Đại biểu Quốc hội: “Không bảo đảm mức lương tối thiểu dễ dẫn đến tiêu cực”
“Nếu lương tối thiểu trả cho cán bộ công chức không bảo đảm được mức sống tối thiểu sẽ dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực. Họ sẽ quay qua hành dân, gây khó dễ cho doanh nghiệp…”, đại biểu Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh.
Đề cập tới việc tăng lương cho người lao động, bên hành lang Quốc hội và qua các phiên thảo luận, nhiều đại biểu bảy tỏ ý kiến.
Cần thiết phải tăng lương cho người lao động.
Đại biểu Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: “Không nên lùi lội trình tăng lương“
Vấn đề trả lương cho người lao động đã được Quốc hội thông qua Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2012, trong đó Khoản 1 Điều 91ghi rõ:
“Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”.
Khu vực ngoài nhà nước người lao động hưởng lương do người sử dụng lao động trả, Hội đồng tiền lương quốc gia đã họp 2 phiên và đi đến thống nhất là từ ngày 01/01/2015 lương tối thiểu sẽ tăng từ 14,5%-15% so với hiện tại (cho cả 4 vùng) đang trình Chính phủ thông qua để thực hiện.
Trong khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước, Chính phủ đã có lộ trình tăng lương để đạt mục tiêu lương tối thiểu bằng mức sống tối thiểu.
Phân bổ ngân sách nhà nước năm 2015 vừa được Chính phủ trình Quốc hội đề nghị không tăng lương theo lộ trình, nhưng Quốc hội đang thảo luận bàn bạc và quyết định ngân sách năm 2015, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội vẫn đề nghị giữ nguyên lộ trình tăng lương.
Quan điểm của tôi là không nên lùi lội trình tăng lương, cần thật tiết kiệm, tính toán thật kỹ và giảm các khoản chi chưa cần thiết. Nhất là các khoản chi cho hội nghị, hội thảo… để đảm bảo lộ trình tăng lương cho người lao động, nhất là đối tượng chính sách, người về hưu.
Video đang HOT
Nếu lương tối thiểu trả cho cán bộ công chức mà không bảo đảm được mức sống tối thiểu sẽ dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, họ sẽ quay qua hành dân, gây khó dễ cho doanh nghiệp, họ vui vẻ nhận phòng bì bôi trơn để có thêm thu nhập và đó là nguồn gốc của hối lộ, tham nhũng.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng): “Cần tập trung rà soát nguồn chi”
Cơ cấu chi ngân sách đang có những vấn đề, xét về mặt lâu dài đã bộc lộ những bất cập. Chúng ta đã dành quá nhiều ngân sách để chi thường xuyên, nghĩa là chi cho bộ máy, chi trả nợ, nguồn tiền còn lại chi cho đầu tư phát triển quá khiêm tốn.
Tôi đề nghị Chính phủ cần tập trung rà soát nguồn chi, kiểm soát chặt chẽ việc bố trí vốn cho những công trình, chấm dứt tình trạng khởi công xây dựng nhưng không bố trí được nguồn vốn cân đối. Cần khẩn trương rà soát lại tình hình thực tế giải ngân các dự án đầu tư từ ngân sách và nợ xây dựng cơ bản, xử lý nợ xấu. Vấn đề sử dụng và giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ, tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục, quy trình giải ngân để phát huy tác dụng các nguồn vốn đầu tư nhà nước, xem đây là một kênh rất quan trọng để kích thích tổng cầu. Bên cạnh đó cần sớm xem xét cải cách tiền lương.
Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội): “Ép tăng lương sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp”
Thu nhập của người lao động khó tăng nhanh do nguyên tắc tiền lương phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động và mức tăng thu nhập chậm hơn mức tăng năng suất lao động. Dù chi phí tiền lương cao sẽ buộc doanh nghiệp sử dụng lao động áp dụng máy móc, công nghệ hiệu quả hợn, nhưng nếu ép tăng lương bằng biện pháp hành chính, duy ý chí sẽ làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp, thậm chí làm tăng áp lực thất nghiệp.
