Đại biểu Quốc hội đề nghị kiểm soát tình trạng tư nhân hóa các bệnh viện công lập
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, hiện nhiều bệnh viện được giao tự chủ nhưng còn thiếu các cơ chế kiểm soát dẫn đến hiện tượng lạm dụng các dịch vụ y tế không cần thiết, làm tăng chi phí cho người bệnh…
Phiên giải trình của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Sáng nay, 3-10, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức Phiên giải trình về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập.
Phát biểu tại phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, cuối năm 2018, Ủy ban này đã thành lập Đoàn giám sát và tiến hành giám sát trực tiếp tại 10 tỉnh, thành phố, đồng thời nghiên cứu báo cáo của 8 địa phương về kết quả thực hiện chính sách tự chủ bệnh viện.
Qua giám sát cho thấy, hiện nay, 100% bệnh viện công đã được giao tự chủ với mức tự chủ ngày càng cao. Việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực hiện, chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tiến bộ; các bệnh viện cũng có thêm nguồn thu để đầu tư bệnh viện khang trang hơn…
Tuy nhiên, kết quả giám sát cũng cho thấy, nhiều văn bản hướng dẫn liên quan đến cơ chế tự chủ trong lĩnh vực y tế chưa hoàn thiện; việc thực hiện cơ chế tự chủ còn khó khăn đối với tuyến cơ sở và bệnh viện chuyên khoa; các bệnh viện được giao tự chủ nhưng còn nhiều ràng buộc liên quan nên chưa được tự chủ thực chất.
Video đang HOT
Đặc biệt, còn thiếu các cơ chế kiểm soát dẫn đến hiện tượng lạm dụng các dịch vụ y tế không cần thiết, làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, tăng gánh nặng cho người bệnh và góp phần bội chi Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT).
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm rõ một số nội dung tại phiên giải trình
Làm rõ các nội dung liên quan thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, việc thực hiện cơ chế tự chủ bệnh viện đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sự hài lòng của người bệnh, giải quyết cơ bản tình trạng quá tải một số bệnh viện.
Thái độ phục vụ của nhân viên y tế đã có sự thay đổi tích cực, chuyển từ tư duy “phục vụ” sang “cung ứng dịch vụ”.
Về những khó khăn, tồn tại trong thực hiện cơ chế tự chủ bệnh viện, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, việc cho phép các đơn vị tự chủ về tài chính được phép thành lập, giải thể các tổ chức cấu thành thì có thể dẫn đến đơn vị sẽ giải thể hoặc không phát triển các khoa, bộ phận không có thu hoặc nguồn thu thấp, chỉ tập trung phát triển các khoa, bộ phận có nguồn thu.
Tương tự, nhiều bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng… có nguồn thu thấp nhưng vẫn giao tự chủ thì dễ dẫn đến việc chỉ định quá mức cần thiết các dịch vụ, hoặc chỉ định nhập viện để điều trị nội trú chưa đúng quy định. Việc tạm ứng, thanh toán BHYT còn chậm…
Bộ trưởng Y tế cho biết thêm, giá viện phí hiện vẫn chưa được tính đúng, tính đủ; còn nhiều vướng mắc trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT… cũng gây ra nhiều khó khăn đối với các đơn vị tự chủ bệnh viện.
Qua thảo luận, một số đại biểu Quốc hội cho rằng tự chủ bệnh viện là chủ trương đúng và cần thiết để thúc đẩy các bệnh viện phát triển, song cũng lo ngại và đề nghị cần có biện pháp cụ thể để ngăn chặn tình trạng tư nhân hóa các bệnh viện công lập.
Theo ANTD
Bộ trưởng Y tế chỉ đích danh 2 lĩnh vực nhiều nguy cơ tham nhũng
Ngày 17/9, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật tố cáo năm 2018 và tập huấn nghiệp vụ công tác thanh tra y tế tại Đà Nẵng.
Thủ đoạn 'khoác áo' Canada cho lô thuốc chữa ung thư H-Capita của VN Pharma
Giám đốc Sở, thanh tra Sở của 63 tỉnh, thành cùng các đơn vị liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng đã tham dự hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, có hai lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tham nhũng, nhũng nhiễu trong y tế. Thứ nhất là quản lý về dược, mỹ phẩm, thực phẩm trong việc cấp phép, mua sắm, đấu thầu; thứ hai là quản lý sử dụng quỹ BHYT và các quỹ liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: "Chúng ta có mấy chục ngàn loại thuốc, nhiều danh mục trang thiết bị, các mức chi hưởng, đối tượng thụ hưởng khác nhau...Với các nước khác, họ quản lý thực phẩm, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị.... ở các Bộ khác nhau. Còn chúng ta vẫn nằm trong Bộ Y tế. Trên thực tế, Giám đốc Sở, lãnh đạo Bộ toàn học về Y, nên việc quản lý rất khó khăn".
Thêm một hạn chế nữa trong việc phòng chống tham nhũng được Bộ trưởng nêu ra, đó là đội ngũ thanh tra tại các Sở quá ít do biên chế không cho phép. Có sở Y tế đội ngũ thanh tra chỉ 3 - 5 người, rất khó khăn về lực lượng.
Bộ trưởng cho biết thêm Bộ Y tế thường xuyên yêu cầu tăng cường thanh các lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, với cải cách hành chính, số hóa các thủ tục, dịch vụ công trực tuyến, 1 cửa liên thông mà Bộ đang nỗ lực ứng dụng hiện nay sẽ công khai minh bạch, góp phần giảm bớt tiêu cực, nhũng nhiễu.
THANH TRẦN
Theo TPO
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Không phòng chống sốt xuất huyết một cách hình thức Đó là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến với cán bộ của ngành tại địa phương trong chuyến thị sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Sáng 9/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế đã đi kiểm tra...