Đại biểu Quốc hội: Giáo dục giống như thực phẩm bẩn không kiểm soát được, dân phải dùng bằng niềm tin
Đại biểu Quốc hội bày tỏ với những vụ việc tiêu cực vừa qua, giáo dục giống như thực phẩm bẩn không kiểm soát được và người dân phải “tiêu dùng bằng niềm tin”.
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) chất vấn trực tiếp Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ xung quanh Dự thảo sinh viên sư phạm bán dâm đến lần thứ 4 mới bị đuổi học.
Tuy nhiên, trong phần trả lời, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ không nhắc đến trách nhiệm của mình về vấn đề đó mà khẳng định đó là lỗi của “các cá nhân phụ trách việc này năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém, dẫn đến phản ứng của xã hội”.
Sáng 31/10, bên hành lang Quốc hội, vị đại biểu Phú Yên tỏ ra thất vọng về phần trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Đại biểu Phạm Minh Hiền.
“Nếu Bộ trưởng không nhìn trực diện vào những cái hạn chế thì sẽ không có giải pháp hữu hiệu. Dù biết rằng, giáo dục là lĩnh vực vô cùng khó, còn sai sót, không thể quy hết trách nhiệm cho Bộ trưởng trong nhiệm kỳ này vì có những hạn chế kéo dài từ nhiều năm, nhiều khoá.
Vấn đề là thái độ, quan điểm của người đứng đầu trong bộ máy quản lý giáo dục phải nhận thấy rõ trách nhiệm của mình.
Trong giáo dục, người ta vẫn chấp nhận một con người có thể vấp ngã, anh đứng dậy, anh trưởng thành. Nhưng trong quản lý giáo dục, nếu anh có quá nhiều vấp ngã, mỗi lần vấp ngã như vậy anh lại xin lỗi, sửa sai, thì đối tượng bị đau, tổn thương, không phải là cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục mà chính là thế hệ học trò đang thụ hưởng nền giáo dục nước nhà.
Mà đó là thế hệ tương lai của đất nước. Đây là sự nguy hại mà chúng ta phải dự báo được. Quan điểm của người đứng đầu phải thay đổi, thì mới mong bộ máy giáo dục Việt Nam thay đổi”, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nói.
Nhiều ý kiến cũng băn khoăn liệu Bộ trưởng cứ đổ tội cho cấp dưới thì quy định ban đầu về chất vấn có đạt hiệu quả hay không. Bình luận vấn đề này, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền khẳng định: “Vấn đề là ý thức và nhận thức của người nằm trong diện đó. Chúng ta rất cần những nhận thức chuẩn mực. Mà giáo dục rất cần sự chuẩn mực. Trong quá trình vừa qua, dư luận xã hội, báo chí, cảm xúc của học sinh, phụ huynh đã phản ánh được vị trí hiện tại của Bộ trưởng GD-ĐT”.
Nữ đại biểu Phú Yên đánh giá: “Giáo dục hiện nay, chính người dân phải tìm ra niềm tin cho mình là chính. Với những vụ việc tiêu cực vừa qua, giáo dục giống như thực phẩm bẩn không kiểm soát được. Người dân phải “tiêu dùng” bằng niềm tin”.
Video đang HOT
“Rất mong Bộ trưởng nhìn thẳng vào vấn đề đó để thấy nỗi lo lắng của bao thế hệ học trò là có thật, là sự thật. Bây giờ, niềm tin của học sinh, phụ huynh không phải là cái gì lớn lao, là đề án này, đề án nọ mà là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, hưởng nền giáo dục nhân văn. Trách nhiệm của Bộ trưởng rất lớn”, đại biểu Hiền bày tỏ.
Trước đó, tranh luận với Bộ trưởng Nhạ tại Quốc hội sáng 31/10, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền bày tỏ quan điểm: “Tôi có hỏi một câu về vai trò của người đứng đầu trong việc nhận trách nhiệm khi đưa ra dự thảo thông tư kia nhưng tôi không thấy Bộ trưởng nhận trách nhiệm mà lại chuyển cho người khác.
Chỉ khi nào Bộ trưởng nhận ra năng lực quản trị của bộ máy giúp việc, của bộ máy quản lý Nhà nước về giáo dục có vấn đề, hạn chế thì mới có giải pháp lấy lại sự tôn nghiêm của quản lý giáo dục.
