Đại biểu Quốc hội: Bộ trưởng Thể nói “không né tránh Kiểm toán Nhà nước” là chưa chính xác
Dùng quyền tranh luận, Đại biểu Bùi Văn Phương khẳng định Bộ trưởng Thể trả lời không chính xác về số dự án BOT được kiểm toán bởi ông đang ngồi cạnh Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, 9h sáng nay, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể là Bộ trưởng thứ ba lên “ghế nóng”.
Theo chương trình, Bô trương Bô Giao thông vân tai Nguyễn Văn Thể sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các nội dung: Xử ly nhưng vương măc vê kêt câu ha tâng giao thông, nhât la cac công trinh giao thông trong điêm, đôi vôn lơn, châm tiên đô, chât lương kem; quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện, quản lý xe hợp đồng điện tử; đao tao, sát hạch, cấp, thu hôi giấy phép lai xe cơ giới; thưc hiên, quản lý, giám sát thu phi tư đông không dừng tai cac tram thu phí hoàn vốn dự án đầu tư trên Quốc lộ, đường bộ cao tốc; trach nhiêm cua Bô Giao thông vân tai trong công tac bao đam trât tư, an toan giao thông.
Ngay đầu phiên chất vấn, có đến 66 đại biểu đã đăng ký chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Tư lệnh ngành giao thông cũng là người nhận được số đăng ký chất vấn nhiều nhất trong 3 Bộ trưởng đã tham gia phiên chất vấn.
Chất vấn Bộ trưởng, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) nêu vấn đề: Sau kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, Kiểm toán Nhà nước giảm 222 năm thu phí của 61 dự án này.
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải có lập luận cho rằng, Kiểm toán Nhà nước không được kiểm toán các dự án BOT giao thông vì đây là các dự án của nhà đầu tư tư nhân.
Đại biểu hỏi Bộ trưởng vì sao Bộ không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông? Nếu Kiểm toán Nhà nước không kiên quyết thì dân có phải trả tiền oan cho 222 năm của 61 dự án này không và có lợi ích nhóm ở đây hay không?
Đại biểu Bùi Văn Phương tham gia chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể
Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, “Chúng tôi trân trọng sự hỗ trợ của Kiểm toán Nhà nước”.
Video đang HOT
Ông cho biết, ngay từ khi dự án BOT triển khai, Bộ Giao thông vận tải đã mời kiểm toán, chủ doanh nghiệp BOT cũng trực tiếp mời kiểm toán vào cuộc để kiểm toán, thậm chí mời cả công an chứ không phải như thông tin nói rằng Bộ Giao thông vận tải không đồng ý kiểm toán dự án.
Gần như 100% dự án BOT được kiểm toán. Số liệu hơn 200 năm phải trả phí mà các đại biểu phản ánh, trong kỳ họp trước Bộ Giao thông đã trả lời.
“Theo quy định của pháp luật, khi dự án được phê duyệt, chúng tôi sẽ ký hợp đồng nguyên tắc với nhà đầu tư. Nhà đầu tư triển khai xong, chúng tôi sẽ quyết toán”.
Căn cứ vào quyết toán thực tế, sẽ điều chỉnh lại hợp đồng. Hợp đồng cuối cùng mới cho thu phí. Nếu kiểm toán căn cứ vào dự án khi mới được phê duyệt sẽ không đúng thực tế. Bộ trưởng cho biết đã giải trình vấn đề này một lần rồi. Số liệu hơn 200 là đúng nhưng chỉ đúng với dự án được duyệt. Số liệu thực tế quyết toán, thời gian thu phí đã giảm rất nhiều so với hợp đồng nguyên tắc ban đầu.
Chưa hài lòng, ông Phương dùng quyền tranh luận lại và cho rằng, việc Bộ trưởng Giao thông Vận tải trả lời “không né tránh Kiểm toán Nhà nước tại các dự án BOT và chủ động mời cơ quan kiểm toán vào cuộc” là “chưa chính xác”, do “tôi đang ngồi cạnh Tổng Kiểm toán Nhà nước”.
Ông Phương nói, Bộ Giao thông Vận tải chỉ mời Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán 3 dự án là hầm Đèo cả, Trung Lương – Mỹ Thuận và Bắc Giang – Lạng Sơn.
Trả lời Đại biểu Bùi Văn Phương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, trong quá trình làm các dự án BOT thì Bộ đã chỉ đạo các nhà đầu tư phải chủ động mời Kiểm toán Nhà nước vào ngay từ đầu. Đó là sự chỉ đạo của Bộ, sau này hậu kiểm những dự án có dư luận thì sẽ làm rõ hơn nữa, Bộ trưởng nói.
