Đại biểu Quốc hội: Có thẩm phán xử xong bị tạt axít vào mặt
Phát biểu tranh luận, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) cho rằng trong thực tiễn hoạt động xét xử của toà án có nhiều gương sáng. Về tố tụng, vụ án Trương Hồ Phương Nga, vụ VN Pharma, nguyên tắc tranh tụng của Bộ luật Hình sự mới được thể hiện rõ nét, kết quả đưa ra phán quyết cũng khiến nhiều người hài lòng.
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ. (Ảnh: VPQH)
Sáng nay (7.11), Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo về công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKND Tối cao năm 2017; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017.
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ – Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội – đã có phát biểu tranh luận với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng. Ông Bộ cho rằng với phát biểu của ông Nhưỡng chiều qua thì ông có nguy cơ không có quyền tự hào vì 27 năm cống hiến trong sạch trong ngành toà án.
Ông Bộ cho biết, đội ngũ công chức ngành toà án, đặc biệt là thẩm phán chịu giám sát nhiều nhất cả cơ chế tiền kiểm và hậu kiểm. “Không phủ nhận trong ngành toà án có tiêu cực, nhưng tiêu cực đó chỉ là một bộ phận nhỏ. Số cán bộ toà án đi tù về tội tham nhũng không phải là tổng số 14.000 cán bộ toà án”, đại biểu Bộ nói.
Vẫn theo đại biểu Bộ, trong thực tiễn hoạt động xét xử của toà án có nhiều gương sáng. Về tố tụng, vụ án Trương Hồ Phương Nga, VN Pharma, nguyên tắc tranh tụng của Bộ luật Hình sự mới được thể hiện rõ nét. Kết quả đưa ra phán quyết cũng khiến nhiều người hài lòng.
Nói về rủi ro của cán bộ làm công tác xét xử, đại biểu Bộ dẫn chứng có vị thẩm phán TAND quận Đống Đa xử vụ án dân sự, bên không thắng trong vụ án tranh chấp đất đai đó đã tạt axít vào mặt thẩm phán. Vị này đã trải 12 năm chữa trị, 41 lần phẫu thuật, đến giờ gương mặt chỉ lấy lại được phần nào.
“Giá như đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đưa ra được những vụ án cụ thể, cái sai ở thẩm phán nào thì phát biểu sẽ thuyết phục hơn. Từ đó sẽ có địa chỉ để điều tra, giám sát và xử lý nghiêm minh”, đại biểu Bộ nói.
Trước đó vào tại buổi thảo luận chiều qua, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: Theo tinh thần Nghị quyết 49, ngày 26.5.2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tòa án nhân dân phải là trung tâm xét xử, là trọng tâm và tranh tụng là khâu đột phá của các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được thì nơi nương náu của công lý vẫn là nơi còn nhiều nguy hiểm, là nơi người dân thiếu tin cậy.
Đại biểu Nhưỡng cho rằng cán bộ tòa án là nghề rất rủi ro, vì họ phải đối mặt với rủi ro công việc nhạy cảm, căng thẳng. Có thẩm phán do xét xử chạy kế hoạch đã gục ngay sau khi tuyên án và chết. Nhưng một số thẩm phán, cán bộ tòa án do những cám dỗ và thiên vị đã tạo nên một phần rủi ro cho bản thân và đã từ bỏ hoặc thực hiện sai lệch chuẩn mực của người cầm cân. Họ tự sửa chữa cân công lý, một cái cân thiêng liêng nhất, một điều hết sức kiêng kỵ.
Vẫn theo đại biểu Nhưỡng, người dân vẫn kêu ca về án từ, thái độ, tác phong, việc kéo dài, trì hoãn, chỗ thì vi phạm tố tụng, nơi thì vòi vĩnh tiền bạc. Tình trạng báo cáo xin chỉ đạo thành chỉ thị án vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt, thậm chí ngày một phức tạp, đến mức có thẩm phán chính trực không chịu nổi.
“Tuy nhiên, đối với một số thẩm phán đó lại là mong muốn của họ, vì như vậy rất an toàn, được lòng lãnh đạo, giảm bớt khả năng bị hủy án, ảnh hưởng đến thi đua. Qua nhiều trường hợp cho thấy nguyên tắc độc lập xét xử dường như còn mới chỉ tồn tại trên văn bản pháp luật, trong khi đó lại là nguyên tắc cốt tử của tố tụng tư pháp. Điều nguy hiểm nhất là những thói xấu và căn bệnh tiêu cực ấy luôn được người bệnh giấu kín nên không ai chế ra thuốc giải, cứ thế trượt mãi chưa có điểm dừng”, đại biểu Nhưỡng nói.
Theo Danviet
Vì sao toà huỷ án sơ thẩm VN Pharma, trả hồ sơ điều tra lại?
