Đại biểu Quốc hội: Lạm dụng xe công cần phải được xử lý nghiêm
Đại biểu Quốc hội cho rằng việc lạm dụng trong sử dụng xe công của một số đối tượng cần phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Theo báo cáo của Chính phủ trình trước Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10, tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) đang tăng cao, việc quản lý tốt nguồn chi NSNN theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên là biện pháp hữu hiệu trong tiết giảm bội chi việc giảm chi NSNN.
Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp, đại biểu Bùi Đức Thụ (đoàn Lai Châu), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết rõ hơn về vấn đề này.
PV: Tỷ lệ chi ngân sách thường xuyên trong những năm gần đây được đánh giá là quá cao khiến nguồn chi cho phát triển đa phần phải đi vay, ông có bình luận gì về điều này?
Đại biểu Bùi Đức Thụ: Ở Việt Nam, nhu cầu đầu tư phát triển, đặc biệt là nhu cầu an sinh xã hội, y tế và giáo dục là rất lớn, tỷ lệ chi thường xuyên tăng cao đã gây áp lực chi của NSNN. Trong bối cảnh đó, áp lực cho chi cho đầu tư phát triển, chi trả nợ cũng đang gia tăng là điều chúng ta cần phải quan tâm.
Đại biểu Bùi Đức Thụ (đoàn ĐBQh tỉnh Lai Châu) cho rằng tỷ lệ chi thường xuyên tăng cao đã gây áp lực chi của NSNN.
Tuy nhiên, nếu một quốc gia không tăng tỷ trọng chi đầu tư thì sẽ hạn chế tăng trưởng và phát triển. Do vậy, cần tái cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN. Việc giảm chi thường xuyên như thế nào trước hết Quốc hội cần ban hành các chính sách cụ thể, nếu tăng chi thường xuyên thì cần thiết phải tăng cho lĩnh vực nào?
Thời gian qua, đã có nhiều chính sách ban hành tuy nhiên việc bố trí nguồn chi đến nay chưa đủ. Đối với việc giảm tỷ trọng chi thường xuyên trong năm 2015 xuống khoảng 2% trong bối cảnh hiện nay có thể được coi là giải pháp tích cực.
Video đang HOT
PV: Một số ý kiến cho rằng, để giảm chi thường xuyên, Việt Nam cần cắt giảm tối đa chi cho bộ máy hành chính, chi cho xe công, lễ hội… ông có đánh giá gì về những nhận định này?
Đại biểu Bùi Đức Thụ: Trong Nghị quyết của Quốc hội từ năm 2014 về điều hành ngân sách 2015 thống nhất cắt giảm những khoản mục chưa thực sự cấp bách như giảm các lễ hội, khánh tiết… Tôi cho rằng, năm 2016 cần tiếp tục thực hiện việc này một cách quyết liệt và triệt để hơn.
Đối với việc sử dụng xe công, theo quy định của Bộ Tài chính đã có quy định cụ thể cho đối tượng sử dụng xe công. Đối với việc lạm dụng trong việc sử dụng xe công của một số đối tượng, tôi đề nghị phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cần căn cứ vào việc sử dụng xe công để thực hiện phương thức đổi mới như khoán đối với xe công thì cũng sẽ giảm được chi thường xuyên.
PV: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn? Chính phủ mới có đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế. Theo ông đề xuất này liệu có khả thi?
Đại biểu Bùi Đức Thụ: Mục đích của Chính phủ trình trong năm tài khóa 2015-2016 là phát hành 3 tỷ USD trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế là để đảo nợ đối với các khoản vay ngắn hạn trong nước. Theo tôi, việc huy động vốn trong nước để vay dài hạn để đảo các khoản vay ngắn hạn, gắn nghĩa vụ trả nợ hàng năm của NSNN là cần thiết. Nhưng vay trong nước hiện tại là rất khó khăn và nếu quyết nâng vốn vay trong nước lên nữa, tôi lo ngại dung lượng, quy mô tín dụng đầu tư vào nền kinh tế sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Do đó, theo tôi vay nước ngoài có lợi thế hơn, là sẽ dài hạn hơn (dự kiến sẽ phát hành từ 10-30 năm); tiếp đến lãi suất sẽ rẻ hơn vay trong nước; và vay nước ngoài sẽ huy động tăng thêm nguồn lực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vay nước ngoài sẽ có nhiều rủi ro hơn; đặc biệt là biến động đến tỷ giá (vì vay trung, dài hạn từ 10-30 năm) nếu có biến động tỷ giá sẽ làm tăng thêm nghĩa vụ trả nợ. Vì thế những điều này chúng ta cần tính toán, cần cân nhắc.
Với cái nhìn tổng thể như vậy, trong bối cảnh tình hình như hiện nay, theo ý kiến cá nhân của tôi thì Chính phủ huy động vay 3 tỷ USD vốn nước ngoài trong năm 2015-2016 là cần thiết. Tuy nhiên, nếu khoản vay này được chấp thuận thì chỉ được sử dụng vào mục đích đảo nợ, không sử dụng vào những mục đích khác.
Theo Luật Quản lý nợ công cũng đã quy định, không được phép dùng vốn nước ngoài để đảo nợ trong nước. Tuy nhiên vì lợi ích nền kinh tế của đất nước, tôi đề nghị Quốc hội chấp thuận điều này. Để có cơ sở pháp lý cho Chính phủ thực hiện, trong khi chưa sửa Luật thì Quốc hội phải quy định trong nghị quyết về dự toán NSNN năm 2016.
