Đại biểu Quốc hội đề nghị xử nghiêm vụ Đàm Vĩnh Hưng kích động bạo lực
Theo Ủy viên Ủy ban Pháp luật, việc Facebook Đàm Vĩnh Hưng kích động, lôi kéo nhiều người đến hành hung một người là hành vi xử sự theo kiểu côn đồ, không thể chấp nhận được.
Câu chuyện trang Facebook Đàm Vĩnh Hưng treo thưởng 20 triệu đồng cho người nào tát vào mặt anh Đoàn Văn Tí – ông bố trẻ bạo hành con trai trong lúc say ở Tiền Giang, đang gây nhiều ý kiến tranh cãi.
Có ý kiến bao biện hành vi này xuất phát từ sự bức xúc khi chứng kiến người này bạo hành con, nhưng đa số không ủng hộ việc một người nổi tiếng, có ảnh hưởng xã hội lại đưa ra những lời kêu gọi hoàn toàn trái pháp luật.
Hệ quả của việc này là ngày 18/10, khoảng 100 người tìm đến một nhà trọ của anh Tí ở TP Mỹ Tho (Tiền Giang) để đánh người đàn ông này. Hiện công an đang điều tra làm rõ vụ việc.
Hành xử “như xã hội đen”
Trao đổi với bên hành lang Quốc hội sáng 22/10, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật, nhận định việc làm của chủ Facebook Đàm Vĩnh Hưng là vi phạm pháp luật.
Hình ảnh người cha bạo hành con bị rất nhiều người kéo đến nhà hành hung.
Theo ông Hòa, mọi công dân phải chấp hành luật pháp nghiêm. Đặc biệt, với những người nổi tiếng, được công chúng mến mộ, yêu thích mà có hành vi kích động người dân hành xử trái quy định của pháp luật là không thể chấp nhận.
“Việc làm này là hành vi trái pháp luật, cần phải xử lý nghiêm minh để tránh tạo tiền lệ xấu trong xã hội sau này. Nếu đến mức xử lý hình sự phải truy cứu trách nhiệm hình sự, còn không cũng phải phạt vi phạm hành chính, công bố công khai cho người dân biết đây là hành vi phản cảm, không thể chấp nhận được, để phòng ngừa, răn đe”, ông Hòa nói.
Ủy viên Ủy ban Pháp luật tái khẳng định “Facebook Đàm Vĩnh Hưng kích động, lôi kéo nhiều người đến hành hung một người là hành vi rất phản cảm, xử sự theo kiểu côn đồ, không thể chấp nhận được”.
Vị đại biểu tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh ông bố bạo hành con sẽ bị xử lý bằng pháp luật và chỉ có cơ quan pháp luật mới có thể can thiệp xử lý bằng các quy định, còn những người khác không có quyền can thiệp bằng hành vi thô bạo.
Video đang HOT
Ông nêu thực tế trên mạng xã hội hiện có nhiều hành vi không đúng chuẩn mực nhưng do tâm lý đám đông, rất nhiều người hùa theo.
“Đàm Vĩnh Hưng rất nổi tiếng trong và ngoài nước, giới trẻ và người hâm mộ yêu thích nên nhiều khi họ đơn thuần là nghe theo thần tượng, không làm theo quy định của pháp luật”, ông Hòa nói.
Theo ông Hòa, dù nhìn nhận ở khía cạnh pháp luật, xã hội, tính nhân văn, Đàm Vĩnh Hưng làm như vậy hoàn toàn không đúng và phải xử lý theo quy định của pháp luật.
“Nếu nặng, đây là chủ mưu, xúi giục, kích động làm tổn thương cho người khác”, ông Hòa nêu quan điểm và đề nghị cơ quan pháp luật vào cuộc xử lý, không thể cho rằng vì bức xúc quá mà kích động hành hung người khác
Vị đại biểu cho rằng cũng có khả năng người làm việc này “muốn nổi tiếng hơn nữa”. Ông nhấn mạnh, những người có tiếng tăm, vai vế, được nhiều người dân yêu thích nên có hành xử văn minh, lịch sự, tôn nghiêm, có thái độ, phong cách khiêm tốn, thật thà để cho những người ái mộ mình tín nhiệm.
Với những hành vi như vừa qua, theo ông Hòa, sẽ là phản tác dụng vì thực chất, những người kéo đến đánh người cha bạo hành con kia chưa hẳn vì tâm lý bức xúc mà đơn giản chỉ là “fan cuồng” nghe lời thần tượng làm những việc phi pháp, hoặc vì tâm lý đám đông.
Gây hậu quả, phải chịu trách nhiệm
Đại biểu Nguyễn Chiến – Ủy viên Ủy ban Tư pháp, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nhận định hiện nay, các thông tin trên mạng xã hội được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt với những tin nóng, tin mới được chia sẻ rất mạnh mẽ.
Hình ảnh “lời kêu gọi” trên Facebook Đàm Vĩnh Hưng.
Do vậy, hình ảnh hay các chia sẽ, ý kiến đưa ra của những người nổi tiếng, người của công chúng càng được ủng hộ và quan tâm thực hiện. Từ thực tế đó, ông Chiến cho rằng người nổi tiếng phải hết sức thận trọng với phát ngôn và mức độ ảnh hưởng từ sự nổi tiếng của mình.
Nếu hành vi, phát ngôn của người nổi tiếng đề cập đến vấn đề mang tính xã hội, nhân văn, phục vụ cộng đồng thì điều đó rất tốt, rất đáng hoan nghênh. Nhưng nếu như lợi dụng sự ảnh hưởng của mình để đưa ra phát ngôn, lời hiệu triệu không phù hợp, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người dân hoặc cộng đồng thì điều đó không thể chấp nhận được.
