Đại biểu Quốc hội lên tiếng chuyện loạt nghệ sĩ bênh vực Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh, suy nghĩ lệch lạc
Những ngày qua dư luận Việt Nam bàn tán không ngừng về nghi vấn Hồ Hoài Anh và Hồng Đăng bị cáo buộc hiếp dâm một cô gái 17 tuổi tại Tây Ban Nha.
Trong khi chuyện còn chưa có kết luận cuối cùng, người trong cuộc cũng đang giữ im lặng thì đám đông thay nhau đưa ra quan điểm trên MXH.
Một số người nổi tiếng lần lượt lên tiếng bênh vực, cho rằng việc đàn ông ra ngoài trăng hoa là chuyện không có gì bất ngờ. Thậm chí có người còn cãi tay đôi với khán giả, gọi họ bằng những danh từ khó nghe.
NSƯT Kiều Thanh (Nhà hát Kịch Hà Nội) tuyên bố việc dan díu ngoài luồng mỗi khi có cơ hội là “văn hóa đàn ông”, ai cũng thử. Trong khi đó, diễn viên Kim Oanh thì biện minh rằng đảo Mallorca là “thiên đường cạm bẫy”, kèm theo đó là phát ngôn đầy động chạm: “Hổ báo sa cơ không nhờ chó mèo phân xử”. Tiếp đến, Kim Oanh cho rằng việc ra ngoài “chơi” mà bị “lên phường” là do… đen, thiếu hiểu biết mà thôi.
Trước đó, ca sĩ Pha Lê viết trên trang cá nhân: “Đàn ông mà không **** gái mới là lạ, đen thôi, đỏ quên đi. Không có gì phải sốc hết… Thế mới là đời!”.
Liên tiếp những phát ngôn thiếu suy nghĩ của các sao Việt khiến dư luận khó lòng mặc kệ. Cộng đồng mạng bức xúc, thất vọng vì tư tưởng lệch lạc mà nhóm người nổi tiếng này chia sẻ.
Về vấn đề này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã có chia sẻ thẳng thắn với Zing. Theo đó, ông Bùi Hoài Sơn cho biết Bộ quy tắc ứng xử do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành cuối 2021 có nêu rõ những việc nghệ sĩ nên và không nên làm trên không gian mạng.
Dựa trên bộ quy tắc, ông Bùi Hoài Sơn cho rằng phát ngôn của Kiều Thanh cũng như một số nghệ sĩ khác là không phù hợp. Đặt trong bối cảnh vụ việc của 2 nam nghệ sĩ tại Tây Ban Nha còn chưa được làm sáng tỏ.
Vị đại biểu quốc hội này chia sẻ: “Người của công chúng cần phải cẩn trọng, tỉnh táo khi sử dụng mạng xã hội. Có thể đó là quan điểm cá nhân của bạn nhưng đã mang danh nghệ sĩ, mỗi chia sẻ phải đi kèm với trách nhiệm, sự tôn trọng dành cho công chúng. Tôn trọng công chúng cũng là tôn trọng chính mình, tôn trọng hình ảnh bản thân. Đừng để phát ngôn trở nên phản cảm, sai lệch chỉ vì suy nghĩ chủ quan”.
Ông Bùi Hoài Sơn cho rằng ở Việt Nam, nhiều người nổi tiếng chưa nhận thức đủ về trách nhiệm đạo đức của mình với công chúng. Vì thế mà việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu, uy tín cá nhân chưa được chú trọng. Sau nhiều vụ giới nghệ sĩ phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng, ông Bùi Hoài Sơn cho rằng nghệ sĩ phải tự rút ra bài học cho mình. Họ nói gì, làm gì, chia sẻ gì cũng nên theo một chuẩn mực nhất định, truyền đi thông điệp tích cực. Dù bộ quy tắc ứng xử không có chế tài đi kèm nhưng vẫn là cơ sở để đánh giá nghệ sĩ.
Đề nghị nới lỏng tiêu chuẩn xét danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân
Tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) ngày 28/10, nhiều đại biểu đã đề nghị xem xét sửa tiêu chuẩn xét danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân.
