Đại biểu Quốc hội hiến kế thay đổi “văn hóa” ép nhau uống rượu bia
Sáng nay (23/5), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu bia. Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là quy định về việc cấm ép buộc người khác uống rượu bia liệu có khả thi?
ĐB Ksor H’Bơ Khăp (quochoi.vn).
Sáng nay (23/5), Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu bia. Phát biểu góp ý, ĐBQH Ksor H’Bơ Khăp bày tỏ quan điểm hoàn toàn ủng hộ việc phòng, chống tác hại của rượu bia, tuy nhiên ĐB cho rằng đối với nội dung của luật thấy tính khả thi không cao khi đưa áp dụng trong cuộc sống.
Nói về các hành vi bị nghiêm cấm, dự thảo Luật quy định cấm quảng cáo rượu, bia từ 15% độ cồn trở lên, ĐB Ksor H’Bơ Khăp đặt vấn đề, rượu, bia dưới 15% độ cồn thì sao? “Việc tác hại của rượu bia đối với mỗi người là phụ tùy thuộc vào thể trạng của họ, kể cả khi đo nồng độ cồn. Khi đưa một lượng rượu, bia vào mỗi người rồi đưa lên máy đo nồng độ cồn thì kết quả của mọi người như nhau. Có người uống một ly đã say nhưng có người uống cả lít vẫn bình thường. Ngay cả đứa trẻ uống rượu vào không sao nhưng đối với người trưởng thành uống vào lại có vấn đề về sức khỏe”, ĐB Ksor H’Bơ Khăp nói.
ĐB nêu lấy ví dụ từ bản thân: “Tôi ngay từ bé đã uống rượu, bởi sống ở làng, làng làm lễ cúng thì phải uống, tôi uống vào nhưng vẫn bình thường, không sao”.
Vẫn theo ĐB Ksor H’Bơ Khăp, về quy định cấm ép buộc người khác uống rượu bia, xúi giục, kích động, lôi kéo, cho người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia… thấy không khả thi. Đặt vấn đề người chưa đủ 18 tuổi mà ép buộc một người lớn hơn mình uống rượu, bia, so với thực tiễn không phù hợp.
ĐB Phạm Thị Minh Hiền (ảnh quochoi.vn).
ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đặt vấn đề quanh quy định về quảng cáo. Theo ĐB nếu xác định kiểm soát quảng cáo để có tác động bảo vệ nhóm thanh thiếu niên thì cần chú trọng 2 vấn đề. Thứ nhất, hạn chế đến mức thấp nhất số lượng các em tiếp xúc với quảng cáo rượu bia và nước uống có cồn; Thứ hai, kiểm soát nội dung quảng cáo, nghĩa là làm sao cho các em không bị lầm tưởng rằng rượu bia là tốt, là được khuyến khích sử dụng.
Video đang HOT
Vị ĐB này dẫn chứng, qua khảo sát nhóm trẻ em từ 12 đến 16 tuổi về các loại thức uống hiện nay mà các em thường dùng, thì có tới 83% ý kiến trong phần liệt kê đã nhắc nhiều đến một số đồ uống có cồn. Có đến 87,6% ý kiến các em không nhận biết được đó là đồ uống có nồng độ cồn từ 4,5% trở lên. 70% số trẻ em khi được hỏi về cảm giác sau khi uống đều trả lời rằng “con thấy hơi lâng lâng” hoặc “con thấy hơi chóng mặt, tim đập nhanh”.
“Nhưng nguy hại ở chỗ, gần 80% trẻ đều lựa chọn có thể vẫn tiếp tục dùng vì nó được giới thiệu, quảng cáo là “nước trái cây có ga” hoặc “nước hoa quả lên men”. Điều này có phần trái với việc nghiêm cấm “cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu bia đối với sức khỏe” được quy định tại điều 5 của dự Luật này”, ĐB Hiền nói.
ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa -Vũng Tàu) cho biết, dự luật quy định trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh rượu bia không được thành lập địa điểm nơi bán rượu bia trong khuôn viên 100 m nơi gần bệnh viện, bến xe, nhà ga. “Tại sao lại quy định 100 m, phải giải trình rõ vấn đề này”, ĐB Tuyết nói.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng (ảnh quochoi.vn).
Phát biểu tranh luận ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc phòng, chống tác hại của rượu, bia trong điều kiện hiện nay mới nêu được vấn đề cơ bản, bao gồm kinh phí, đào tạo bồi dưỡng, xử lý vi phạm, còn chưa thể hiện được căn bản của vấn đề.
“Căn bản của vấn đề chính là xây dựng văn hóa, vấn đề quan trọng nhất là nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức xã hội, ý thức với bản thân, gia đình và cộng đồng. Nếu chúng ta làm được như thế thì mới xóa bỏ được thói quen và tập tục cũ lạc hậu. Câu chuyện nhậu nhẹt, bắt ép nhau uống thế này, thế kia sẽ bị loại bỏ, thay vào đó là văn hóa mới. Ví dụ, như đưa vào những quy tắc, quy chuẩn khi uống rượu, bia, thói quen thanh lịch trong uống rượu bia mà trên thế giới đang làm. Chúng ta phải có quy định rõ ràng, chứ không phải quy định tuyên truyền, giáo dục một cách chung chung”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói.
Theo Danviet
"Rượu Kim Sơn, Bầu Đá không cho bán qua internet thì làm thế nào?"
Theo đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nếu dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đưa quy định cấm quảng cáo rượu bia trên Internet thì sẽ ảnh hưởng chung tới yêu cầu phát triển chung của đất nước.
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên (ảnh quochoi.vn).
Ba nhóm đối tượng tác động
Chiều nay (12.11), Quốc hội thảo luận tại tổ để cho ý kiến về dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Mở đầu phần phát biểu ĐB Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nói, ông quan ngại khi thông qua Luật phòng, chống tác hại của rượu bia. Ông cho biết đã được tiếp cận với dự thảo Luật này từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, tuy nhiên dự luật lúc đó đã không được cho vào chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh.
"Một dự thảo luật làm phải có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Về mục tiêu tôi đồng ý nhưng phương pháp thực hiện thấy có vấn đề", ĐB Kiên nói.
Nói về đối tượng tác động của Luật, ĐB Kiên cho rằng có ba nhóm gồm: Nhóm sản xuất, nhóm phân phối lưu thông và nhóm người tiêu dùng.
Nói về nhóm sản xuất, ĐB Kiên cho rằng, với lập luận như Ban soạn thảo thì ông không hiểu trên thế giới có bao nhiêu nước ra luật kiểu như chúng ta. "Sản xuất mà gây ngộ độc cho người uống thì đã có Luật vệ sinh an toàn thực phẩm và một số luật khác đã giao cho Bộ Công Thương chế tài trong lĩnh vực này. Giữa dự thảo Luật này và các luật hiện hành chế tài trong khâu sản xuất thế nào", ĐB Kiên nói.
Nói về vấn đề tiêu thụ, theo ĐB Kiên hiện nay đưa những quy định về hạn chế tiêu thụ rượu, bia như hạn chế quảng cáo, hạn chế kinh doanh trên mạng internet là đi ngược lại xu thế tiến bộ của thời đại. "Thủ tướng đã nói áp dụng cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó có thương mại điện tử, trong khi ở dưới một Bộ (Bộ Y tế chủ trì soạn thảo dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia) thuộc Chính phủ lại ra văn bản trình Quốc hội hạn chế thương mại thông qua điện tử, tôi không thấy sự thống nhất trong tư tưởng chỉ đạo và kết quả hoạt động", ĐB Kiên nói và đặt vấn đề thêm, việc quảng cáo đã có Luật quảng cáo, dự án Luật này lại bó hẹp hơn, vậy doanh nghiệp đi theo Luật nào khi thực hiện.
