Đại biểu Quốc hội đồng tình thêm một ngày nghỉ
Đa số đại biểu đồng tình bổ sung một ngày nghỉ trong năm nhưng các ý kiến vẫn chưa thống nhất nên chọn ngày nào.
Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) sáng 23/10, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề Xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết, một số đại biểu Quốc hội và nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tăng thêm một ngày nghỉ có hưởng lương nhưng không tán thành lựa chọn ngày 27/7 mà đề xuất chọn ngày Gia đình Việt Nam (28/6) hoặc một ngày khác.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xin ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội theo hai phương án “không bổ sung ngày nghỉ lễ” hoặc “bổ sung một ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và chọn ngày Gia đình Việt Nam (ngày 28/6 dương lịch)”.
Đại biểu Trần Văn Tiến (Phó đoàn đại biểu Quốc hội Vĩnh Phúc). Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Đại biểu Trần Văn Tiến (Phó đoàn đại biểu Quốc hội Vĩnh Phúc) đồng tình phải có thêm ngày nghỉ cho người lao động. Ông nói, nên nghỉ thêm 2 ngày gồm ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 5/9 và ngày 28/6.
Video đang HOT
Theo vị đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 5/9 có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh. “Nhiều cháu thiệt thòi và tủi thân vì không được bố mẹ đưa đi khai giảng. Nếu không được nghỉ hai ngày mà phải lựa chọn một thì tôi chọn nghỉ ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, ông nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung cũng đồng ý bổ sung thêm một ngày nghỉ, nhưng cho rằng nên nghỉ ngày 28/6, ngày Gia đình Việt Nam để người lao động có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, con cái.
Đồng tình tăng thêm một ngày nghỉ nhưng đại biểu Mai Sỹ Diến (Phó đoàn Thanh Hoá) cho rằng nên nghỉ vào dịp Tết dương lịch để kỳ nghỉ này có 2 ngày, thay vì 1 ngày như hiện nay.
“Tết dương lịch là thời gian kết thúc một năm làm việc mệt nhọc, tăng thêm 1 ngày là hợp xu thế và là điểm ưu việt để người lao động có thể thăm hỏi người thân, đi du lịch”, ông nói.
Trước ý kiến khác nhau về lựa chọn thời điểm nghỉ, ông Diến đề nghị để hai phương án, có thể nghỉ vào dịp Tết dương lịch hoặc ngày Gia đình Việt Nam để Quốc hội lựa chọn.
Dự thảo Bộ Luật Lao động trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đề xuất có thêm một ngày nghỉ có hưởng lương là ngày 27/7 hằng năm. Tuy nhiên, đề xuất này không được đại biểu đồng tình khi thảo luận tại Hội trường. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung, Trưởng Ban Soạn thảo dự án Bộ luật đã xin rút đề xuất tăng thêm một ngày nghỉ và đề nghị “Giữ nguyên số ngày nghỉ lễ như hiện nay, không đề xuất thêm ngày nghỉ”.
Mặc dù vậy, quá trình lấy ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội về dự thảo Bộ luật và kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị bổ sung quy định về việc tăng thêm ngày nghỉ hưởng nguyên lương đối với người lao động và chọn ngày Gia đình Việt Nam (28/6).
Theo VNE
(CLO) Chỉnh phủ đặt mục tiêu trên 90% người dân tham gia BHYT vào năm 2020
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội.
Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả tích cực; đồng thời đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn quốc có trên 90% người dân tham gia BHYT.
Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến hết năm 2018, toàn quốc có trên 83,5 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 88,5% dân số, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg là 3,3%; vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 68/2013/QH13 giao (đến năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT). Đặc biệt, trong số đối tượng tham BHYT, người tham gia theo hộ gia đình là 15,7 triệu người, tăng gần 1 triệu người so với năm 2017.
Năm 2019, ước tính, toàn quốc có khoảng 85 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg là 1,7%; vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 68/2013/QH13 giao.
Năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu có trên 90% dân số tham gia BHYT. Để đạt mục tiêu này, Chính phủ xác định rõ nhiệm vụ: Tập trung phát triển BHYT; triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng KCB BHYT, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Tăng cường ứng dụng CNTT, kết nối dữ liệu trong quản lý KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia và hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT; đổi mới cơ chế tài chính và phương thức thanh toán trong lĩnh vực BHYT.
Chính phủ đặt mục tiêu trên 90% người dân tham gia BHYT vào năm 2020 (Ảnh minh họa)
Đồng thời Chính phủ kiến nghị đối với Quốc hội đưa nội dung ưu tiên đầu tư cho các trạm y tế xã vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn vào Nghị quyết về kinh tế xã hội, dự toán ngân sách năm 2020, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 để các tỉnh ưu tiên ngân sách địa phương, các nguồn tăng thu đầu tư cho các trạm y tế xã. Xem xét cân đối đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 cho Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn ADB, cho Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế cơ sở vay vốn WB để có thể thực hiện ngay trong năm 2020 và các năm tiếp theo.
Đề nghị Quốc hội chỉ đạo các địa phương: Triển khai các giải pháp để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã được Thủ tướng giao; bảo đảm ngân sách mua thẻ BHYT cho các đối tượng được nhà nước hỗ trợ 100%, ưu tiên bố trí ngân sách để hỗ trợ hộ gia đình cận nghèo, hộ có thu nhập trung bình tham gia BHYT; thúc đẩy bao phủ BHYT với học sinh, sinh viên; bố trí nguồn ngân sách địa phương thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội, ưu tiên đầu tư cho các trạm y tế xã và tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực y tế.
Đối với các cơ quan của Quốc hội: Tăng cường giám sát việc tuân thủ, thực hiện chính sách pháp luật về KCB và BHYT, quan tâm đến địa phương có tỷ lệ bao phủ BHYT thấp.
Các đoàn đại biểu Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội cần tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách nhằm mở rộng bao phủ BHYT, đầu tư của ngân sách nhà nước cho y tế; đề nghị các địa phương tăng cường đầu tư ngân sách cho việc thực hiện chính sách, pháp luật về KCB và BHYT, nhất là đầu tư cho trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Theo CLO
UB Thường vụ Quốc hội chuẩn bị chất vấn 15 Bộ trưởng, trưởng ngành Theo dự kiến, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Phiên chất vấn, trả lời chất vấn sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp vào ngày 15.8.2019. UB Thường vụ...