Tôi rất mong Bộ trưởng nhìn thẳng vào sự thật này, không tránh né, không tác động để có giải pháp tích cực hơn cho giáo dục sắp tới”.
DUY THÀNH
Theo VTC
"Đuổi học SV bán dâm 4 lần" và hàng nghìn văn bản sai thẩm quyền
Qua rà soát, Bộ Tư pháp cho biết, việc ban hành hàng nghìn văn bản sai về thẩm quyền, nội dung của các bộ, ngành, địa phương có tác động tiêu cực, gây hậu quả cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng điều chỉnh.
Mới đây, Bộ GDĐT vừa vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối khi lấy ý kiến về dự thảo thông tư về quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp.
Website Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Chụp màn hình
Trong đó, có nếu sinh viên hoạt động mại dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học. Theo đó, nếu sinh viên hoạt động mại dâm lần thứ 1 sẽ bị đình chỉ học tập 1 năm; hoạt động mại dâm lần thứ 2 bị buộc thôi học.
Được biết, Thông tư này do Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa ký ban hành ngày 5.4.2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 23.5.2016. Đêm 29.10, dự thảo thông tư kể trên đã được Bộ GDĐT rút khỏi Cổng thông tin của Bộ.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, trong quá trình cập nhật các phiên bản dự thảo để đưa lên Cổng thông tin điện tử xin ý kiến rộng rãi của nhân dân, Ban soạn thảo đã sơ suất, chưa cập nhật dự thảo phù hợp nhất. "Bộ sẽ xem xét kiểm điểm trách nhiệm của Ban soạn thảo và cá nhân có liên quan" - Thứ trưởng Nghĩa nói.
Hàng nghìn văn bản sai thẩm quyền, nội dung
Tại buổi họp báo Bộ Tư pháp quý 3.2018, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển cho biết, trong thời gian qua, Bộ đã kiểm tra 1.074 văn bản của các bộ, ngành, địa phương; bước đầu phát hiện 23 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền.
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho hay: Hiện trên cả nước có 22 đầu mối cấp bộ; 63 đầu mối cấp tỉnh (mỗi tỉnh lại có HĐND, UBND đều có thẩm quyền ban hành); hơn 700 đơn vị cấp huyện (mỗi huyện lại có HĐND, UBND); hơn 10.000 đơn vị hành chính cấp xã (mỗi xã lại có HĐND, UBND) có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).
Trong năm 2017, kết quả của công tác kiểm tra và tự kiểm tra hơn 40.000 VBQPPL trên cả nước đã ban hành từ những năm trước đã phát hiện 5.639 văn bản có sai sót theo các loại: căn cứ pháp lý, sai thẩm quyền, sai nội dung, sai thể thức kỹ thuật, trình tự thủ tục.
Trong số đó có 1.236 văn bản có sai về thẩm quyền và nội dung. Thực tiễn cho thấy những văn bản này có thể có những tác động tiêu cực, gây ra hậu quả cho tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo pháp luật Việt Nam thì hoạt động mại dâm vẫn là bất hợp pháp, pháp luật không cho phép thương mại hóa mại dâm vì muốn giữ gìn đạo đức, truyền thống, thuần phong, mĩ tục. Ảnh minh họa
"Sau khi có kết quả kiểm tra này, Bộ Tư pháp đã có báo cáo Chính phủ và Chính phủ có chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các cấp của các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, chỉ đạo xử lý triệt để đối với các văn bản trái pháp luật đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận, gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 30.11.2018" - ông Ba thông tin.
Xử lý còn khó khăn, lúng túng
Về vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp cho biết, việc xử lý, quy trách nhiệm đối với từng cá nhân, tập thể đối với những sai phạm này là cần thiết để đảm bảo hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao trách nhiệm, vai trò của tổ chức cá nhân khi tham gia vào hoạt động lập pháp.
"Tuy nhiên, trên thực tế việc xử lý với khối lượng văn bản khổng lồ sai phạm này còn nhiều khó khăn, lúng túng, việc quy trách nhiệm, xử lý cán bộ lại càng khó khăn do chưa có chế tài, thủ tục cụ thể, khó xác định được mục đích ban hành văn bản trái luật, chủ yếu vẫn đánh giá về năng lực, nghiệp vụ và điều chuyển công tác hoặc thôi không cho tham gia vào hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản" - Luật sư Cường nói.