Tôi đề nghị, trước mắt tập trung đổi mới quyết liệt và thực sự hơn trong đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ, trong đánh giá và tinh giảm biên chế, phòng, chống tham nhũng trong khu vực nhà nước. Cải thiện chế độ hỗ trợ người cần tinh giảm biên chế và hệ thống bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn lao động và việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Tôi cũng đề nghị ngành lao động, thương binh và xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các địa phương cần có sự quan tâm đặc biệt về phòng ngừa, cảnh báo cũng như hỗ trợ thiết thực, bảo về quyền lợi người lao động trong những doanh nghiệp bị phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nợ tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội.
Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ): “ Tiếp tục chi nâng lương theo lộ trình”
Tôi đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, nhất là ngành thuế đã có nhiều cố gắng, nên thu ước đạt 846.400 tỷ đồng, tăng 63.700 tỷ đồng so với dự toán năm 2014. Qua theo dõi, tôi nhận thấy Chính phủ đã có nhiều giải pháp quyết liệt quản lý ngân sách nhà nước, thắt chặt kỷ luật tài chính, tiết kiệm chi công, tiêu công. Chính phủ đã trình Quốc hội phần thu được ưu tiên trả nợ và chi cho một số nhiệm vụ cấp bách về quốc phòng an ninh, an sinh xã hội.
Tôi cơ bản thống nhất và đề nghị dành một phần thu được để chi thêm cho người cao tuổi từ 180.000 đồng/tháng lên 275.000 đồng/tháng; Tiếp tục chi nâng lương theo lộ trình thực hiện ở năm 2015.
Đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn): “ Sớm xây dựng đề án cải cách tiền lương”
Cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, ưu tiên người có công, xem xét, điều chỉnh lương đối với một số đối tượng có thu nhập thấp, sớm xây dựng đề án cải cách tiền lương. Có chính sách giải quyết dứt điểm cho đối tượng bị nhiễm chất độc da cam.
Tôi cũng đề nghị Chính phủ quan tâm về việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, tổng kết, sơ kết, đánh giá chương trình giảm nghèo, giảm bớt đầu mối cho các cơ quan thực hiện, cắt bỏ những chương trình không hiệu quả để tập trung cân đối và cấp đủ vốn cho các chương trình giảm nghèo. Hiện nay, cấp vốn vào các danh mục đầu tư của chúng ta là không tương xứng.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Bảo đảm tốt vũ khí, khí tài cho lực lượng đặc công tinh nhuê
5 năm trở lại đây, Binh chủng Đặc công được đầu tư trang bị mới nhiều chủng loại vũ khí, khí tài hiện đại và một số loại đã được cải tiến, nâng cao tính năng kỹ thuật, chiến thuật, kết hợp với vũ khí trang bị kỹ thuật trước đây, tạo nên sự đa dạng và yêu cầu cao về công tác bảo đảm kỹ thuật.
Đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Binh chủng Đặc công đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp thực hiện tốt công tác kỹ thuật, trong đó chú trọng đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông" (CVĐ 50).
Cán bộ kỹ thuật Kho T342 (Cục Kỹ thuật, Binh chủng Đặc công) kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khí tài đặc công cất giữ tại kho.
Đại tá Dương Văn Ninh, Chủ nhiệm Kỹ thuật Binh chủng Đặc công cho biết: Nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng đặc công ngày càng có yêu cầu cao, do đó tần suất sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật ngày càng lớn, thời gian dài. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đảng ủy Binh chủng Đặc công đã ra nghị quyết lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật, triển khai toàn diện Nghị quyết 382 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về "lãnh đạo công tác kỹ thuật trong tình hình mới", đưa nội dung thực hiện CVĐ 50 vào nghị quyết lãnh đạo. Ban Chỉ đạo CVĐ50 các cấp thường xuyên được kiện toàn, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng ủy, Bộ tư lệnh và cấp ủy, chỉ huy đơn vị.
Ban Chỉ đạo CVĐ 50 Binh chủng Đặc công chỉ đạo các ngành, đơn vị chủ động thực hiện tốt công tác quản lý vũ khí trang bị kỹ thuật cả về số lượng, chất lượng và đồng bộ, thống nhất; kiểm tra, rà soát, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống văn kiện, sổ sách, mẫu biểu, thống kê quản lý từng chuyên ngành; thường xuyên kiểm kê, điểm nghiệm; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vũ khí trang bị kỹ thuật hiệu quả.