ĐB Trần Thị Thu Hằng (Đắk Nông) đề nghị nghiên cứu bổ sung nội dung truy tặng đối với danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú nhằm tri ân các cá nhân có nhiều cống hiến, đồng thời động viên gia đình, cá nhân đó và khuyến khích thế hệ trẻ tiếp nối thành tích của cha, ông tiếp tục phát huy vai trò trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, trong thực tế một số cá nhân đủ các điều kiện đang được trình các cấp nhà nước đề nghị xét tặng danh hiệu nhưng tuổi cao, sức yếu hoặc bệnh tật qua đời, vì vậy việc bổ sung nội dung truy tặng là cần thiết.
ĐB Dương Minh Ánh (Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, đoàn Hà Nội) đề nghị giữ nguyên thời gian xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú là 2 năm như quy định hiện hành để đảm bảo quyền lợi cho các nghệ sĩ, nhà giáo và nhà quản lý giáo dục.
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai) đề nghị dự thảo Luật nên chỉnh sửa một số nội dung. Trong đó, về tiêu chuẩn danh hiệu "Nhà giáo ưu tú" tại điểm c, khoản 3 Điều 62, đại biểu cho rằng cần "nới lỏng" quy định số năm trực tiếp giảng dạy với giáo viên công tác ở vùng cao, biên giới, hải đảo từ 15 năm xuống 10 năm và của cán bộ quản lý từ 10 năm xuống 7 năm. Tương tự như vậy, cũng quy định theo hướng giảm số năm trực tiếp nuôi, giảng dạy đối với "Nhà giáo nhân dân" công tác ở vùng cao, biên giới, hải đảo.
Do các tỉnh vùng cao, biên giới, hải đảo các nhà giáo tiêu biểu, có phẩm chất đạo đức tốt, sau thời gian giảng dạy từ 5-7 năm trong ngành thường được cân nhắc bổ nhiệm và động viên giữ chức vụ quản lý để tiếp tục cống hiến cho ngành và địa phương.
Vì vậy, nếu tính số năm trực tiếp nuôi dạy (không tính thời gian giữ chức vụ cán bộ quản lý trong ngành giáo dục) thì nhiều nhà giáo tiêu biểu không đủ điều kiện được công nhận danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".
Các nhà giáo (gồm cả nhà quản lý giáo dục) được công nhận "Nhà giáo ưu tú" khi còn trẻ có cơ hội và nhiều động lực phấn đấu đạt danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" khi trong độ tuổi công tác. Các cá nhân này sẽ tạo động lực cho các cá nhân khác phấn đấu.
ĐB Chamaleá Thị Thủy (Ninh Thuận) cũng cho rằng cần xem xét lại quy định về thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy, khám, chữa bệnh, chuyên môn kỹ thuật từ 10 năm trở lên.
Theo quy định của ngành giáo dục, y tế hiện nay thì đa phần cán bộ lãnh đạo quản lý có thời gian tối thiểu để được bổ nhiệm là tham gia trực tiếp giảng dạy, khám, chữa bệnh, chuyên môn kỹ thuật tối thiểu là 5 năm.
Như vậy, cá nhân nào càng xuất sắc, càng nhanh được bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý thì mãi mãi sẽ không được xét tặng các danh hiệu trên vì không đảm bảo về mặt thời gian quy định của Luật này.
Nêu ý kiến về thi đua, khen thưởng đối với đơn vị sự nghiệp khu vực ngoài nhà nước, ĐB Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) cho rằng để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, phù hợp về công tác thi đua, khen thưởng dự thảo Luật đã đề cập đến nhiều đối tượng nhưng chưa đầy đủ, chưa toàn diện.
Do vậy, ông đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát để bổ sung các đối tượng cho đầy đủ, toàn diện hơn. Cụ thể, bổ sung đối tượng là cán bộ, giáo viên, người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập, đội ngũ thầy thuốc, y bác sĩ nhân viên y tế làm việc tại các đơn vị y tế tư nhân.
Ông đánh giá, đây là lực lượng lớn, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực y tế và giáo dục và có xu hướng ngày càng phát triển trên phạm vi cả nước.
Đề xuất dừng chiếu hoặc rút phép phim có nghệ sĩ vi phạm đạo đức Quốc hội sáng 23/10 thảo luận tại tổ về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), ĐBQH đề xuất dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh mà có nghệ sĩ vi phạm đạo đức an ninh chính trị hoặc phát ngôn. Liên quan đến phân loại phim theo độ tuổi trong dự thảo luật, đại biểu Lê Thu...