Đại biểu Quốc hội đề nghị tổ chức đi Trường Sa
Ngày 3.2, Đoàn đại biểu Quốc hội (QH) TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2012 và triển khai công tác năm 2013.
Các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề xoay quanh những hoạt động của đoàn, đề xuất cải tiến một số nội dung nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả của cơ quan dân cử. Đáng chú ý, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị Đoàn đại biểu QH TP.HCM phải có một chuyến đi Trường Sa. Về đề nghị này, Trưởng đoàn đại biểu QH TP.HCM Huỳnh Thành Lập nói: “Nếu đi Trường Sa với tư cách đại biểu QH thì phải xin phép Ban Thường vụ QH, nhưng ý kiến này hoàn toàn xác đáng. Sắp tới nếu TP có chuyến đi ra Trường Sa, chúng ta sẽ kết hợp đi theo đoàn của TP”. Đồng ý đề nghị của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải mong muốn từ nay đến năm 2014, tất cả các thành viên Đoàn đại biểu QH TP.HCM ít nhất phải đi Trường Sa một lần.
* Ngày 3.2, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định cho biết trong dịp Tết Quý Tỵ có 2.000 tàu cá với khoảng 20.000 ngư dân trong tỉnh đánh bắt cá ngừ tại khu vực giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hiện đang là chính vụ khai thác cá ngừ đại dương nên có rất nhiều tàu thuyền và ngư dân bám biển. Chi cục sẽ phối hợp với ngành chức năng cung cấp thông tin về tình hình thời tiết trên biển, ngư trường… để ngư dân yên tâm đánh bắt.
Video đang HOT
Theo TNO
Nên có thang điểm khi bỏ phiếu tín nhiệm
Sáng 11/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (QH) TP Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Nhiều ý kiến cho rằng, nên tách bạch việc lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm để việc bỏ phiếu tín nhiệm đi vào thực chất, tránh dàn trải, QH nên lấy phiếu tín nhiệm đối với 49 chức danh.
HĐND các cấp lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên thường trực HĐND trưởng các ban của HĐND và Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của ủy ban.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc, việc lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm là hoàn toàn cần thiết, bỏ phiếu không chỉ để các cơ quan chức năng đánh giá mà là dịp để các đại biểu tự đánh giá mình, nếu được tín nhiệm cao sẽ là sự khích lệ lớn.
Tuy nhiên, trong cách thức thực hiện cần tính toán kỹ để tránh trùng lắp. Trước mắt, nên tổng kết kết quả thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do HĐND xã bầu.
Về mức độ đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm, các mức như dự thảo đề cập gồm: tín nhiệm cao, tín nhiệm trung bình, tín nhiệm thấp nên nhiều ý kiến cho rằng còn chung chung, nên có thang điểm với những tiêu chí cụ thể để việc đánh giá khách quan hơn và tránh thiệt thòi cho người được bỏ phiếu.
Đại diện Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội đề nghị, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm cần được thông báo công khai, nhằm bảo đảm sự khách quan, dân chủ.
Về thời gian bỏ phiếu tín nhiệm, một số đại biểu cho rằng, việc tổ chức mỗi năm một lần như dự thảo là quá ngắn, chưa đủ để người giữ chức vụ thể hiện được khả năng của mình.
Hơn nữa, nếu việc lấy phiếu tín nhiệm diễn ra thường xuyên, sẽ dễ tạo tâm lý dĩ hòa vi quý, e ngại đổi mới để được lòng số đông.
Theo Dantri
Nhà khoa học "mỗi người một phách", dân biết tin ai! Dù 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A đã được dư luận và nhiều nhà khoa học quan tâm bàn bạc suốt 3 năm qua, nhưng đến nay chính cơ quan chuyên môn cũng không biết ai đúng, ai sai. Khu vực dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, 6A Ai đúng, ai sai Ngày 10/10, Đoàn Đại biểu...