Cục Kỹ thuật tham mưu với Bộ tư lệnh Binh chủng xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật sát yêu cầu nhiệm vụ, đúng tính năng và quy trình công nghệ của từng loại vũ khí trang bị kỹ thuật; triển khai các mặt công tác kỹ thuật đúng kế hoạch, thời gian, hoàn thành và vượt chỉ tiêu về hệ số kỹ thuật được giao.
Binh chủng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào khai thác, sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật. Các đơn vị triển khai nghiên cứu thiết kế, chế tạo, đưa vào áp dụng thử nhiều sản phẩm mới như: Túi bao gói kín nước, thiết bị phá kính khoan tạo lỗ, bộ mang đeo trang bị cho đặc công nhảy dù, mìn phá khóa mở cửa máy bay, cơ cấu bám áp suất, bám nam châm...
Sau khi sử dụng, những sản phẩm trên đều được đánh giá cao, đáp ứng tốt yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Nghiên cứu biên soạn tài liệu huấn luyện, hướng dẫn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật và xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng ngành kỹ thuật đặc công được các cơ quan, đơn vị triển khai tích cực. Giai đoạn 2010-2014, Binh chủng Đặc công nghiên cứu biên soạn, xây dựng và được phê duyệt ban hành 10 bộ tài liệu, 7 bộ tiêu chuẩn quốc gia. Trong đó có các bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng buồng tăng giảm áp Hytech, container sản xuất khí Hytech, máy lặn kín và nửa kín Divex Shadow Excursion; các bộ tiêu chuẩn quốc gia về vũ khí, khí tài đặc công.
Toàn binh chủng hoàn thành, đưa vào ứng dụng gần 50 sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị cao, phục vụ trực tiếp công tác huấn luyện, bảo đảm kỹ thuật và hợp lý hóa quy trình công nghệ, bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật phục vụ trực tiếp công tác bảo đảm kỹ thuật và nâng cao tính năng kỹ thuật, chiến thuật của vũ khí, khí tài đặc công mới đưa vào trang bị.
Cụ thể như: Thiết bị hiệu chỉnh kính ngắm MASX lắp trên súng Micro Uzi, dụng cụ vặn đa năng trong tháo lắp, hiệu chỉnh súng MU; cải tiến phao 5 lá, các loại dụng cụ chuyên dùng đặc công và vũ khí, khí tài phục vụ tác chiến ban đêm, chống khủng bố v.v..
Đặc công là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của quân đội ta, được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ. Theo Đại tá Dương Văn Ninh, trong những năm tới, lực lượng đặc công tiếp tục được đầu tư trang bị vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao.
Vì vậy, binh chủng tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện kỹ thuật, làm chủ và khai thác đầy đủ tính năng vũ khí trang bị kỹ thuật; bảo đảm tốt chất lượng, đồng bộ và duy trì hệ số kỹ thuật vũ khí trang bị kỹ thuật cho các nhiệm vụ theo quy định.
Các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm chế độ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng vũ khí trang bị kỹ thuật; khai thác hiệu quả dây chuyền công nghệ mới, cơ sở kỹ thuật mới đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sửa chữa, sản xuất vật tư kỹ thuật phục vụ bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí trang bị kỹ thuật.
Ngành kỹ thuật duy trì nghiêm công tác thử tỷ lệ cháy, nổ của đạn dược, hỏa cụ; hóa nghiệm thuốc phóng theo định kỳ và kiểm tra trước khi sử dụng theo quy định; làm tốt công tác kiểm định xe máy, phương tiện đo và các trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
Các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng toàn diện công tác kỹ thuật, phục vụ hiệu quả cho các nhiệm vụ của binh chủnG
Theo ANTD
Hung thần gỗ lậu Ngành chức năng tỉnh Ninh Thuận đang mở chiến dịch quy mô lớn để triệt phá "đội quân" xe máy độ chế để chở gỗ lậutrên địa bàn hai huyện miền núi Ninh Sơn và Bác Ái. Vô tư vận chuyển gỗ lậu giữa ban ngày - Ảnh: Thành Nguyễn Liên tục trong thời gian qua, trên các tuyến đường liên thôn và...