Họ bắt buộc phải nhận thức việc mình làm như thế gây tác hại thế nào, ảnh hưởng ra sao với người khác và với xã hội. “Quy định của pháp luật sẽ điều chỉnh việc đó, thậm chí vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm”, luật sư Chiến nói.
Ông cũng phản ánh thực tế vừa qua nhiều người có ảnh hưởng xã hội thường đưa ra phát ngôn gây sốc hay có một số hành động không chuẩn mực. Ở góc độ pháp luật, nếu chứng minh được ý chí, hành vi và hậu quả từ việc họ gây ra thì họ sẽ phải cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đại biểu Nguyễn Chiến cho rằng trong phạm vi hẹp, đó đã là hành vi trái pháp luật. Còn ở trên không gian mạng, khi những thông tin được lan truyền với tốc độ chóng mặt thì tác động của nó là khôn lường.
“Với việc đưa ra các ý kiến, quan điểm, đề nghị, người có ảnh hưởng lớn phải hết sức cân nhắc để bảo đảm việc đó mang lại lợi ích chứ không phải gây hại cho xã hội. Họ bắt buộc phải nhận thức được hành động, việc làm của mình xâm phạm đến quyền, lợi ích của ai, nếu cố tình thực hiện mà gây hậu quả chắc chắn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, ông Chiến nhận định.
Đại biểu Dương Trung Quốc thì cho rằng phải tìm hiểu kỹ vụ việc xem động cơ thực sự của người đưa ra lời kêu gọi, hay mục đích của những người đến hành hung người khác có phải từ lời kêu gọi của Facebook Đàm Vĩnh Hưng hay không.
Nhưng dù sao, ông Quốc nhấn mạnh đây là bài học sâu sắc cho những người nổi tiếng. Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh, họ không nên có những hành động bột phát và có thể tạo ra những hiệu ứng không tốt trong xã hội.
Theo Zing
Có nên "đổi vai" cơ quan chủ trì chỉnh lý dự thảo luật?
Tiếp tục chương trình phiên họp, chiều 13-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đáng chú ý, theo Tờ trình của Chính phủ, Chính phủ đề nghị sửa Luật theo hướng việc chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được chuyển từ cơ quan chủ trì thẩm tra (trực tiếp giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội) thực hiện như hiện nay sang cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án thực hiện (gọi tắt là "đổi vai" so với hiện hành).
Nhiều ưu điểm
Cụ thể, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết chủ trì việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn là cơ quan trực tiếp chỉ đạo việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, việc "đổi vai" quy định trong dự thảo luật sẽ giúp khắc phục một số tồn tại, hạn chế trong quá trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết thời gian qua.
Theo đó, việc này sẽ bảo đảm tính liên tục, thống nhất trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết từ khi nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất chính sách, soạn thảo, trình đến giai đoạn chỉnh lý dự thảo. Từ đó, sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc tiếp thu hoặc giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội trong quá trình chỉnh lý dự thảo; bảo đảm sự phù hợp giữa nội dung của dự thảo với các chính sách đã được thông qua.
Đồng thời, việc này cũng được cho là sẽ tăng tính chủ động và trách nhiệm đến cùng của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trong quá trình chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Cùng với đó, sẽ đề cao sự phản biện nhằm góp phần bảo đảm tính khách quan, độc lập của hoạt động thẩm tra, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN.
Thẩm tra dự án luật, hầu hết ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và ý kiến của nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội tán thành với quy định "đổi vai" trong dự thảo Luật với những lý do như được đề cập trong Tờ trình của Chính phủ.
Bên cạnh đó, cũng có một số ít ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và ý kiến ở một số Đoàn đại biểu Quốc hội không tán thành việc "đổi vai" này mà đề nghị tiếp tục thực hiện như quy định hiện nay để bảo đảm thuận lợi cho việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý dự án, đồng thời cũng tránh xáo trộn trong việc tổ chức thực hiện.
Chưa "chín" để đưa vào dự thảo luật
Thảo luận về nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, đề nghị của Chính phủ lần này thực chất là "quay lại cái cũ". Theo đó, cách đây 17 năm trở về trước, "đường đi" của một dự án luật giống như quy định Chính phủ đang đề nghị.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, nếu "đổi vai", không cẩn thận thì lợi ích cục bộ của các bộ, ngành được giao chủ trì soạn thảo lại "đậm nét" trong các dự án luật. Vấn đề "đổi vai" chưa "chín", mà chưa "chín" thì chưa nên đưa vào dự thảo luật.
Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đây không phải lần đầu tiên Chính phủ đề nghị quy trình như vậy. "Cách đây mấy năm, khi sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ cũng đã nêu đề xuất này nhưng không nhận được sự đồng tình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội nhắc lại và nhấn mạnh, quy trình xây dựng luật phản ánh nguyên tắc tổ chức Nhà nước, trong đó có vai trò lập pháp của Quốc hội đã được Hiến pháp quy định. Chủ tịch Quốc hội không đồng ý với việc "đổi vai" này mà đề nghị tăng cường phối hợp giữa hai bên.
PHƯƠNG HẰNG
Theo QĐND Online
Nóng : Quốc hội đã đồng ý với quy định đã uống rượu bia không lái xe Sáng nay (14/6), trước khi thông qua toàn văn Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, Quốc hội đã thông qua điều 5 về các hành vi cấm, trong đó bổ sung quy định cấm, đó là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông. Kết quả biểu quyết điều 5 của Luật phòng, chống tác hại...