Về nhóm người tiêu thụ, theo ĐB Kiên, uống rượu bia do thể trạng mỗi người, có người uống một lon bia đã say, có người uống nhiều lon bia không sao. Còn như đặt vấn đề uống rượu, bia sẽ nguy hiểm khi tham gia giao thông, việc này đã có quy định trong Luật an toàn giao thông, trong đó quy định nồng độ rõ ràng, có chế tài kèm theo để xử lý khi vi phạm.
ĐBQH Đặng Thuần Phong (ảnh quochoi.vn).
Rượu, bia là sản vật lạm dụng mới có hại
ĐB Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Dự luật này gồm 7 chương, 38 điều, tuy không đồ sộ nhưng đụng đến tất cả các lĩnh vực cả kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống, lối sống của dân tộc.
Nói về tiếp cận kinh nghiệm quốc tế, ĐB Đặng Thuần Phong cho biết, trên thế giới các nước cũng có làm luật liên quan đến vấn đề rượu, bia nhưng tên gọi của họ không như của chúng ta mà chủ yếu họ thiên về kiểm soát đồ uống có cồn.
"Rượu, bia là sản vật lạm dụng mới có hại, ví dụ rượu nho, uống 1-2 ly có lợi cho tim mạch. Riêng quan điểm Thủ tướng thì ông đề nghị tên gọi là Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia. Một tờ trình dài 21 trang, nhiều ĐB nói như bài hịch tiêu diệt ngành rượu, bia. Nghĩa là dựa vào vấn đề sức khỏe con người rồi cho là rượu, bia có hại hết để ra dự Luật này như vậy là chưa công bằng. Nhưng bây giờ thay đổi tên gọi thì phải thay đổi phạm vi điều chỉnh thì dự Luật phải làm lại", ĐB Đặng Thuần Phong nói.
Đề cập tới quy định cấm bán rượu bia trên internet, ĐB Phong đặt vấn đề, nếu cấm thì cấm loại rượu nào, loại rượu sản xuất lậu, không rõ nguồn gốc thì đương nhiên cấm triệt để. "Các nước họ có Hiệp hội rượu vang nếu không bán trên internet thì họ bán kiểu gì. Rượu Kim Sơn ở Ninh Bình, rượu Bầu Đá ở Bình Định hoặc một số địa phương sản xuất rượu có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn, họ đã được phép sản xuất kinh doanh tại sao không cho bán trên mạng internet. Với những hãng sản xuất sản rượu, bia của Việt Nam muốn bán ra nước ngoài mà không cho bán trên internet thì họ làm thế nào. Đưa ra quy định bó hẹp như vậy sẽ ảnh hưởng chung tới yêu cầu phát triển chung của đất nước", ĐB Phong nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị dự luật cần xây dựng được bước đi hợp lý, có lộ trình để hướng tới "uống rượu có văn hoá, văn minh".
Ông Hiển lưu ý dự luật cần tính đến yếu tố quan hệ kinh tế, nhất là những hiệp định kinh tế mới ký, ví dụ mỗi lần định nâng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu vang là một số nước có ý kiến.
"Chắc chắn khi chúng ta bàn về dự luật này, một số tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao sẽ có ý kiến", Phó Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát, cân nhắc kỹ, có đánh giá tác động khách quan để dự luật khả thi khi đi vào cuộc sống.
Theo Danviet
ĐBQH: 'Sao lại xây nhà hát 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm khi lòng dân không yên?' Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đề nghị Chính phủ cần phải có thái độ quyết liệt về vấn đề xây nhà hát 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm (TP.HCM). Vấn đề xây nhà hát 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm tiếp tục nóng ở Quốc hội trong chiều 29/10. Trong báo cáo gửi Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, tái khẳng...