh giản biên chế là người đó phải có 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ, không được công nhận lao động tiên tiến. Nhìn lại trong thực tế, tôi thấy tinh thần chung, đánh giá hàng năm thì ai cũng lao động tiên tiến cả.
Khi tôi hỏi tinh giản sẽ thế nào thì các đồng chí ấy trả lời với tôi: “Thôi, nó chưa tốt nhưng vẫn cho lao động tiên tiến để có thêm ít thu nhập ăn Tết!”. Như thế thì không thể nào mà tinh giản biên chế được!
Tôi đề nghị Chính phủ, nhất là Bộ Nội vụ phải rạch ròi về mô tả công việc, vị trí việc làm và phải xử lý, đặc biệt là không cho phép các đơn vị được tăng biên chế, bổ sung thêm trách nhiệm.
Ngày 1/1/2016, Luật Chính quyền địa phương sẽ có hiệu lực, phân công rất rõ có bao nhiêu cấp trưởng, cấp phó; quy định ở phòng ban, cục, vụ cần bao nhiêu người…Như vậy, khi khống chế về số lượng thì những lao động dôi dư sẽ phải bị điều chuyển sang công tác khác.
Còn việc tăng lương là trách nhiệm của Nhà nước. Nếu không tăng lương cho cán bộ công chức nhà nước thì vật giá bên ngoài vẫn tăng, nên phải hợp lý!
Ông suy nghĩ như thế nào về việc nhiều địa phương tuyên bố sẽ cắt giảm biên chế với số lượng lớn?
Việc tinh giản biên chế không phải nhằm mục tiêu để tăng lương. Số lượng biên chế đó thực tế đã dôi dư so với quy định. Thêm vào đó, số biên chế này cũng không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Tôi nghĩ, số cán bộ vừa đủ nhưng giải quyết hiệu quả công việc còn hơn là có một đội ngũ cán bộ đông nhưng việc của dân vẫn đình trệ, không đáp ứng được, cứ chạy lòng vòng.
Biên chế có thể đông, lương có thể nhiều nhưng phải giải quyết được công việc cho dân, nếu làm được thì tốt. Tôi thấy rằng, trong quá trình xây dựng bộ máy biên chế, chúng ta đã không siết rõ trách nhiệm, nên mới mở rộng bộ máy, đơn vị nào cũng kêu thiếu, xin thêm biên chế.
Tôi tham khảo một số cơ quan thì thấy không đơn vị nào xin giảm biên chế mà đều đề nghị tăng, cứ kêu là “quá tải, quá nhiều việc”. Nhưng trong thực tế, người dân vẫn than phiền cán bộ công chức ăn lương nhà nước nhưng tiếp dân thì không đầy đủ, vẫn chậm chạp. Đó là một nghịch lý!
Ông đánh giá như thế nào về thực trạng có những lãnh đạo trước khi về hưu thì lập tức nhận rất nhiều người thân, con cháu vào ngành?
Việc đưa người thân, người quen vào bộ máy nhà nước, tôi nghĩ 1 người thì không thể làm được điều đó, mà phải qua một quy trình. Nếu việc phát huy dân chủ và thực hiện nghiêm túc quy chế công việc thì sẽ không có chuyện này.
Dù vậy, tôi cho đây là những trường hợp cá biệt, chứ không phải là tất cả!
Bích Diệp (thực hiện)
Theo Dantri
Chính quyền TP.HCM sẽ cắt giảm 13.927 nhân sự
Từ nay đến năm 2021, TP.HCM sẽ giảm 13.927 biên chế, trong đó khối hành chính nhà nước giảm 1.311 người, khối sự nghiệp giảm 12.616 người.
Hôm nay, 10.11, Sở Nội vụ TP.HCM trình lên UBND TP.HCM đề án tinh giảm biên chế từ nay đến 2021. Theo Sở Nội vụ TP.HCM, hiện nay thành phố đang triển khai thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
TP.HCM cũng đã xây dựng đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố. Đến nay, 24/24 quận, huyện và 32/32 cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khối sở ngành đã hoàn tất xây dựng vị trí việc làm hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập cơ bản đã hoàn tất xây dựng vị trí việc làm.
Đề án tinh giản biên chế của Sở Nội vụ TP.HCM dự kiến từ nay đến năm 2021 sẽ giảm 13.927 biên chế, trong đó khối hành chính nhà nước giảm 1.311 người, khối sự nghiệp giảm 12.616 người. Việc giảm biên chế thực hiện theo từng năm, năm ít nhất giảm 17 người cả 2 khối (năm 2015), năm nhiều nhất giảm 3.300 người (năm 2021).
Theo Sở Nội vụ TP.HCM, thành phố thực hiện chủ trương của trung ương về tinh giản biên chế nhà nước nhằm cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; nâng cao chất lượng, đồng thời thu hút những người có trình độ, chuyên môn; góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.
TP.HCM dự kiến tinh giản gần 14.000 biên chế - Ảnh: Tân Phú
Bên cạnh đó, việc tinh giản biên chế còn nhằm đưa ra khỏi cơ quan, tổ chức những người dôi dư, không đáp ứng được yêu cầu công việc, không phù hợp vị trí việc làm, xây dựng tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hợp lý.
Đề án cũng nhấn mạnh đến việc yêu cầu các sở ngành, quận, huyện tiếp tục tăng cường cải cách hành chính, trong đó chú trọng rà soát, giảm thủ tục hành chính, góp phần giảm trung gian, giảm phiền hà cho người dân cũng như thời gian giải quyết công việc của công chức, viên chức.
Trong các cơ quan hành chính nhà nước thành phố hiện có hơn 13.000 cán bộ, công chức (trong đó, 46 tiến sĩ, 833 thạc sĩ, 8.104 cử nhân...); trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc có hơn 126.100 người làm việc.
Tân Phú
Theo Thanhnien
Tăng học phí: Không phải lời giải thần diệu để phát triển giáo dục "Tăng học phí là một trong những giải pháp quan trọng nhưng không phải lời giải thần diệu trong các vấn đề về phát triển GD&ĐT. Đó là sự đồng bộ giữa chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới hệ thống quản trị trong nhà trường...". Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM

Động đất mạnh ngang 334 bom nguyên tử ở Myanmar, số người chết vượt 1.000

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức

CSGT thu hồi giấy phép đèn ưu tiên xe cấp cứu chở diễn viên đi sự kiện

Va chạm với xe container, người đàn ông tử vong tại chỗ

Quảng Trị: Chơi đùa ở đập ngăn mặn, một học sinh đuối nước tử vong

NÓNG: Người dân TP HCM xôn xao bởi rung lắc

Phương án không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã của TPHCM có gì đặc biệt?

Xe công nông va chạm với tàu hỏa, một người tử vong

Người nổi tiếng phải xác minh, kiểm tra hàng hóa, dịch vụ quảng cáo
Có thể bạn quan tâm

"Gã trai hư si tình của Cbiz" kiếm hơn 5.200 tỷ nhờ bán xúc xích
Sao châu á
16:07:30 29/03/2025
"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kết đẫm nước mắt, là phim gia đình đáng xem
Phim châu á
16:04:27 29/03/2025
Tới cả Suzy cũng bị Kim Soo Hyun lừa đau đớn, tan nát hình tượng chỉ vì 1 giây quái dị nhất cuộc đời
Hậu trường phim
15:53:08 29/03/2025
Nhóm nữ "lì đòn" nhất Kpop: Bị cả Hàn Quốc ghét bỏ vì hát live thảm hoạ, tìm được cơ may hồi phục danh tiếng
Nhạc quốc tế
15:50:24 29/03/2025
Cú lừa của HIEUTHUHAI
Nhạc việt
15:41:08 29/03/2025
Pháo tung tin nhắn tình cảm thuở mặn nồng, uất ức lên tiếng: "Thật sự quá tồi rồi!"
Sao việt
15:07:28 29/03/2025
Nam thanh niên bị chém trên phố đã qua cơn nguy kịch
Pháp luật
15:05:47 29/03/2025
4 món đồ tưởng tầm thường nhưng dùng rồi thì mê đắm, tôi sẵn lòng mua đi mua lại 1000 lần
Sáng tạo
14:14:30 29/03/2025
Hàn Quốc: Cháy rừng bùng phát trở lại trong đêm
Thế giới
14:08:09 29/03/2025