Có ý kiến cho rằng, việc vay 3 tỷ USD này sẽ làm tăng dư nợ công, nhưng theo tôi, trong đề án của Chính phủ về khoản vay này chỉ với mục đích đảo nợ vay ngắn hạn trong nước, bản chất đây là đảo nợ và không làm tăng dư nợ công. Nếu sử dụng khoản này vào nhiệm vụ bổ sung chi thì mới làm tăng nợ công.
Với nguồn vốn này, ngoài giám sát của Quốc hội, đoàn đại biểu quốc hội và các đại biểu quốc hội và các cơ quan tổ chức khác, có nhiệm vụ thẩm quyền, tôi cho rằng, điều quan trọng nhất là giám sát của kiểm toán nhà nước. Cơ quan này sẽ kiểm soát được những đối tượng sử dụng sai nguồn tài chính này.
PV: Luật Ngân sách không cho phép dùng vốn nước ngoài để đảo nợ trong nước, nhưng bối cảnh như hiện nay chúng ta vẫn phải thực hiện. Ông có ý kiến gì về tính kỷ luật ngân sách trong vấn đề này?
Đại biểu Bùi Đức Thụ: Một vấn đề luôn được nêu lên trong thời gian qua là tính kỷ luật ngân sách. Hiến pháp năm 2013 cũng đã quy định, mọi khoản chi là phải có trong dự toán, theo dự toán điều chuyển. Luật Ngân sách Nhà nước có sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 sẽ phải thực hiện việc này. Tuy nhiên, hiện nay, Luật Ngân sách hiện hành năm 2012 có hiệu lực từ năm 2014 cũng đã tăng cường kỷ luật hành chính đối với chi ngân sách.
Vấn đề này được đặt ra là do phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, đặc biệt, như việc vượt thu ngân sách của địa phương, thẩm quyền việc sử dụng tăng thu này theo Luật Ngân sách hiện hành là giao cho HĐND cấp tỉnh quyết định và khi có nguồn cần bổ sung chi những vấn đề cấp bách thì đấy là thẩm quyền của họ. Cho nên, việc tăng chi này cũng sẽ dẫn đến cao hơn so với dự toán chi ban đầu. Việc tăng này cũng không tăng bội chi vì có nguồn tăng thu, cũng không phát sinh thêm nợ. Để khắc phục tình trạng một số cơ quan bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã chi tiêu vượt quá kế hoạch, ngay từ đầu nhiệm kỳ theo Nghị quyết Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1792 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý nguồn vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ trong đầu tư công và khi ban hành Luật Quản lý nợ công thì Chỉ thị 1792 đã được luật hóa trong Luật Quản lý nợ công; trong đó yêu cầu là mọi dự án, công trình trước khi khởi công đã phải đảm bảo đủ nguồn vốn không để cân đối về nguồn, không để xử lý nợ đọng. Qua mấy năm thực hiện, tình trạng đầu tư dàn trải đối với xây dựng cơ bản cũng đã được ngăn chặn rất nhiều. Trong thời gian tới, tôi đề nghị, vẫn phải tăng cường quản lý vấn đề này, thực hiện nghiêm các quy định của Luật đầu tư công cũng như Chỉ thị 1792 để thực hiện lành mạnh hóa trong vấn đề xây dựng cơ bản./.
PV: Xin trân trọng cám ơn ông!./.
Nguyễn Quỳnh (ghi)
Theo_VOV
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm minh vụ nhà 8B Lê Trực
Về vụ sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ kết luận: Chủ đầu tư đã cố tình vi phạm pháp luật, tính chất vi phạm nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh.
Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ ngày 29/10, phóng viên đã đề nghị Người phát ngôn của Chính phủ cho biết kết luận của Thủ tướng về vụ việc tòa nhà 8B Lê Trực sau khi Hà Nội và Bộ Xây dựng đã có báo cáo.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ- Người phát ngôn của Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho rằng, vụ việc tòa nhà số 8B Lê Trực đã xảy ra hơn 1 tháng. UBND TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng đã tập trung chỉ đạo xử lý.
Ngày 26/10 vừa qua, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì Thủ tướng Chính phủ cũng đã mời Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng và các bộ,ngành có liên quan báo cáo, bàn và đi đến thống nhất và đã có kết luận. Tinh thần kết luận của Thủ tướng là để một tòa nhà to, xây dựng ở một vị trí trung tâm Thành phố như vậy mới phát hiện cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở đây là yếu kém, cần phải sớm có biện pháp khắc phục.
Về việc cấp phép, UBND TP. Hà Nội và Bộ Xây dựng đã có nghiên cứu kỹ, chặt chẽ, đúng chức năng, đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật trong việc cấp phép.
Chủ đầu tư đã cố tình vi phạm pháp luật, tính chất vi phạm nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh.
Các hoạt động xây dựng phải đình chỉ ngay. Chủ đầu tư phải có phương án khắc phục sai phạm. UBND TP. Hà Nội duyệt phương án này một cách chặt chẽ và theo dõi việc khắc phục, trong đó phải theo đúng giấy phép khắc phục nhưng chú ý đến an toàn, kiến trúc, an ninh và một số vấn đề có liên quan khác.
UBND TP. Hà Nội tiếp tục chỉ đạo thanh tra trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân có liên quan nếu có phát hiện vi phạm thì cũng xử lý nghiêm minh.
Theo_Người Đưa Tin
Làm sếp, cần phải thận trọng trước những điều này... Có những nguyên tắc vô hình mà một vị sếp tuyệt đối không nên mắc phải, bạn đã biết đó là những nguyên tắc gì chưa? Công khai mức thưởng của nhân viên trong công ty Chuyện lương thưởng luôn là một vấn đề nhạy cảm mà một người lãnh đạo cần phải cân nhắc trước khi công khai mức lương hay chế...