HĐXX phiên phúc thẩm vụ án VN Pharma cho rằng bản án sơ thẩm còn nhiều điều cần phải điều tra lại, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm nên đã tuyên huỷ bản án này và trả hồ sơ điều tra lại
Toàn cảnh phiên phúc thẩm vụ án VN Pharma
Sau hơn một tuần xét xử và nghị án, sáng 30.10, TAND Cấp cao tại TP.HCM quyết định chấp nhận kháng nghị của VKSND Cấp cao, tuyên hủy bản án sơ thẩm, điều tra lại vụ án VN Pharma.
Sáng 30.10, HĐXX phiên phúc thẩm vụ án VN Pharma buôn lậu, làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức và buôn lậu đã tuyên huỷ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại. Phiên toà kéo dài hơn dự kiến 3 ngày với hàng loạt tình tiết cho thấy cần phải điều tra lại, nhiều bằng chứng bị "bỏ quên" trong quá trình tố tụng.
Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
HĐXX cho rằng bản án sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo tội buôn lậu thuốc H-Capita là không xác đáng. Những chứng cứ trong hồ sơ và lời khai tại toà cho thấy có dấu hiệu của tội làm giả thuốc chữa bệnh.
Nguyễn Minh Hùng đã thông qua Võ Mạnh Cường mua thuốc do Helix Canada cung cấp để đấu thầu tại các bệnh viện. Để thực hiện trót lọt vụ mua bán này, Hùng, Cường và nhiều nhân viên đã làm giả một loạt giấy tờ, từ giấy chứng nhận của Bộ Y tế Canada đến hồ sơ kỹ thuật thuốc.
H-Capita là thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được sản xuất gia công, thử nghiệm đảm bảo yêu cầu. Bản thân bị cáo Cường đều không biết thuốc sản xuất được đâu. Bộ Y tế thẩm định thuốc ko rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.
Từ những chứng cứ này, căn cứ Luật Dược, các quy định về hàng giả, HĐXX cho rằng cần phải đánh giá toàn diện, ý chí của các bị cáo là buôn bán hàng giả thuốc chữa bệnh. "Việc xét xử các bị cáo về hành vi buôn lậu là chưa phản ánh toàn diện bản chất vụ án, động cơ mục đích của các bị cáo, ảnh hưởng xã hội của hành vi phạm tội này", HĐXX nhận định.
Nguyễn Minh Hùng ôm ngực nghe HĐXX tuyên án sáng 30.10. Ảnh: Tùng Tin
HĐXX nhận định kết luận giám định của Bộ Y tế là quan trọng trong vụ án. Tuy nhiên, Hội đồng giám định của bộ do chính những người tham gia cấp phép cho lô thuốc H-Capita thì cần phải xem xét. Bởi lẽ, việc cấp phép này được đánh giá là có nhiều thiếu sót. Do vậy, theo HĐXX, việc trưng cầu giám định lại lô thuốc trên tại 1 cơ quan khác là hoàn toàn cần thiết.
Ngoài ra, HĐXX cho rằng đã có đủ cơ sở để nhận định các bị cáo nhận thức được việc làm con dấu giả, giấy tờ giả. Do vậy, việc cấp sơ thẩm không điều tra, làm rõ hành vi này của bị cáo Hùng, Cường, Nhật, Quốc, Loan, Phương là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. HĐXX cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm của hàng loạt người liên quan tại công ty VN Pharma.
"Sai phạm của Cục Quản lý dược là nghiêm trọng"
HĐXX nhận định để VN Pharma nhập khẩu số lượng thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ vào Việt Nam bằng hàng loạt giấy tờ giả, hồ sơ kỹ thuật giả, có nội dung mâu thuẫn... xuất phát từ việc làm tắc trách và thiếu trách nhiệm của cán bộ Cục Quản lý dược (Bộ Y tế).
Không chỉ riêng với H-Capita, mà theo chứng cứ thu thập được trước đó, bằng thủ đoạn tương tự, các bị cáo đã nhập khẩu thuốc và được Cục Quản lý dược cấp phép. Cho đến khi vụ án bị khởi tố, Cục Quản lý dược mới thu hồi số đăng ký lưu hành.
HĐXX cũng chỉ ra hàng loạt mâu thuẫn trong quy định của Bộ Y tế với phần xét hỏi các nhân viên của bộ này trước toà. Qua xét hỏi công khai tại phiên toà, HĐXX nhận thấy về quy trình thủ tục cấp phép H-Capita của Hội đồng thẩm định Bộ Y tế có nhiều biểu hiện thiếu sót.