Theo Dautu online
Chất vấn những vấn đề bức xúc, hướng tới các giải pháp thiết thực
Quốc hội đã quyết định chọn bốn nhóm vấn đề để chất vấn thuộc các lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; xây dựng; giao thông vận tải; văn hóa, thể thao và du lịch.
Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội bắt đầu từ sáng nay, 4/6, và sẽ kéo dài đến ngày 6/6. Các phiên chất vấn được tường thuật trực tiếp trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội để đồng bào, cử tri cả nước theo dõi, giám sát.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, nêu rõ Quốc hội đã quyết định chọn bốn nhóm vấn đề để chất vấn thuộc các lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; xây dựng; giao thông vận tải; văn hóa, thể thao và du lịch, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết những nội dung được lựa chọn chất vấn xuất phát từ những vấn đề bức xúc trong đời sống để hướng tới các giải pháp, giải quyết thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của cử tri và nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm là thành viên Chính phủ đầu tiên trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Các câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội tập trung vào các vấn đề về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy; công tác đấu tranh phòng chống, tội phạm liên quan tới hoạt động tín dụng "đen," băng nhóm hoạt động theo kiểu "xã hội đen;" hoạt động của các tổ chức đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia; tình trạng xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em; công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông, nhất là đối tượng tham gia giao thông sử dụng rượu, bia vượt quá mức quy định, sử dụng ma túy hoặc chất kích thích gây hậu quả nghiêm trọng; việc xử lý gian lận điểm thi tại một số địa phương...
Trong quá trình chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí và Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình, làm rõ những vấn đề liên quan.
Kết thúc phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ, Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Các cấp, các ngành triển khai hiệu quả Chương trình Quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2020, nâng cao năng lực của lực lượng chức năng trong quản lý địa bàn công tác, phối hợp nắm bám, ngăn ngừa để hạn chế ma túy thẩm lọt qua các khu vực cửa khẩu, biên giới, đường biển vào nội địa; phối hợp giữa các lực lượng chức năng nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy...
Triển khai hiệu quả Chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm, các lực lượng chức năng tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; triệt phá các băng nhóm tội phạm hình sự ngay khi mới manh nha; kiềm chế gia tăng tội phạm, đẩy lùi tệ nạn xã hội, tạo chuyển biến rõ nét về trật tự an toàn xã hội trên từng địa bàn, cả đô thị và nông thôn; nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm giết người, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội các hành vi vi phạm pháp luật không để oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Bộ Công an có giải pháp hạn chế để tội phạm bỏ trốn phải truy nã, tăng cường trách nhiệm của các lực lượng chức năng, xử lý nghiêm các hành vi thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, tiếp tay, bảo kê cho tội phạm; xử lý tốt các vấn đề tiềm ẩn về an ninh trật tự, quản lý tốt an ninh mạng, an toàn thông tin mạng.
Trao đổi bên lề Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao phần trả lời của Bộ trưởng Công an đã đi thẳng vào vấn đề, rõ ràng, giải đáp được vấn đề đại biểu nêu.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thị Lan đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) nhận định Bộ trưởng Tô Lâm đã không né tránh vấn đề được chất vấn, thẳng thắn nhận trách nhiệm của người đứng đầu về những tồn tại, yếu kém của ngành mình.
Theo dõi phiên chất vấn qua phương tiện thông tin đại chúng, đa số cử tri đánh giá cao không khí sôi nổi, dân chủ, ý kiến rất thẳng thắn tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Việc tường thuật trực tiếp phiên chất vấn và trả lời chất vấn giúp cử tri kịp thời theo dõi, giám sát, nắm bắt được các thông tin về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội của đất nước.
Cử tri Lê Thị Mai, Bí thư Chi bộ 6, tổ 21, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đồng tình với những kết quả Bộ Công an đã nỗ lực đạt được trong công tác đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, từng bước đem lại niềm tin cho người dân. Từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà là thành viên Chính phủ thứ hai đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Bộ trưởng tập trung trả lời về nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực xây dựng.
Tại phiên chất vấn, các đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình; quản lý thị trường bất động sản, xử lý bất cập trong quản lý nhà chung cư, căn hộ du lịch (condotel), văn phòng kết hợp lưu trú (officetel), biệt thự du lịch (resort villa); công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị, việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô thành phố Hà Nội.
Ngày 5/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực xây dựng; tiến hành chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch./.
Theo PV (TTXVN/Vietnam )
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà và những yếu kém, bất cập trong lĩnh vực xây dựng Là một trong 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà sẽ là người trả lời hàng loạt các vấn đề đang tồn tại, gây bức xúc trong dư luận của ngành xây dựng vào chiều ngày mai (4/6). Với những yếu kém trong...