Theo Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cho phù hợp với sự phát triển của xã hội là cần thiết, giúp tăng cường công tác quản lý, định hướng cho sự phát triển của xã hội.
"Việc ban hành VBQPPL không khỏi có những sai sót nhưng những sai sót thường xuyên, liên tục có tính hệ thống, chất lượng văn bản không cao, khó đi vào đời sống thì cần xem xét trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, cơ quan ban hành văn bản để có biện pháp xử lý, nếu gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức hoặc thiệt hại cho Nhà nước thì phải bồi thường và quy trách nhiệm cụ thể với từng cá nhân, đơn vị, tổ chức. Có làm như vậy thì mới giảm thiểu được khối lượng văn bản khổng lồ trái luật hàng năm của các cấp, bộ ngành như đã nêu ở trên" - Luật sư Cường nhấn mạnh.
Theo ông Đồng Ngọc Ba- Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp đôn đốc, hướng dẫn đơn vị trong việc xử lý văn bản trái pháp luật; thành lập các đoàn công tác liên ngành về kiểm tra tại cơ quan, địa phương có ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái quy định, kiến nghị biện pháp khắc phục hậu quả, xử lý trách nhiệm với cán bộ công chức có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 4.2018.
Hiện Bộ Tư pháp đã xây dựng kế hoạch và triển khai 1 phần kế hoạch là sẽ đi kiểm tra trực tiếp vấn đề trên. Bộ Tư pháp đã đi kiểm tra tại 3 địa phương (Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương), thời gian tới sẽ kiểm tra 6 địa phương (Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai) và kiểm tra tại 3 bộ (Tài chính, Giao thông vận tải, Y tế).
"Việc kiểm tra là để có thêm thông tin, còn các cơ quan, bộ, địa phương có văn bản trái pháp luật chưa được xử lý triệt để thì phải xử lý và gửi báo cáo bằng văn bản tới Bộ Tư pháp" - ông Đồng Ngọc Ba nói.
Buộc thôi học nếu sinh viên hoạt động mại dâm lần thứ 4: "Vạch đường cho hươu chạy"
Có thể nói rằng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mà Bộ giáo dục đưa ra lấy ý kiến trong thời gian gần đây có nhiều nội dung mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản pháp luật khác và một số nội dung còn chưa đúng với chính sách, pháp luật Việt Nam hiện nay.
Đặc biệt, có hai hành vi đưa vào Dự thảo là: "Chứa chấp, môi giới mại dâm" và hành vi "Hoạt động mại dâm" đến lần thứ 4 (bị phát hiện) sẽ buộc thôi học. Quy định như vậy sẽ vô hình chung là cho phép sinh viên được bán dâm, mua dâm... miễn sao không bị phát hiện tới lần thứ 4 thì sẽ không bị buộc thôi học, khi bị phát hiện không quá 3 lần thì "yên tâm" học tiếp để trở thành cô giáo.
Nhiều ý kiến cho rằng, trước tình trạng mại dâm bùng nổ trong giới người đẹp, sinh viên như hiện nay thì quy định này chẳng khác nào "vạch đường cho hươu chạy", sẽ làm cho người ta tin rằng sinh viên bán dâm là hoàn toàn có thể xảy ra, những mác sinh viên bán dâm sẽ được chào mời, quảng cáo làm xã hội bấn loạn.
Theo pháp luật Việt Nam thì hoạt động mại dâm vẫn là bất hợp pháp, pháp luật không cho phép thương mại hóa mại dâm vì muốn giữ gìn đạo đức, truyền thống, thuần phong, mĩ tục.
Theo Danviet
ĐBQH: "Tranh chấp một con bê, tòa xử sai khiến người dân tự tử" Sau khi lấy ví dụ về vụ tranh chấp một con bê, tòa xử sai khiến ông Vũ Bá Phê (Phú Yên) tự tử, ĐB Phạm Trí Thức (Thanh Hóa) cho biết "phía sau một lá đơn là số phận một con người, mỗi gia đình, dòng họ, không đơn giản là giải quyết một nửa là tốt lắm rồi". Sáng 31.10, ngay...