Khi được hỏi việc truy xuất nguồn gốc và sự tồn tại của Helix Canada có phải là bắt buộc không, ông Đỗ Trung Hưng (Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế) nói bắt buộc. Tuy nhiên, theo HĐXX, chứng cứ trong hồ sơ và tại phiên phúc thẩm thể hiện quá trình cấp phép H-Capita, cục đã không thực hiện việc này.
"Điều này dẫn tới, toàn bộ tài liệu giả mạo của VN Pharma đã không bị phát hiện và xử lý. Ở đây xác định là sai phạm nghiêm trọng", HĐXX nhận định.
Bị cáo Hùng và Cường bị áp giải về trại tạm giam. Ảnh: Tùng Tin
Phần các chuyên gia thẩm định, có 3 thành viên không ghi ý kiến, không ký tên. Chính đại diện Cục quản lý Dược khẳng định rằng theo quy định của Bộ Y tế nếu thành viên trong hội đồng không ký tên vào biên bản thì phải nêu rõ lý do. Chính vì vậy để xác định tính hợp pháp của quá trình giám định, cần phải tiến hành điều tra lấy lời khai của ba chuyên gia này.
Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu của VN Pharma ở Cục Quản lý dược thể hiện, Austin Hong Kong đã hết giấy phép làm việc và đang làm đơn xin gia hạn. Trong khi đó, đại diện Cục Quản lý dược khai tại toà phúc thẩm rằng theo quy định doanh nghiệp phải có đăng ký cấp phép tại Việt Nam. Theo quy định này, Cục Quản lý dược không thể không biết giấy phép của Austin đã hết hạn. Chính vì lẽ đó Cục cho phép nhập khẩu là trái quy định.
Ngoài ra, HĐXX cũng đề nghị phải làm rõ tính pháp lý của giấy phép mà Bộ Y tế cấp cho Công ty Helix Canada. Người ký trên giấy phép này cũng là người cấp phép cho lô thuốc H-Capita không ai khác chính là Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường.
Tuy nhiên, trong suốt 5 ngày diễn ra phiên toà và cả phiên họp báo bất ngờ của Bộ Y tế, Thứ trưởng Cường chưa hề ra mặt để phát ngôn. Trong khi đó, qua các kênh phát ngôn của bộ, ông Cường nói không nhận được giấy mời đích danh của toà nên không đến tham dự phiên xét xử.
Làm rõ cán bộ nào của Bộ Y tế giúp sức cho VN PharmaQuyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ kháng nghị của VKS theo tôi là hoàn toàn phù hợp.Thứ nhất, việc xem xét tội danh thì mấu chốt phải giám định lại cụ thể chất thuốc là gì để không bỏ lọt người, lọt tội nhưng cũng không oan sai người vô tội. Nếu xác định không phải thuốc giả mà là thuốc kém chất lượng, thì đó lại là câu chuyện khác. Còn về việc có phạm tội Buôn lậu hay không, phải xem xét vai trò của các bị cáo này có hành vi cố tình làm giả những giấy tờ đó hay không.Thứ 2, cần xem xét vai trò của Cục Quản lý dược. Trong vụ án này, giám định và cấp giấy phép đều do Cục Quản lý dược cấp; vì vậy, cần điều tra xem ai đứng đằng sau, liệu có sân sau hay không trong vụ án này.Thứ 3, làm rõ trách nhiệm, vai trò của những ai đang giúp sức cho VN Pharma. Cụ thể là những cán bộ nào trong Bộ Y tế.Luật sư Đỗ Hải Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) Huỷ bản án sơ thẩm là cần thiếtCòn quá nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Cụ thể là về nguồn tiền, số tiền 157 tỷ các bị cáo không chứng minh được nguồn gốc của nó. Số tiền này có phải là tiền nhập thuốc từ lúc mới thành lập cho tới trước khi xét xử ngoài lô thuốc H-Capita 5,3 tỷ hay không; hay còn các loại thuốc khác mà các bị cáo hưởng lợi, nâng khống để đưa người nghèo vào cửa tử.Đồng thời, cần xem xét lại số tiền 7,5 tỷ chi hoa hồng mà các bị cáo đã khai, có nằm vào hành vi đưa hối lộ hay không và ai là người nhận số tiền này. Do vậy, quyết định hủy án của Tòa Cấp cao là có căn cứ và cần thiết.Luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư Hà Nội)
Diễn tiến vụ án VN Pharma. Đồ họa: Minh Trí
Theo Nam Chi - Hoài Thanh (Zing)
Sáng nay tuyên án vụ VN Pharma Sau 12 ngày xét và nghị án, sáng 30/10, TAND cấp cao tại TPHCM sẽ tuyên án vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma. Tai phiên phuc thâm, Vo Manh Cương đa nêu môt nhân vât quyên lưc cua công ty Helix Canada va yêu...